hệ số ma sát trong dd tắt dần

V

van_toan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cho em hỏi luôn: như a rocky trả lời về dd tắt dần ak, nếu đề không đề cập đến ma sát nghỉ thì hệ số ma sát nghỉ có bằng hệ số ma sát trượt không? như vậy nếu bài toán dd tắt dần do ma sát thì vật không bao giờ về lại vị trí cân bằng hở? như a nói thì nó luôn tồn tại một vị trí mà lực đàn hồi bằng lực ma sát mà tại đó vật dừng lại phải không?
 
T

thehung08064

toàn nói ý dưới đúng,ý trên sai."nếu đề không đề cập đến ma sát nghỉ thì hệ số ma sát nghỉ có bằng hệ số ma sát trượt không?" là sai.cái này bài cho,mình không thể biết được.còn phụ thuộc vào khối lượng vật nặng,phụ thuộc tính chất của chất làm vật nặng."nếu bài toán dd tắt dần do ma sát thì vật không bao giờ về lại vị trí cân bằng" đúng. "nó luôn tồn tại một vị trí mà lực đàn hồi bằng lực ma sát mà tại đó vật dừng lại phải không" đúng.:khi (46)::khi (45):
 
R

rocky1208

cho em hỏi luôn: như a rocky trả lời về dd tắt dần ak, nếu đề không đề cập đến ma sát nghỉ thì hệ số ma sát nghỉ có bằng hệ số ma sát trượt không? như vậy nếu bài toán dd tắt dần do ma sát thì vật không bao giờ về lại vị trí cân bằng hở? như a nói thì nó luôn tồn tại một vị trí mà lực đàn hồi bằng lực ma sát mà tại đó vật dừng lại phải không?

A đã trả lời trong một bài em hỏi về vấn đề này rồi. Khi vật chịu td của lực ma sát thì vật sẽ dao động tắt dần, đến 1 lúc nào đó, tại vị trí M lực đàn hồi của lò xo ko thể thắng được lực ma sát thì nó sẽ dừng lại. Và vị trí M này ở bên nào cũng được nhưng ko phải là VT cân bằng.

Em chú ý là lực ma sát luôn ko đổi trong suốt quá trình vật dao động. Ma sát nghỉ ko có hệ số :| Ma sát nghỉ chỉ tồn tại khi vật còn đứng yên, nếu vật chuyển động thì nó chịu tác động của ma sát trượt chứ ko phải là nghỉ nữa. Và lực ma sát nghỉ cực đại được coi là = ma sát trượt. Chừng nào lực tác dụng vào vật còn chưa đạt tới giới hạn ma sát nghỉ max thì nếu ta tăng giảm lực tác dụng thì lực ma sát nghỉ cũng tự động tăng giảm theo để luôn cân bằng. Khi nào vượt quá giới hạn này thì vật chuyển động.

Em đang hiểu nhầm bản chất của lực ma sát nghỉ :|
 
V

van_toan

hix! em cũng đang thấy rồi quá, chắc phải xem lại thôi, dù sao cũng cảm ơn anh! To hiểu rõ bản chất thì mai lên giải thích anh nha?
 
N

ngocbinhhuy

e cũng đang không hiểu về về vấn đề này. Các a giúp e áp dụng giải 2 bài này về lực ma sát với!
1, Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0,02 kg và lò xo có độ cứng 1N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo. hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1 . Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g=10m/s^2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được trong quá trình dao động là?
2, Treo con lắc đơn vào trần ô tô tại nơi có gia tốc trọng trường g=9,8 m/s^2. Khi ô tô đứng yên thì chu kì dao động điều hoà của con lắc là 2s. Nếu otô chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường nằm ngang với gia tốc 2m/s^2 thì chu kì dao động điều hoà của con lắc xấp xỉ bằng ?
 
V

van_toan

câu 1 ở đề DH 2010 hay sao phải không bạn? bạn dùng định luật bảo toàn năng lượng với lực không thế chắc sẽ nhanh hơn đó, còn bạn tự giải cụ thể nha?
câu 2: mình nghĩ chắc do không nói rõ thôi chứ chắc gia tốc phải hướng theo phương ngang, mấy bài tập về chu kỳ này cũng thường gặp lắm, chu kỳ của con lắc phụ thuộc vào hai yếu tố: gia tốc và chiều dài, khi ta thay đổi một trong hai yếu tố này thì chu kỳ cũng thay đổi theo. bài tập bạn đưa là thuộc dạng thay đổi gia tốc của con lắc. vì lúc này xuất hiện một gia tốc vuông góc với trọng lực , lúc này bạn tính g' của con lắc. vì g vuông góc a=> g' tinhd theo đinhl lý pitago. từ T bạn tính được chiều dài của loxo rôi thay vào biểu thức T' bạn tính thôi
 
Top Bottom