1. các thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ hô hấp và chức năng của chúng là:
- Mũi: Là phần đầu của hệ hô hấp. Về giải phẫu mũi gồm có 3 phần: mũi ngoài, mũi trong hay ổ mũi, các xoang cạnh mũi. Chức năng: Chủ yếu là dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm không khí trước khi vào phổi, đồng thời là cơ quan khứu giác.
- Họng: Là nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở chính, nơi này rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh, họng chứa vòm họng và vòng bạch huyết các amidan…
Chức năng: Là cửa ngõ quan trọng bảo vệ các tác nhân từ bên ngoài vào cơ thể, khi các bộ phận này bị viêm sẽ lây lan xuống thanh quản, phế quản.
- Thanh quản: Được cấu tạo bởi tổ chức sụn và sợi cơ ngoài ra có hệ thống mạch máu và thần kinh. Chức năng: Thanh quản có tác dụng chính là phát âm, lời nói phát ra do luồng không khí thở ra tác động lên các khối nếp thanh quản, sự căng và vị trí của các nếp thanh âm có ảnh hưởng đến tần số âm thanh.
- Khí quản: Là một ống dẫn khí hình lăng trụ nối tiếp từ dưới thanh quản ngang mức đốt sống cổ 6 với hệ phế quản của phổi. Ở đoạn cuối nó phân chia làm 2 đoạn nối với 2 phế quản chính khí quản phải và trái. Ở ngang mức đốt sống ngực 4 hoặc 5 nó thuộc hệ hô hấp dưới. Chức năng: Dẫn không khí vào ra, điều hòa lượng không khí đi vào phổi, làm tăng khả năng trao đổi khí ở phổi.
- Phế quản: Được chia làm 2 bên: Phế quản chính phải gồm: 10 phế quản phân thùy, chia ba nhánh lớn là phế quản thùy trên, phế quản thùy giữa và phế quản thùy dưới. Tương ứng với phổi phải có 3 thùy là: thùy trên, thùy giữa, thùy dưới. Phế quản chính trái cũng gồm: 10 phế quản phân thùy, chia hai nhánh lớn là phế quản thùy trên và phế quản thùy dưới, ứng với phổi trái có 2 thùy: thùy trên và thùy dưới. Chức năng: Phế quản nằm trong đường ống dẫn khí có nhiệm vụ đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại.
- Phổi: Phổi của người bao gồm có 2 lá phổi, được cấu tạo bởi các thùy. Thông thường, phổi trái thường nhỏ hơn phổi phải. Theo nghiên cứu khoa học và kiểm chứng thực tế, mỗi lá phổi có dung tích khoảng 5000 ml khi hít vào gắng sức. Phổi có hình thể gồm mặt ngoài, mặt trong và màng phổi. Chức năng: Trao đổi khí oxy và CO2
giúp cơ thể duy trì cuộc sống tế bào biểu mô và tế bào nuôi mô, tạo nên một hàng rào ngăn nước và các phân tử protein đi quá nhiều vào mô kẽ, tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp nhiều chất quan trọng.
2. Dạ dày
- Hình dạng cái túi thắt ở hai đầu
- Thành dạ dày có cấu tạo 4 lớp cơ bản:
+ Lớp màng.
+ Lớp cơ: gồm cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.
+ Lóp dưới niêm mạc.
+ Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị
Ý nghĩa của HCI tiết ra trong dạ dày: làm môi trường cho enzim pepsin tác dụng với loại thức ăn protein.