Văn 10 Hệ thống kiến thức ngữ văn lớp 10

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

HỆ THỐNG KIẾN THỨC NGỮ VĂN LỚP 10 HKI

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

I. Kiến thức văn học sử
1. Tổng quan văn học Việt Nam:

Những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam:
- Văn học dân gian,
- Văn học viết
Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam :
- Văn học trung đại
- Văn học hiện đại
Các thể loại văn học.
Con người Việt Nam qua văn học:
- Con người trong quan hệ với thế giới tự nhiên,
- Trong quan hệ quốc gia dân tộc,
- Trong quan hệ xã hội, ý thức về bản thân.
2. Khái quát văn học dân gian Việt Nam:
2.1 Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
- Là những tác phẩm nghệ thuật truyền miệng.
- Sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể.
- Có tính dị bản
2.2 Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam:
- Thần thoại
- Sử thi
- Truyền thuyết,
- Truyện cổ tích
- Truyện ngụ ngôn
- Truyện cười
- Tục ngữ
- Câu đối
- Ca dao
- Vè
- Truyện thơ
- Chèo
2.3 Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
- Kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
- Có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.
- Có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.
3. Khái quát văn học Việt Nam từ TK X-hết TK XIX:
- Các thành phần và các giai đoạn phát triển.
- Những đặc điểm lớn về nội dung: chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo và cảm hứng thế sự.
- Những đặc điểm lớn về nghệ thuật:
+ Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm.
+ Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị.
+ Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.

II. CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Chiến thắng Mtao-Mxây:

- Tóm tắt nội dung sử thi Đăm Săn.
- Nội dung cần phân tích:
+ Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.
+ Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng.
+ Cảnh ăn mừng chiến thắng.
2. An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ:
- Phân tích được nhân vật: An Dương Vương, Mỵ Châu
- Phân tích chi tiết: ngọc trai giếng nước.
- Ý nghĩa của truyện: từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mỵ Châu-Trọng Thuỷ, nhân dân muốn rút và trao truyền lại cho thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước.
3. Uy-lít-xơ trở về:
- Vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hy Lạp
- Phân tích được tâm lí nhân vật qua các đối thoại trong cảnh gặp mặt.
4. Ra-ma buộc tội:
- Quan niệm của người Ấn Độ cổ về người anh hùng, đấng quân vương mẫu mực và người phụ nữ lí tưởng qua hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta.
+ Nhân vật Ra-ma: là người trọng danh dự, dám hi sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực.
+ Nhân vật Xi-ta: là người phụ nữ rất mực trong sáng, thuỷ chung, sẵn sàng bước qua mạng sống của mình để chứng tỏ tình yêu và đức hạnh thuỷ chung.
4. Tấm Cám:
- Tóm tắt được cốt truyện.
- Diễn biến mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám khi ở trong gia đình và ngoài xã hội.
- Ý nghĩa của quá trình biến hoá của Tấm
- Đặc sắc nghệ thuật: thể hiện ở sự chuyển biến của Tấm: từ yếu đuối, thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại sự sống và hạnh phúc cho mình.
5. Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày
- Tam đại con gà: phê phán thói giấu dốt. Ngoài ra còn ngầm khuyên răn mọi người không nên giấu dốt mà hãy mạnh dạn học hỏi không ngừng.
- Nhưng nó phải bằng hai mày: phê phán thói tham nhũng của lí trưởng trong việc xử kiện. Qua đó thấy được tình cảnh bi hài của người lao động lâm vào việc kiện tụng.
6. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa:
Các bài cao dao, đân ca đều nói về chủ đề quen thuộc trong cuộc sống: tình yêu, vị trí người phụ nữ trong xã hội phong kiến đẫn đến việc họ than thân, trách phận, khao khát được yêu, được hạnh phúc

PHẦN II: TIẾNG VIỆT
1. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
- Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Hai quá trình hình thành hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
+ Tạo lập văn bản.
+ Lĩnh hội văn bản.
- Các nhân tố chi phối đến hoạt động giao tiếp:
+Nhân vật
+ Hoàn cảnh
+ Nội dung
+ Mục đích
+Phương tiện và cách thức giao tiếp
- Phân tích các nhân tố giao tiếp trong một văn bản cụ thể
2. Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết:
Các đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết dựa trên cơ sở so sánh các đặc điểm khác nhau về hoàn cảnh sử dụng, các phương tiện diễn đạt cơ bản, các yếu tố hỗ trợ, về từ ngữ và câu văn.
2. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt, các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.
- Khái niệm phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và các đặc trưng cơ bản( tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể).
- Phân tích được các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong một văn bản sinh hoạt cụ thể.
4. Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ:
- Nắm được khái niệm phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
- Nhận biết được phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ trong các bài tập.

PHẦN III: LÀM VĂN
Nội dung tập trung là tạo lập các văn bản nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Muốn làm tốt bài nghị luận văn học thì trước hết phải học, làm rõ các vấn đề ở phần đọc hiểu văn bản. Vì đó là nội dung cốt lõi sẽ được chọn lọc để ra trong các đề thi.
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
HỆ THỐNG KIẾN THỨC NGỮ VĂN 10 HKII

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG – TRƯƠNG HÁN SIÊU
1.1 Nội dung:

a, Hình tượng nhân vật khách:
- Nhân vật khách xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn phóng khoáng, có hoài bão lớn lao. Tráng chí của khách được thể hiện qua hai loại địa danh: địa danh Trung Quốc và địa danh đất Việt.
- Cảm xúc của khách: vừa vui sướng, tự hào, vừa đau buồn, nuối tiếc.
b, Hình tượng các bô lão:
- Các bô lão có thể là nhân dân địa phương, là người từng tham gia trận chiến hoặc là những nhân vật hư cấu.
- Thái độ của các bô lão: nhiệt tình, hiếu khách.
- Các bô lão kể lại cho khách nghe về các chiến tích trên sông Bạch Đằng: lời kể ngắn gọn, cô đọng, súc tích nhưng thể hiện được đầy đủ diễn biến của trận chiến và thể hiện được niềm tự hào của các bô lão.
1.2 Ý nghĩa văn bản:
Bài phú thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người và vận mệnh quốc gia, dân tộc.
1.3.Nghệ thuật:
- Sử dụng thể phú tự do, không gò bó về niêm luật, kết hợp tự sự và trữ tình, có khả năng bộc lộ cảm xúc.
- Kết cấu chặt chẽ, lối diễn đạt khoa trương.

2. ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ – NGUYỄN TRÃI
2.1 Bố cục: 4 phần

Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa.
Phần 2: Tố cáo tội ác của quân giặc.
Phần 3: Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa.
Phần 4: Tuyên bố kết quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
2.2 Nội dung:
a. Đoạn 1: Luận đề chính nghĩa
- Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.
- Khẳng định nền độc lập dân tộc, quyền tự chủ và truyền thống lâu đời với những yếu tố cơ bản về văn hóa, lãnh thổ, phong tục tập quán...
b. Đoạn 2: Tố cáo tội ác của giặc Minh
- Lời tố cáo được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa và lập trường dân tộc.
- Lời văn thống thiết, chứng cứ thuyết phục.
c. Đoạn 3: Quá trình kháng chiến và chiến thắng
- Hình ảnh lãnh tụ nghĩa quân lam Sơn với đặc điểm của người anh hung mang phẩm chất và sức mạnh của cộng đồng.
- Diễn biến cuộc chiến đấu gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.
d. Đoạn 4: Lời tuyên ngôn độc lập và hòa bình
Giọng điệu trang trọng, hùng hồn trong không gian và thời gian mang chiều kích vĩnh hằng.
2.3 Ý nghĩa văn bản:
- Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt.
- Tác phẩm là bản tuyên ngôn độc lập sáng ngời tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình.
2.4 Nghệ thuật:
- Bút pháp anh hùng ca đậm chất sử thi với các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, liệt kê, tương phản.
- Giọng văn biến hóa linh hoạt, hình ảnh sinh động, hoành tráng.

3. HIỀN TÁI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA – THÂN NHÂN TRUNG
3.1. Nội dung:

- Vai trò của hiền tài đối với đất nước:
+ Hiền tài là người tài cao, học rộng, có đạo đức tốt, được mọi người tìn nhiệm, suy tôn.
+ Hiền tài có vai trò quyết định sự hưng thịnh của đất nước, góp phần làm nên sự sống còn của quốc gia và xã hội.
- Ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ:
+ Thể hiện tinh thần trọng người tài của các đấng minh vương “khiến kẻ sĩ trong vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”. Để kẻ ác “lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng…”
+ Là lời nhắc nhở mọi người, nhất là trí thức, nhận rõ trách nhiệm với vận mệnh dân tộc.
3.2 Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo, thấu tình, đạt lí.
3.3 Ý nghĩa văn bản:
- Khích lệ kẻ sĩ đương thời luyện tài, rèn đức, nêu những bài học cho muôn đời sau.
- Thể hiện tấm lòng của Thân Nhân Trung với sự nghiệp xây dựng đất nước.

4. CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN – NGUYỄN DỮ
4.1 Nội dung:

Nhân vật ngô tử Văn:
- Cương trực, yêu chính nghĩa:
+ Ngô Tử Văn là người khảng khái, thấy sự tà gian thì không chịu được, nên đã đốt đền, trừ hại cho dân.
+ Sẵn sàng nhận chức phán sự để thực hiện công lí.
- Dũng cảm, kiên cường:
+ Không run sợ trước lời đe dọa của hồn ma tên tướng giặc.
+ Sẵn sàng vạch mặt tên hung thần.
+ Dùng lời lẽ cứng cỏi, không nhún nhường để tau trình Diêm Vương...
- Giàu tinh thần dân tộc:
+ Đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc.
+ Làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh vị cho thổ thần nước Việt. à Chiến thắng của NTV – một kẻ sĩ nước Việt – là sự khẳng định chân lí chính nghĩa thắng gian tà, đồng thời thể hiện tinh thần dân tộc.
*Ngụ ý của tác phẩm:
- Vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tên tướng giặc.
- Phơi bày thực trạng thối nát, bất công của xã hội đương thời..
- Nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng vì công lí, chính nghĩa. Lời bình cuối truyện: đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ.
4.2 Ý nghĩa văn bản:
Đề cao những người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc. Khẳng định niềm tin vào chính nghĩa, công lí của nhân dân ta.
4.2 Nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.
- Dẫn dắt truyện khéo léo, hấp dẫn.
- Cách kể chuyện sinh động, lôi cuốn.
- Nhiều yếu tố kì ảo nhưng vẫn đậm chất hiện thực.

5. TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ - ĐẶNG TRẦN CÔN, ĐOÀN THỊ ĐIỂM
5.1 Nội dung:

- Nỗi cô đơn thể hiện qua hành động một mình dạo hiên vắng, buông, cuốn rèm, mong tin vui mà “ngoài rèm thước chẳng mach tin”.
- Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bong giữa người chinh phụ và ngọn đèn khuya. Tám câu tiếp: Nỗi sầu muộn triền miên
- Nỗi sầu muộn thể hiện qua cảm nhận về thời gian tâm lí. Người chinh phụ đếm từng bước thời gian nặng nề trôi mà cảm nhận “khắc giờ đằng đãng như niên”
- Để giải tỏa nỗi sầu, nàng cố tìm đến những thú vui như: soi gương, đốt hương, gảy đàn nhưng việc gì cũng gượng, nỗi sầu càng nặng nề hơn. Tám câu cuối: Nỗi nhớ thương đau đáu
- Nỗi nhớ được thể hiện qua khát kháo cháy bỏng – gửi lòng mình đến với Non Yên – mong chồng thấu hiểu, sẻ chia.
- Nỗi nhớ được thể hiện cụ thể qua các từ láy: thăm thẳm, đau đáu...
- Nhưng khát khao của nàng không được đền đáp vì sự xa cách quá lớn (đường lên bằng trời)
5.2 Ý nghĩa văn bản :
- Ghi lại nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh chia lìa.
- Đề cao hạnh phúc lứa đôi và tố cáo chiến tranh phong kiến. Nghệ thuật : Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật.
- Ngôn từ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ,….

6. TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU
Các bạn có thể tham khảo toàn bộ nội dung cũng như các trích đoạn trong truyện Kiều thông qua các bài viết cụ thể dưới link sau:
https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-kien-thuc-truyen-kieu.754156/

PHẦN II: TIẾNG VIỆT
I. Phần Tiếng Việt:
1. Sử dụng từ đúng chuẩn mực tiếng việt:

- Về ngữ âm và chữ viết: yêu cầu phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt, viết chữ theo đúng các quy tắc hiện hành của chữ quốc ngữ.
- Về từ ngữ: yêu cầu dùng từ ngữ theo đúng hình thức, cấu tạo, ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
- Về ngữ pháp: yêu cầu đặt câu theo đúng các quy tắc ngữ pháp, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa, sử dụng dấu câu thích hợp và có sự kiên kết câu để tạo nên mạch lạc cho văn bản.
- Về phong cách ngôn ngữ: yêu cầu sử dụng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp, với phong cách chức năng ngôn ngữ.
2. Sử dụng hay, hiệu quả trong giao tiếp
Được thực hiện bằng các phép tu từ, chuyển hóa linh hoạt, sáng tạo nhưng vẫn tuân theo các quy tắc và phương thức chung của tiếng Việt.
3. Ngôn ngữ nghệ thuật:
- Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản nghệ thuật.
- Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
+ Tính hình tượng.
+ Tính truyền cảm.
+ Tính cá thể hóa.

PHẦN III: LÀM VĂN
1. Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.

- Theo trật tự thời gian (quá trình hình thành, vận động và phát triển)
- Theo trình tự không gian( theo tổ chức vốn có của sự vật)
- Theo trình tự logic(mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, riêng – chung)
- Theo trình tự hỗn hợp( kết hợp nhiều trình tự khác nhau)
2. Lập dàn ý bài văn thuyết minh( bố cục bài văn thuyết minh gồm 3 phần)
- Mở bài: Giới thiệu sự vật sự việc đời sống cụ thể của bài viết
- Thân bài: nội dung chính của bài viết
- Kết bài: Suy nghĩ và hành động của người viết,
3. Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh.
- Tính chuẩn xác: Nội dung trình bày cần khách quan, khoa học, đáng tin cậy.
- Tính hấp dẫn: Văn bản thuyết minh cần hấp dẫn để thu hút sự chú ý theo dõi của người đọc
- Một số biện pháp đảm bao tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh: cần tìm hiểu thấu đáo vấn đề trước khi viết, cần thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, các ý kiến của chuyên gia và cơ quan có thẩm quyền về vấn đề thuyết minh, các cứ liệu, số liệu cần phải cập nhật
- Một số biện pháp đảm bảo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh; đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động: so sánh làm nỗi bật sự khác biệt. khắc sâu trí nhớ người đọc; câu văn biến hóa, tránh đơn điệu, phối hợp nhiều loại kiến thức để soi rọi đối tượng từ nhiều mặt.
4. Phương pháp thuyết minh.
Kiến thức về phương pháp thuyết minh đã học ở THCS. Trên cơ sở củng cố kiến thức rèn lện vận dung các phương pháp thuyết minh phù hợp trong việc tạo lập văn van bản thuyết minh.
- Các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh: định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại liệt kê giảng giải nguyên nhân – kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu…
- Các yêu cầu lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh, làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc, người nghe tiếp nhận dễ dàng hứng thú.
5. Tóm tắt văn bản thuyết minh.
- Mục dích: để ghi nhớ những nội dung cơ bản của văn bản thuyết minh, để giới thiệu với người khác về đối tượng, về văn bản thuyết minh.
- Yêu cầu: ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.
- Cách thức tóm tắt văn bản thuyết minh: xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt: đọc văn bản gốc để nắm vững đối tượng thuyết minh; tìm bố cục của bài văn; viết tóm lược các ý để hình thành văn bản tóm tắt.
6. Lập dàn ý bài văn nghị luận
- Bài học là sự cũng cố những kiến thức về văn nghị luận đã hoc ở THCS, thong qua luyện tập để rút ra các kiến thức về dàn ý của bài văn nghị luận:
+Lập dàn ý là lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản theo bố cục ba phần của văn bản( mở bài, thân bài, kết bài), giúp người viết bao quát những nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi nghị luận.
+ Để lập dàn ý cho bài văn nghị luận, trước hết cần xác định luận đề,luận điểm luận cứ, từ đó sắp xếp bố cuc ba phần; mở bài( giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề); thân bài(triển khai luận điểm, luận cứ theo trật tự lý) ; kết bài( nhấn mạnh hoặc mở rộng vấn đề).
7. Lập luận trong văn nghị luận.
- Khái niệm về lập luận trong bài văn nghị luận: lập luận là đưa ra lý lẽ, băng chứng nhằm dẫn dắt người nghe(người đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (người viết) muốn đạt tới.
- Các yêu cầu xây dựng lập luận trong văn nghị luận: để xây dựng lập luận cần xác định luận điểm xác định chính xác, các luận cứ thuyết phục, vận dụng các phương pháp lập luận hơp lý.
8. Các thao tác lập luận :
- Để triển khai một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe, cần sử dụng các thao tác nghị luận hợp lý.
- Cách thức triển khai các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích tổng hợp, diễn dịch quy, nạp.
 
  • Like
Reactions: baochau1112
Top Bottom