Help me gấp giúp với!

L

lucifer_bg93

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox có vận tốc bằng 0 tại hai thời điểm liên tiếp t1= 1,75 và t2= 2,5. tốc độ trung bình trong khoảng thời gian đó là 24cm/s. toạ độ chất điểm tại thời điểm ban đầu t= 0 có thể là giá trị nào sau đây:
A. -4,5 B. -9 C. 0 D. -3

Câu 2: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ khối lượng 200g, lò xo có độ cứng 10 N/m, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Ban đầu vật được giũ ở vị trí lò xo giãn 10com, rồi thả nhẹ để con lắc dao động tắt dần, lấy g= 10m/s^2. Trong khoảng thời gian kể từ lúc thả cho đến khi tốc độ của vật bắt đầu giảm thì công của lực đàn hồi là:
A. 48mJ B. 20mJ C. 50mJ D. 42mJ

Câu3: cho mạch điện RLC nối tiếp cuộn dây ko thuần cảm, trong đó R= 20, cuộn dây có điện trở r= 10, độ tự cảm L= 1/piH, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điện áp giũa hai đầu đoạn mạch có biểu thUáUaab= 120căn2.cos(100pit)(V). Người ta thấy rằng khi C=Cm thì điện áp hiệu dụng giữa 2 điểm M và B đạt cực tiểu là Umin. Giá trị cực tiểu Umin khi đó là:(AM có R, MN có L,r ,NB có C)
A. 40căn2V B. 40V C. 60căn2V D.60V

Câu4: Trong thí nghiệm Y-âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc lamda, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giủa hai khe S1S2= a có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 3, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng denta(a) thì tại đó là vân sáng bậc k và 5k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 3denta(a) thì tại M là:
A. Vân tối thứ 9
B. Vân sáng bậc 8
C. Vân sáng bậc 9
D. Vân tối thứ 9

Câu5: Một bệnh nhân điều trị bằng đồng vị phóng xạ, dùng tia gama để diệt tế bào . Thời gian chiếu xạ lần đầu là denta(t)= 30phút, cứ sau 1 tháng thì bệnh nhân phải tới bệnh viện khám bệnh và tiếp tục chiếu xạ. Biết đông vị phóng xạ đó có chu kỳ bán rã T= 4 tháng và vẫn dùng nguồn phóng xạ trong lần đầu. Hỏi lần chiếu xạ thứ 3 phải tiến hành trong bao lâu để bệnh nhân được chiếu xạ cùng với một lượng tia gama như lần đầu:
A. 40phút B. 20phút C. 28,2phút D. 42,42phút

CÁM ƠN RẤT NHIỀU![/B][/B]
 
C

crazymoon

Câu 1: Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox có vận tốc bằng 0 tại hai thời điểm liên tiếp t1= 1,75 và t2= 2,5. tốc độ trung bình trong khoảng thời gian đó là 24cm/s. toạ độ chất điểm tại thời điểm ban đầu t= 0 có thể là giá trị nào sau đây:
A. -4,5 B. -9 C. 0 D. -3

Quãng đường vật đi được trong 2 lần liên tiếp vận tốc bằng 0 là
[TEX]S=2A=v.(t_2-t_1)=18cm \Rightarrow A=9cm[/TEX]
có [TEX]\frac{T}{2}=t_2-t_1 \Rightarrow T=1,5s[/TEX]
tại thời điểm [TEX]t1=1,75=T+\frac{T}{6}[/TEX] thì vật ở vị trí biên
Vẽ đường tròn thì thấy ngay được li độ ban đầu của [TEX]x=-4,5[/TEX] và đang chuyển động ra biên.
 
C

crazymoon

Một bệnh nhân điều trị bằng đồng vị phóng xạ, dùng tia gama để diệt tế bào . Thời gian chiếu xạ lần đầu là denta(t)= 30phút, cứ sau 1 tháng thì bệnh nhân phải tới bệnh viện khám bệnh và tiếp tục chiếu xạ. Biết đông vị phóng xạ đó có chu kỳ bán rã T= 4 tháng và vẫn dùng nguồn phóng xạ trong lần đầu. Hỏi lần chiếu xạ thứ 3 phải tiến hành trong bao lâu để bệnh nhân được chiếu xạ cùng với một lượng tia gama như lần đầu:
A. 40phút B. 20phút C. 28,2phút D. 42,42phút

Gọi ban đầu có[TEX] N_o[/TEX] lượng phóng xạ
lượng phóng xạ lần đầu được chiếu là: [TEX]N=N_o.(1-2^{\frac{-t}{T}})[/TEX]
lượng phóng xạ còn lại sau 2 tháng là: [TEX]N'=N_o.2^{\frac{-2}{4}}[/TEX]
Gọi thời gian lần chiếu thứ 3 là [TEX]t^'[/TEX] thì ta có:
[TEX]1-2^{\frac{-t}{T}}=2^{\frac{-2}{4}}.(1-2^{\frac{t'}{T}})[/TEX]
[TEX]\Rightarrow t'=42,42[/TEX]phút
 
Last edited by a moderator:
C

crazymoon

Câu4: Trong thí nghiệm Y-âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc lamda, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giủa hai khe S1S2= a có thể thay đổi (nhưng S1 và S2 luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 3, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng denta(a) thì tại đó là vân sáng bậc k và 5k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 thêm 3denta(a) thì tại M là:
A. Vân tối thứ 9
B. Vân sáng bậc 8
C. Vân sáng bậc 9
D. Vân tối thứ 9

Gọi [TEX]delta a=a'[/TEX]
ta có:[TEX]\frac{a-a'}{a+a'}=\frac{1}{5} \Rightarrow a'=\frac{2a}{3}[/TEX]
Nếu tăng thêm [TEX]3a' \Rightarrow [/TEX]tại đó sẽ có:[TEX]k'= 3.\frac{a+3a'}{a}=3.\frac{3a}{a}=9[/TEX]
Vậy tại M lúc này sẽ có vân sáng bậc 9
 
C

crazymoon

Câu3: cho mạch điện RLC nối tiếp cuộn dây ko thuần cảm, trong đó R= 20, cuộn dây có điện trở r= 10, độ tự cảm L= 1/piH, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điện áp giũa hai đầu đoạn mạch có biểu thức Uab= 120căn2.cos(100pit)(V). Người ta thấy rằng khi C=Cm thì điện áp hiệu dụng giữa 2 điểm M và B đạt cực tiểu là Umin. Giá trị cực tiểu Umin khi đó là(AM có R, MN có L,r ,NB có C)
A. 40căn2V B. 40V C. 60căn2V D.60V

[TEX]U_m=\frac{U\sqrt[2]{r^2+(Z_L-Z_C)^2}}{\sqrt[2]{(R+r)^2+(Z_L-Z_C)^2}}=\frac{U}{\sqrt[2]{1+\frac{R^2+2Rr}{r^2+(Z_L-Z_C)^2}}}[/TEX]
Do [TEX]Umin[/TEX] [TEX]\Leftrightarrow[/TEX] [TEX]\frac{R^2+2Rr}{r^2+(Z_L-Z_C)^2}[/TEX] max
[TEX]\Leftrightarrow[/TEX] [TEX]r^2+(Z_L-Z_C)^2[/TEX] min [TEX]\Leftrightarrow[/TEX] [TEX]Z_L=Z_C[/TEX] hay [TEX]Z_L-Z_C=0[/TEX]
[TEX]\Rightarrow[/TEX] [TEX]U_m=\frac{U.r}{R+r}=40V[/TEX]
 
C

crazymoon

Câu 2: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ khối lượng 200g, lò xo có độ cứng 10 N/m, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Ban đầu vật được giũ ở vị trí lò xo giãn 10com, rồi thả nhẹ để con lắc dao động tắt dần, lấy g= 10m/s^2. Trong khoảng thời gian kể từ lúc thả cho đến khi tốc độ của vật bắt đầu giảm thì công của lực đàn hồi là:
A. 48mJ B. 20mJ C. 50mJ D. 42mJ

[TEX]F =\frac{1}{2}.kA^2-\frac{1}{2}.k(\frac{\mu mg}{k})^2=48mJ[/TEX]
 
L

lucifer_bg93

Một bệnh nhân điều trị bằng đồng vị phóng xạ, dùng tia gama để diệt tế bào . Thời gian chiếu xạ lần đầu là denta(t)= 30phút, cứ sau 1 tháng thì bệnh nhân phải tới bệnh viện khám bệnh và tiếp tục chiếu xạ. Biết đông vị phóng xạ đó có chu kỳ bán rã T= 4 tháng và vẫn dùng nguồn phóng xạ trong lần đầu. Hỏi lần chiếu xạ thứ 3 phải tiến hành trong bao lâu để bệnh nhân được chiếu xạ cùng với một lượng tia gama như lần đầu:
A. 40phút B. 20phút C. 28,2phút D. 42,42phút

Gọi ban đầu có[TEX] N_o[/TEX] lượng phóng xạ
lượng phóng xạ lần đầu được chiếu là: [TEX]N=N_o.(1-2^\frac{-t}{T})[/TEX]
lượng phóng xạ còn lại sau 2 tháng là: [TEX]N'=N_o.2^\frac{-2}{4}[/TEX]
Gọi thời gian lần chiếu thứ 3 là [TEX]t^'[/TEX] thì ta có:
[TEX]1-2^\frac{-t}{T}=2^\frac{-2}{4}.(1-2^(-t/T))[/TEX]
[TEX]\Rightarrow t'=42,42[/TEX]phút

bạn viết rõ hơn đc ko hình như bị lỗi nhìn khó quá :(
 
B

betinhnghi

Câu 1: Một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox có vận tốc bằng 0 tại hai thời điểm liên tiếp t1= 1,75 và t2= 2,5. tốc độ trung bình trong khoảng thời gian đó là 24cm/s. toạ độ chất điểm tại thời điểm ban đầu t= 0 có thể là giá trị nào sau đây:
A. -4,5 B. -9 C. 0 D. -3

Quãng đường vật đi được trong 2 lần liên tiếp vận tốc bằng 0 là
S=2A=v.(t_2-t_1)=18cm
=> A=9cm
ta có T/2 =t_2-t_1 => T=1,5s
tại thời điểm t1=1,75=T+T/6 thì vật ở vị trí biên
=> tại t=0 => x=-4,5
 
C

crazymoon

ừ sr mình sửa lại rồi đó bạn!................
Chúc bạn thi tốt nhé ^^ ~Còn 1 tuần nữa thồi!~
 
Top Bottom