[Help]Bài tập chương 7. Cr, Fe, Cu và hợp chất

A

atem2510

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 7.29 Người ta dùng 200 tấn quặng hematit chứa 30% Fe2O3 để có thể sản xuất được m tấn gang có hàm lượng sắt 80%. Biết hiệu suất của quá trình 96%. Giá trị của m là
A. 50,4. B. 25,2.
C. 35. C. 54,69.
Câu 7.36 Cho 1,405g hỗn hợp Fe2O3, ZnO, CuO tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 (loãng) 0,1M. Khối lượng muối sunfat khan thu được là
A. 1,12 lít. B. 3,36 lít.
C. 3,405g D. 2,24 lít.
Câu 7.38 Khử 2,4g hỗn hợp gồm CuO và một oxit sắt có tỉ lệ số mol 1:1. Sau phản ứng thu được 1,76g chất rắn, đem hoà tan vào dung dịch HCl thấy bay ra 0,448 lít khí (đktc). Oxit sắt đó là ?
A. FeO. B. Fe2O3.
C. Fe3O4. D. Không xác định được.
Câu 7.40 Cho 100g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 4,98 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl (không có không khí) thu được 38,8 lít khí. Các khí đo ở đktc. Thành phần phần trăm của Fe, Cr và Al trong hợp kim lần lượt là
A. 83%, 13%, 4%. B. 80%, 15%, 5%.
C. 12%, 84%, 4%. D. 84%, 4,05%, 11,95%.
Câu 7.42 Khử m g bột CuO bằng khí hiđro ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hoà tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO là
A. 70%. B. 75%.
C. 80%. D. 85%.
Câu 7.45 Đốt một kim loại trong bình kín đựng khí clo thu được 32,5 g muối clorua và nhận thấy thể tích khí clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Tên của kim loại đã dùng là
A. Cu. B. Al.
C. Zn. D. Fe.
Câu 7.46 Hoà tan hết mg hỗn hợp 3 oxit sắt vào dung dịch HCl được dung dịch X, cô cạn X thì thu được m1g hỗn hợp hai muối có tỉ lệ mol 1:1. Mặt khác, nếu sục thật chậm khí clo dư vào X rồi lại cô cạn thì lại thu được (m1 + 1,42)g muối khan. m có giá trị là
A. 5,64g. B. 6,89g.
C. 6,08g. D. 5,92g.
Câu 7.49 Cho khí CO khử hoàn toàn đến sắt một hỗn hợp gồm: FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít khí CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 1,12 lít. B. 2,24 lít.
C. 3,36 lít. D. 4,48 lít.
Câu 7.50 Đốt nóng một hỗn hợp X gồm bột nhôm và Fe3O4 trong môi trường không có không khí. Những chất còn lại sau phản ứng, nếu cho tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 6,72 lít hiđro (đktc), nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 26,88 lít hiđro (đktc). Khối lượng Al và Fe3O4 trong hỗn hợp X lần lượt là
A. 27g; 46,4g. B. 27g; 69,6g.
C. 9g, 69,6g. D. 16g; 42g.
Câu 7.51 Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10g trong lượng khí oxi dư, thấy có 0,196 lít khí CO2 (0oC và 0,8 at) thoát ra. Thành phần phần trăm cacbon trong mẫu thép là
A. 8,4%. B. 0,84%.
C. 0,42%. D. Đáp số khác.
Câu 7.52 Khử hoàn toàn 16g bột sắt oxit bằng CO ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn có khối lượng 11,2g. Thể tích CO (đktc) đã dùng là
A. 4,48 lít. B. 6,72 lít.
C. 0,672 lít. D. 2,24 lít.
Câu 7.53 Khử 9,6g hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO bằng khí hiđro ở nhiệt độ cao, thu được sắt và 2,88g nước. Thể tích hiđro đã dùng (170C và 725mmHg) là
A. 3,584 lít. B. 4 lít.
C. 0,0053 lít. D. Đáp số khác.
Câu 7.55 Có 1g hợp kim đồng-nhôm được xử lí bằng lượng dư dung dịch NaOH, chất rắn còn lại được hoà tan hoàn toàn bằng dung dịch HNO3, sau đó làm bay hơi dung dịch và đun nóng, thu được chất rắn có khối lượng là 0,4g. Phần trăm về khối lượng của đồng, nhôm trong hợp kim lần lượt là
A. 68%, 32%. B. 40%, 60%.
C. 32%, 68%. D. 60%, 40%.
Câu 7.56 Cho hỗn hợp gồm 2g Fe và 3g Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí không màu hoá nâu trong không khí (đo ở đktc). Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là
A. 5,4g. B. 8,72g.
C. 4,84g. D. Đáp số khác.
Câu 7.79 Để thu được dung dịch CuSO4 16% cần lấy m1 g tinh thể CuSO4.5H2O cho vào m2g dung dịch CuSO4 8%. Tỉ lệ là
A. 1: 3. B. 1: 4.
C. 1: 5. D. 1: 6.
Câu 7.81. Oxi hoá chậm m g Fe ngoài không khí thu được 12g hỗn hợp X gồm 3 oxit sắt và sắt dư. Hoà tan X vừa đủ bởi 200 ml dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị m và nồng độ dung dịch HNO3 lần lượt là
A. 10,08g; 0,5M. B. 5,04g; 1M.
C. 10,08g; 3,2M. D. 5,04g; 1,6M.
Câu 7.82 Cho hỗn hợp X gồm 3 oxit của sắt (Fe2O3, FeO, Fe3O4) với số mol bằng nhau. Lấy m1g X cho vào một ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi qua, khí CO2 ra khỏi ống sứ được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thu được m2g kết tủa trắng. Chất rắn (Y) còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là 19,2g gồm Fe, FeO và Fe2O3, cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 đun nóng được 6,72 lít khí (có màu nâu đỏ) duy nhất (đktc). Tính khối lượng m1, m2.
A. 20,88g; 10,5g. B. 10,44g; 10,5g.
C. 10,44g; 20,685g D. 20,88g; 20,685g.
Câu 7.87 Khử hoàn toàn mg hỗn hợp 3 oxit sắt bằng CO dư ở nhiệt độ cao thành sắt kim loại. Hoà tan hết sắt thu được bằng dung dịch HCl dư thu được 7,62g chất rắn. Chất khí thoát ra được hấp thụ hết bằng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có 15,76g kết tủa trắng. Giá trị của m là
A. 5,2g B. 6,0g
C. 4,64g D. 5,26g
Câu 7.88 Dùng CO dư để khử hoàn toàn mg bột sắt oxit (FexOy), dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm vào 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M, thu được 5g kết tủa. Số mol khí CO2 thu được là
A. 0,05 mol. B. 0,05 và 0,15 mol.
C. 0,025 mol. D. 0,05 và 0,075 mol.
Câu 7.89 Dùng CO dư để khử hoàn toàn m g bột sắt oxit (FexOy) thành sắt, dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M; thu được 9,85g kết tủa. Mặt khác hoà tan toàn bộ sắt kim loại thu được ở trên
bằng dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được 12,7g muối khan. Công thức của sắt oxit là
A. FeO. B. Fe3O4.
C. Fe2O3. D. Chưa đủ dữ kiện để xác định.
Câu 7.90 Dùng CO dư để khử hoàn toàn m g bột sắt oxit (FexOy), dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm vào 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M, thu được 5g kết tủa. Mặt khác hoà tan toàn bộ mg bột sắt oxit (FexOy) bằng dung dịch HCl dư rồi cô cạn thì thu được 16,25g muối khan. m có giá trị là
A. 8,00g. B. 15,1g.
C. 16,00g. C. 11,6g.
Câu 7.93. Cho 2,81g hỗn hợp các oxit Fe3O4, Fe2O3, MgO, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch H2SO4 0,1M (loãng) thì khối lượng muối sunfat khan thu được là bao nhiêu ?
A. 4,5g. B. 3,45g.
C. 5,21g . D. Chưa thể xác định.
Câu 7.95. Một dung dịch có chứa 2 cation là Fe2+ 0,1 mol; Al3+ 0,2 mol và 2 anion Cl- x mol, SO42- y mol. Khi cô cạn dung dịch, thu được 46,9g chất rắn khan. x và y có giá trị là
A. x = 0,02 và y = 0,03. B. x = 0,03 và y = 0,02.
C. x = 0,2 và y = 0,3 . D. x = 0,3 và y = 0,2.
 
E

ekevjn

Bài tập cơ bản mà ??? Bác này lười quá đi !!!:)|

Bác cần đáp án hay kến thức cơ bản hay full cách giải?
 
A

atem2510

up
..............................................................
..............................................................
..............................................................
..............................................................
 
B

black.cat

Câu 7.29 Người ta dùng 200 tấn quặng hematit chứa 30% Fe2O3 để có thể sản xuất được m tấn gang có hàm lượng sắt 80%. Biết hiệu suất của quá trình 96%. Giá trị của m là
A. 50,4. B. 25,2.
C. 35. C. 54,69.
[TEX]^mFe_2O_3=200.30%=60[/TEX] tấn
[TEX]^mFe=60.\frac{56.2}{56.2+16.3}=42[/TEX] tấn
[TEX]^m[/TEX]Gang lí thuyết[TEX]=\frac{42}{80%}=52,5[/TEX] tấn
Hiệu suất[TEX]=96%[/TEX] =>[TEX]^m[/TEX]Gang thực tế[TEX]=52,5.96%=50,4[/TEX] tấn
 
B

black.cat

Câu 7.36 Cho 1,405g hỗn hợp Fe2O3, ZnO, CuO tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 (loãng) 0,1M. Khối lượng muối sunfat khan thu được là
A. 1,12 lít. B. 3,36 lít.
C. 3,405g D. 2,24 lít.

Đáp án khó hiểu quá!:eek:
[TEX]^nH_2SO_4=0,25.0,1=0,025 mol \\H_2SO_4 + O^{2-} -> H_2O + SO_4^{2-}[/TEX]
________0,025_________0,025 (mol)
[TEX]^m[/TEX]muối khan= [TEX]^m oxit -^m O^{2-} + ^m SO_4^{2-}=1,405 - 0,025.16+0,025.96=3,405 g[/TEX]
 
B

black.cat

Câu 7.38 Khử 2,4g hỗn hợp gồm CuO và một oxit sắt có tỉ lệ số mol 1:1. Sau phản ứng thu được 1,76g chất rắn, đem hoà tan vào dung dịch HCl thấy bay ra 0,448 lít khí (đktc). Oxit sắt đó là ?
A. FeO. B. Fe2O3.
C. Fe3O4. D. Không xác định được.
Đặt oxit sắt cần tìm là [TEX]Fe_2O_y [/TEX](trong trường hợp FeO thì [TEX]y=2[/TEX], [TEX]Fe_3O_4[/TEX] thì [TEX]y=\frac{8}{3}[/TEX])
Đặt [TEX]^nCuO=x => ^nFe_2O_y=x.[/TEX]
[TEX]^m[/TEX]O trong 2 oxit=2,4-1,76=0,64g =>[TEX]^n[/TEX]O=[TEX]\frac{0,64}{16}[/TEX]=0,04 mol
Ta có [TEX]x+xy=x(1+y)=0,04[/TEX]
[TEX]^nFe=\ \ ^nH_2=0,02 mol => ^nFe_2O_y=0,01=x\\0,01(1+y)=0,04 \Leftrightarrow y=3\\=>Fe_2O_3[/TEX]
 
A

atem2510

up
.................................................. ............
.................................................. ............
.................................................. ............
.................................................. ............
 
Top Bottom