Hãy chứng minh rừng là người bạn tốt của con người [Ngữ văn 7]

K

kool_boy_98

Tham khảo:

Các bạn có biết rằng rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta không?Rừng cung cấp cho chúng ta rất nhiều thứ trong cuộc sống & ngay cả bầu không khí mà tahít thở hàng ngày nữa đấy! Từ đó ta nhận thấy rằng rừng có ý nghĩa to lớn đối với sự sống trên Trái Đất. Vì thế có ý kiến cho rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống chủa chúng ta. sau đây, tôi xin chứng minh về vấn đề này như sau:

Như ta đã biết: từ xa xưa, ông cha ta đã biết vào rừng đốn gỗ, lấy cũi để dựng nhà,giúp họ có những ngôi nhà vững chãi, đả che chở họ những lúc mưa ta gió lớn. Và ngày nay cũng thế, rừng cung cấp gỗ, cung cấp nguyên vật liệu làm giấy còn là ngôi nhà bình yên của các loài động vật và thực vật quý hiếm. Đây còn là 1 địa điểm du lịch tuyệt vời cho mọi người, thật tuyệt khi xung quanh bạn là một màu xanh của cuộc sống và bạn sẽ
không còn sợ những ánh nắng chói chang của ông mặt trời nữa bởi đả có những bóngcây râm che chở cho bạn rồi! Đất nước ta đã có những khu rừng tuyệt vời như: vườn Quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Các Phương... Ngoài ra, những khu rừng có cây cối xanh um còn là bức bình phong vững vàng bào vệ còn người khỏi những thiên tai & lũ lụt. Và quan trọng hơn cả, rừng còn thanh lọc không khí & là lá phổi xanh của Trái Đất. Ai cũng biết: không khí là nguồn sống của chúng ta. Chúng ta có thể sống thiếu thức ăntrong vài tuần thiếu nước uống trong vài ngày, nhưng ta không thể sống thiếu khôngkhí trong vài phút.

Nói như thế, mới hiểu rõ được tầm quan trọng của rừng đối với đời sống con người, rừng cho ta rất nhiều cho ta nguồn nghuyên liệu tốt, vật liệu tốt nhất trong xây dựng làm giấy, cho ta tấm lá chắn vững chãi nhất là cho ta cả bầu không khí trong lành mà ta hít thở hằng ngày nhưng con người chúng ta thật sự biết bảo vệ rừng chưa? Và câu trả lờilà: Chưa, bởi nếu chúng ta đã bảo vệ rừng rồi vậy tại sao những cơn bão, trận lũ kéo về, đã biết bào sinh mạng, biết bao nhiêu người trên thế giới như cơn sóng thần Ấn Độ Dương ngày 26/12/2004 đã cướp đi mạng sống của hơn 500.000 người & gây ra thiệt hại vô cùng nặng nề cho các nước bị ảnh hưởng như In-đô-nê-xia, My-an-ma... Hay ở Phi-lip-pin vừa qua, 4 cơn bão gồm Si-maron, Di-rian, Uator và Sangxame từ tháng 10-12 cùng với các trận sạt lỡ đất đã làm hơn 1300 người thiệt mạng với 1800 người mất tích gây thiệt hại lên đến 20 tỷ pêsô cho quốc gia này. Những con số khủng khiếp trên làhậu quả do rừng gây ra. Tại sao họ không nghĩ đến hậu quả lâu dài, mà con người sẽ gánh chịu trước sự giận dữ của thiên nhiên? Trên thực tế, thống kê của 1 tổ chức Liên Hiệp Quốc từ năm 1990 đến năm 2008, thế giới đã mất đi gẩn 30 pêsô diện tích rừng.Tức là mỗi năm mất đi 13 tr hécta rừng. Riêng ở VN thì trong vòng nửa thế kỉ, năm 1943-1993 đã mất đi 50 hécta rừng từ những số liệu trên ta nhận thấy rằng diện tích rừng trên thế giới ngày càng giảm nghiêm trọng. Nếu không có những bioện pháp khắc phục thì chẳng bao lâu nữa, màu xanh mát tươi của những khu rừng không còn xanh tươi nữamà thay vào đó là những mảnh dất khô cằn nức nẻ.Một khi rừng bị phá đi thì nguồn nguyên vật liệu phục vụ bị cạn kiệt. Và khi ngôi nhà bình yên ấy không còn nữa thì biết bao loài động vật không có chỗ trú, trở thành thú đữ vào các bản làng quấy nhiễu cuộc sống của người dân như chuyện 1 đàn voi rừng hơn 40 con thành đàn xông vào làng mạc xuất hiện cả ngày lẫn đêm ở đồng bằng Ba-ma đểphá hoại cây trồng. Theo ước tính thì có hơn 50 hécta cây trồng bị phá hoại do bầy voi dày vò nghiêm trọng hơn là khio xã hội ngày càng phát triển thì các nhà máy công nghiệp ngày càng mọc lên sinh ra lượng khí thải khói bụi lớn làm không khí bị ô nhiễm nặng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như hiệu ứng nhà kín, thủng tầng ôzôn, mưa axit...Rồi những vùng đất khô cằn nức nẻ sẽ dần bị sa mạc hóa người sẽ bị thiếu nước dùng,cuộc sống sẽ trở nên khó khăn, vất vả. Theo thống kê vào năm 2006, miền Bắc Trung Quốc bị 18 dợt bão cát làm 17 triệu người bị thiếu nước dùng.
Và còn rất nhiều hậu quả nghiêm trọng sẽ xãy ra nếu mọi người trong chúng ta khôngcó ý thức bảo vệ mơi trường. Và việc đầu tiên chúng ta phải làm là ngăn chặn các hành vi tàn phá cây xanh qua mức, săn bắt thú rừng bừa bãi... và mọi người trong chúng ta hãy cùng góp sức trong việc trồng cây gây rừng. Vì mỗi cây bạn trồng sẽ góp phần giảm ô nhiễm trong không khí đấy! Hãy kêu gọi người thân và mọi người xung quanh bạn cùng tham gia bảo vệ rừng!

Rừng đóng 1 vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Vì thế, hãy nói " Không"với các hành vi khai thác rừng bừa bãi và hãy tích cực tham gia các phong trào trồng cây bảo vệ rừng và gây rừng. Vì bảo vệ rừng là bảo vệ rừng là bảo vệ mạng sống của chúng ta!
____________
chúc bạn học tốt!
Nguồn: HỌC MÃI
P/s: Bài này đã có nhiều trong diễn đàn rồi, bạn chịu khó tìm nhé!
 
N

nhoxedkjd

Suốt chiếu dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại : rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người.Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã... đều là các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng có mối lien quan mật thiết đến đời sống con người, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, lá máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích.
Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Ô xi chúng ta hít vào hang ngày một phần là từ rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí CO2 và hải ra khí O2 cho con người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho cuộc sống hang ngày. Rừng chè, rừng cà phê,… cho con người nguyên liệu để tiêu dung trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến than mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,… Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vuecj dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị sói lở. Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng ngập mặn đóng vai trò chắn sống từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố. Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, rừng cũng là mồ chon quân giặc. Những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca khúc “Nhạc rừng” mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ “Rừng Việt Bắc” đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến,… và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa
Hiện nay, nhiều khu rừng ở Viêt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì cử thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguôn thì bị xóa sổ. Chính vì rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xóa sổ mà gây ra biết bao nhiêu trận lũ quét. Việc khai thác rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình ở khắp mọi nơi, khắp mọi khu rừng trên đất nước. Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều ở các cánh rừng. Cứ vào mùa hanh khô, chì cần đốt một cái cây trong rừng cũng có thể gây cháy toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phá rừng không có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. Chặt hết rừng này thì vẫn còn rừng khác, có lẽ, người dân nào cũng nghĩ như vậy. Sâu trong rừng là một mỏ khoáng sản khổng lồ, chính vì điều đó mà long tham của con người mới nổi lên, con người mới đi khai thác khoáng sản trái phép. Chỉ vì mục đích bảo vệ rừng mà nhiều nhân viên làm ở khu quản lí lâm nghiệp đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Lâm tặc chỉ yêu mỗi tiền của, coi tính mạng con người như cỏ rác, thẳng tay mà giết người để bịt đầu mối. Không những chặt cây lấy gỗ, người dân còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép.
Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn song thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà “tự nhiên xông thẳng” vào khu vực dân sinh vì không có rừng che chở. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Qủa thật là “gậy ông đập lưng ông”, chính người dân chặt phá rừng cho nên bây giờ có lũ, lấy đâu ra rừng mà chắn nước lũ. Có những nơi thì đất trống đồi trọc, đất cứ thế mà trơ ra, chả có cây cối gì vì do bị khai thác bừa bãi. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng, loài ít, loài nhiều gây mất cân bằng sinh thái.Loài này tuyệt chủng thì còn loài kia, cứ thế mà chẳng mấy chốc trên Trái Đất này sẽ chẳng còn sự sống của muông thú. Nhiều khu vực hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy. Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. “Hiệu ứng nhà kính”, biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hang chục tỷ đồng để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất đai cứ thế mà sạt lở. Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người. Động vật mất nơi ở là rừng cho nên nó đành phải di cư, đến phá hoạt cuộc sống của con người. Tự dưng tự bịa, đang ngồi trong nhà thì voi trong rừng kéo đến, đạp phá nhà cửa thì chẳng có một ai chịu đựng nổi. Và mối lo ngại lớn nhất của con người đang tiến dần đến, đó là lượng ô xi giảm. Ô xi giảm thì coi như Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên thủy, không có sự sống.
Để ngăn chặn việc số lượng rừng đang ngày một giảm, nhà nước, chính quyền địa phương hay mỗi cá nhân nên có những biện pháp nhất định. Tốt nhất là không nên chặt phá rừng, còn nếu có phá rừng thì nên có ý thức trông lại. Những loài động vật trong rừng đang kêu cứu, cần sự giúp đỡ của con người đó. Hãy đừng bắn giết chúng nữa, đã là rừng thì phải có động thực vật, nếu chúng ta giết động vật thì còn gọi gì là rừng nữa. Hiện nay, nhiều quan chức cấp cao cũng đã huy động lực lưỡng tổ chức tuyên truyền cho con em kiến thức về rừng. Chương trình ti vi, các cuộc vận động,… đều đã được mở ra để con người có ý thức bảo vệ rừng hơn. Các cô, các chú kiểm lâm cũng đã bỏ ra hết sức mình để bảo vệ rừng, ngăn chặn lâm tặc.
Rừng có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy, mỗi con người chúng, hãy góp một chút ít sức lực của mình để bảo vệ rừng, cũng như là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Học, học nữa, hộc máu
88ef43bc40304242a7d6584d7191616f.0.gif
 
C

chamhoc123456789

Mình chỉ có bài này thui không pít có hay không chứ mình thấy khá đc:D


Không biết thiên nhiên có tự bao giờ, chỉ biết nó mang lại rất nhiều lợi ích cho người và động, thực vật. Thiên nhiên chính là một người bạn, người mẹ thân thiết, gần gũi với con người. Vậy Thiên nhiên là gì? Và thiên nhiên có vai trò gì cho đời sống của con người?
Chúng ta có thể bắt gặp người bạn thiên nhiên của mình ở mọi nơi, mọi lúc. Thiên nhiên luôn có mặt trong từng nhịp sống của con người chúng ta. Đó chính là cây cối, vầng trăng, dòng sông trước nhà… Chúng ảnh hưởng, tác động rất nhiều lên đời sống của con người chúng ta. Chúng có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp lên con người, động vật hay thực vật. Và tất cả chúng đều có những vai trò khác nhau đối với đời sống của con người.
Trước tiên đó chính là rừng– lá phổi của toàn nhân loại. Chúng cung cấp oxy cũng như thức ăn, lương thực cho con người. Ngoài ra rừng còn ngăn chặn những dòng lũ giận dữ của mẹ thiên nhiên đổ ập lên con người hay là giúp chống xói mòn đất đai, giúp cho con người có thể canh tác dễ hơn. Rừng cũng đem lại nguồn kinh tế cho con người như khai thác lâm sản. Gỗ của rừng có thể được dùng để làm nhà, những bộ bàn ghế sang trọng hay gần gũi hơn đó chính là những bàn ghế học sinh ta hay ngồi học trên trường cũng như những trang giấy học trò trắng tinh. Rừng đem đến mạng sống cho biết bao con người, đem đến lợi nhuận không ít nhưng chúng ta đã có bao giờ quan tâm đến nó chưa?
Kế đến chính là sông suối, hồ hay biển cả. Biển cả cung cấp muối – gia vị không thể thiếu trong mọi bữa ăn của gia đình. Ngoài ra biển còn cung cấp 1 lượng lớn thủy, hải sản, đem lại nguồn lợi cho con người chúng ta. Cũng như trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” nhà thơ Huy Cận có ghi:
“ Biển cho ta cá như lòng mẹ,
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.”
Không những thế, biển cả còn là 1 trong những đề tài được các nhà thơ, nhà văn tận dụng triệt để.
Ngoài rừng và biển thì đất đai cũng là 1 trong những tài nguyên rất quan trọng của thiên nhiên. Đất đai giúp con người trồng trọt, chăn nuôi, canh tác các loại cây trồng, đem lại nguồn lương thực thực phẩm cho con người cũng như cho các loài động vật, gia súc. Đất đai cũng chính là nơi ta xây dựng nhà, tổ ấm gia đình qua từng ngày. Không chỉ vậy ẩn sâu bên trong đất chính là những tài nguyên khoáng sản có giá trị cần được khai thác. Đó chính là: than, sắt, vàng, bạc, dầu mỏ hay kim cương... và tất cả chúng đều mang lại những giá trị kinh tế lớn cho đời sống của con người.
Cũng có thể nói biển và đất có một mối liên hệ mật thiết với nhau. Biển mang lại nguồn thức ăn cung cấp cho các loài sinh vật trên cạn cũng như đất đai lại mang đến những lương thực, thực phẩm khác cho những loài sinh vật dưới nước.
Thiên nhiên không chỉ có đem lại những nguồn lợi về kinh tế, lương thực hay thực phẩm mà chúng còn mang đến những danh lam thắng cảnh khắp mọi nơi trên thế giới, làm phong phú thêm cho cuộc sống của con người.
Đó có thể là: Thác nước Iguazu ở Argentina, Thung lũng Canyon ở Colorado, Vườn thú thiên nhiên Serengeti ở Tanzania, Thác nước Victoria ở Zimbabue và Zambia, Rặng san hô hùng vĩ ở Úc, Rừng nguyên sinh Amazon ở Brazil – Peru, Thác nước Niagara hùng vĩ ở biên giới Canada – Mỹ,... hay gần gũi với chúng ta hơn đó chính là Vịnh Hạ Long – 1 trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Việt Nam cũng như của thế giới.
Mẹ thiên nhiên mang đến cho chúng ta bao nhiêu là lợi ích. Thế nhưng con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người khác.
Tuy thiên nhiên đem lại rất nhiều lợi ích cho con người nhưng nếu chúng ta không biết bảo tồn và gìn giữ chúng thì nó sẽ có những tác động nguy hại đến đời sống của chính bản thân chúng ta. Khi đó sẽ dẫn đến việc tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm sẽ làm thủng tầng ô zôn, trái đất bị nóng lên cũng như nguy cơ hạn hán, lũ lụt càng nhiều.
Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.



:);):eek::rolleyes::)>-/:)



 
T

thamtulungdanhvy

cac bn oi cuu mik vs :
-chứng minh :thiên nhiên là người bạn tốt của con người.Con người cần yêu mến và bảo vệ
co gag nhah len nha mai mjk thi hc ki rui. thanks truoc
 
C

cafeom

Thiên nhiên là người bạn tốt của con người


Con người đã trải qua hàng triệu năm để tiến hóa và phát triển, trong suốt quãng thời gian dài đó con người có thể tồn tại được là nhờ sự che chở, giúp đỡcủa thiên nhiên. Có người từng ví thiên nhiên là người bạn tốt của con người. Không sai, thiên nhiên giúp đỡ con người trong nhiều mặt, bởi vậy con người cần phải yêu mến và bảo vệ thiên nhiên. Thiên nhiên là tất cả những điều kiện tự nhiên, nhân tạo tồn tại xung quanh con người như đất, nước , không khí, rừng, biển ... Trong toàn thể tổ hợp của môi trường thì thiên nhiên chiếm một phần rất lớn. Đất và nước là nhân tố chủ yếu tạo nên quả đất, trong đó đất chiếm 1/4 thể tích và là nơi sinh sống của nhiều loại động vật, kể cả con người. Lòng đất còn được nhiều nơi sử dụng để ẩn náo, xây dựng đường ngầm, hay khách sạn dưới lòng đất. Dưới lòng đất còn có nhiều loại khoáng sản quí giá và nguồn nước ngầm mà con người đang sử dụng. Đất là yếu tố quan trọng để duy trì sự sống của mọi loài thực vật. Thử hỏi thế giới sẽ ra sao nếu không còn mặt đất! Nước cũng vậy, nước chiếm 3/4 thể tích trái đất. Nước là nơi sinh sống của nhiều loại động vật, nước cung cấp năng lượng cho con người và động vật, có thể nói nước là nhịp tim thứ hai của mọi cơ thể sống. Con người hô hấp nhờ oxi trong không khí; không chỉ oxi mà không khí còn chứa nhiều loại khí quan trọng khác như cacbon, hidro, là những nguyên tố hóa học tạo nên nhiều loại công cụ và vật liệu tiên tiến giúp đỡ con người trong cuộc sống hiện đại. Không chỉ con người mà tất cả mọi loài sinh vật điều duy trì được sự sống nhờ oxi trong không khí. Thế nới thấy không khí quan trọng với quả địa cầu biết chừng nào! Thiên nhiên bao la vô kể, nhưng một trong những món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người là những cánh rừng. phải kể đén là cánh rường nguyên sinh Amazon bạc ngàn, rộng lớn, đó là nơi sinh sống của hàng triệu loài động thực vật, là ngôi nhà chung của nhiều loại sinh vật quý hiếm trên thế giới, là điều kiện nghiên cứu của những nhà khoa học nổi tiếng. Đất nước chúng ta cũng có nhiều khu rừng nổi tiếng, với đa dạng các loài sinh vật, đem lại nguồn lợi lớn cho người dân.Việt Nam được thiên nhiên ưu ái không chỉ về rừng vàng mà còn có biển bạc với đương bờ biển kaos dài hơn ba nghìn km từ Vịnh Bắc Bộ đến Mũi Cà Mau. Quả là biển bạc khi hàng năm dân ta thu về hàng chục ngàn tấn tôm cá, là nguồn sống, cơ ngơi của những ngư dân lấy biển làm nhà. Nhiều bãi biển còn là địa điểm thu hhuts khách du lịch mang lại nguồn kinh tế lướn cho nghành du lịc nước nhà. Thế đấy, chỉ cần một vài ví dụ cũng đủ để thấy được vai trò quan trọng của thiên nhiên. Không những cung cấp lwoij ích vật chất mà thiên nhiên còn đáp ứng nhu cầu về mặt tinh thần cho con người. Qua hàng thế kỉ nhiều thi sĩ vẫn lấy thiên nhiên làm nguồn cảm hứng cho ngòi bút của mình. Như đại thi hào Nguyên Du với tác phẩm Đoạn trương tân thanh nổi tiếng đi vào lòng người, tác phẩm này thành côn là nhờ sự khéo léo của tác giả khi ông lấy vẻ đẹp thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp con người, lấy hình ảnh thiên nhiên để gợi tả tâm trạng con người: Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da hay Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Cả Hồ chủ tịch, thơ của người gắn liền với thiên nhiên với vẻ đẹp của tạo hóa mà làm thành kiệt tác, đặc biệt ánh trăng người đồng hành không thơ thiếu trong bất cứ tập thơ nào của người: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ Hay lấy sự chuyển giao của thiên nhiên mà làm thành thơ ca, lấy sự rung động của thiên nhiên mà ví như lòng người đang xao động: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời (Thanh Hải) Thiên nhiên giúp đỡ con người về kinh tế trong đời sống nhưng người bạn tốt này đã đi vào thơ ca tự bao giờ chẳng biết.Từ thời xa xưa con nguwoif sống phụ thuộc vào thiên nhiên thế nhưng cuộc sống đã phát triển và dần dà con người đã thống trị thiên nhiên. Việc đó đem lại rất nhiều lợi ích nhưng con người đã không biết sử dụng một cách có hiệu quả mà đang khai thác một cách quá lố, thiên nhiên thật sự bao la nhưng nó không phải là vô tận. Người Việt Nam tự hào vì chúng ta có rừng vàng biển bạc mà một số người lại cứ phụ thuộc vào rừng, biển, khai thác rừng bừa bãi, đánh bắt thủy sản với thái độ vô lương tâm, rừng bị trộm gỗ, săn bứt độngk vật trái phép để lấy mật lấy da. Nhiều cánh rừng xanh chỉ sau một đêm mà trở nên trơ trọi, chim chóc mất nhà dáo dác bay... Biển cũng đang ngày một ô nhiểm vì rác thải của con ngườivà nghiêm trọng hơn là nạn tràn dầu đã xảy ra trên biển Thái Bình Dương đã để lại những hậu quả vô cngf nghiêm trọng. Đất và không khí cũng đang ô nhiễm nặng nề đe dọa đến sự tồn tại dài lâu của trái đât. Tất cả hậu quả con người đang và sẽ bị gánh chịu là do sự thiếu ý thức của một bộ phận lớn con người, khai thác nguồn lợi từ thiên nhiên mà chưa biết bảo vệ thiên nhiên cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Để thiên nhiên không bao giờ nổi giận, để thiên nhiên luôn là bạn tốt của con người thì quan trọng nhất là con người phải yêu mến và bảo vệ thiên nhiên từ những hành động nhỏ như không vứt rác bừa bãi, nhặt rác
 
C

cafeom

Con người khai thác thiên nhiên rồi sử dụng một cách vô tội vạ mà không nhận ra rằng: Thiên nhiên là bạn tốt và đang cần chúng ta yêu mến, bảo vệ.
Nhưng trước hết, chúng ta cần phải định nghĩa: "Thế nào là thiên nhiên?". Tôi dám chắc ngày nào bạn cũng gặp người bạn thiên nhiên bởi một lẽ rất đơn giản: Đó là thiên nhiên luôn có mặt trong nhịp sống của chúng ta, là trăng, gió, trời, mây… Còn môi trường sống mang ý nghĩa rộng hơn, bao gồm cả thiên nhiên và những thứ gọi là nhân tạo. Chúng ảnh hưởng, tác động đến đời sống của loài người. Nói chung, thiên nhiên là kho tàng quý giá giúp con người tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, chúng không vô tận còn con người vẫn cứ khai thác đến khi cạn kiệt. Việc tàn phá môi trường sống cũng là tàn phá chính cuộc sống chúng ta.

Trước tiên là rừng, “lá phổi xanh” của nhân loại - cung cấp oxy cho hoạt động hô hấp sinh tồn của mỗi con người. Nhờ có rừng mà phần nào làm chậm lại dòng nước lũ ở những vùng đồi núi, kéo dài thời gian để người dân sắp xếp công việc của mình. Rừng còn là nguồn khai thác lâm sản, tạo ra những bộ bàn ghế gỗ sang trọng trong phòng khách, những bàn học chắc chắn hay gần gũi hơn là vở chứa đựng kiến thức của thầy cô. Ngoài lâm sản, thảo dược cũng là một nguồn khai thác quý giá - liều thuốc của mẹ thiên nhiên, dùng để chữa nhiều căn bệnh trong cuộc sống. Chắc chúng ta ai cũng đã từng được nghe về sách Đỏ - ghi danh những động vật quý hiếm. Đấy, ích lợi của rừng chỉ thế thôi! Rừng giúp cho chúng ta sống khỏe, chặn dòng chảy của thần chết, cứu sống hàng trăm người trong gang tấc, mang ý nghĩa kinh tế, xuất khẩu cao từ những các loại lâm sản… Vậy mà, có ai đã từng thầm cảm ơn rừng chưa?

Tiếp đến là nơi mà ta đứng và sống ngày qua ngày đến “mòn” - đất đai. Con người dù có di cư hay nhập cư thì vẫn phải biết rằng nơi ở luôn là đất. Kể cả động vật trên cạn cũng vậy. Chúng sống thế nào nếu thiếu đất? Đất đai còn là nơi lao động sản xuất của nông dân. Nhờ có đất đai nên trồng trọt, chăn nuôi luôn phát triển. Nhiều vùng đất còn “giấu” trong mình khoáng sản quý giá như: vàng, bạc, đồng… kể cả kim cương để chế tạo thành những nữ trang làm đẹp. Nhà nước còn có thể phát triển kinh tế bằng nguồn tài nguồn khoáng sản, chỉ cần không quá lạm dụng vào nó. Đất đai rộng lớn bao nhiêu thì chứa đựng nhiều điều quý giá bấy nhiêu…

Yếu tố thứ ba cần được nhắc đến là sông ngòi, biển cả. Biển cung cấp muối - gia vị tất yếu trong bữa ăn. Sông ngòi, biển còn mang trong mình thủy, hải sản để chế biến thành những thứ bổ dưỡng như: tôm hùm hấp, cua rang me… Giữa đất đai và sông ngòi luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: trồng trọt trên cạn cung cấp thức ăn cho các loại cá dưới sông và ngược lại, sông ngòi bù đắp phù sa đế việc trồng trọt đạt hiệu quả. Thay vì có “cộng sinh” trong giới động vật thì trong các yếu tố tự nhiên có “cộng phát triển”. Nước sử dụng nhiệt điện để cung cấp điện. Dưới biển cả bí ẩn chứa đựng những mỏ dầu mang giá trị kinh tế cao.

Cuối cùng là nguồn năng lượng tự nhiên “mạnh mẽ” nhất của thế giới: mặt trời. Thử tưởng tượng đến một ngày thiếu mặt trời, thế giới xung quanh ta chỉ là một màu đen. Lúc đó, con người trở nên u mê, yếu ớt bởi mặt trời giúp con người, động thực vật - nói chung là vạn vật phát triển nhưng ít ai biết điều đó. Trong những năm công nghiệp hóa toàn cầu, có lẽ năng lượng mặt trời là năng lượng sạch nhất và đồng thời là phương pháp tối ưu nhất cho năng lượng của trái đất.

Bên cạnh ý nghĩa về mặt vật chất, thiên nhiên còn mang ý nghĩa quan trọng về giá trị tinh thần. Chúng khơi gợi ý tưởng cho các nhà khoa học như Newton: nhờ có quả táo “vĩ đại” mà ông tìm ra được trọng lực; là nguồn cảm hứng của mọi bức tranh, bài tình ca của những nhạc sĩ, họa sĩ nổi tiếng thế giới... Thiên nhiên đem đến cho con người vật chất, niềm vui. Vậy mà con người chỉ trả lại bằng những hậu quả đau thương…

Khí độc gây ô nhiễm môi trường và ra đủ thứ bệnh, từ nhẹ đến tử vong. Nhưng vấn đề lớn nhất hiện nay vẫn là hiệu ứng nhà kính. Các khối lạnh, khí nóng buộc phải di chuyển để rồi làm biến đổi khí hậu đột ngột, điển hình là bão Elmino. Việt Nam nằm trong top 5 nước bị ảnh hưởng mạnh nhất từ biến đổi khí hậu, một phần là do đặc điểm tự nhiên nhưng phần còn lại cũng là do con người.

Môi trường ô nhiễm do nhà máy, rác thải sinh hoạt hàng ngày. Nghiêm trọng nhất hiện nay là bao bì nilon, gây tắc nghẽn cống rãnh. Nilon cần một thời gian rất lâu mới tiêu hủy nên con người phải tìm giải pháp tối ưu hơn. Họ đốt nhưng cũng để lại khí độc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Dịch bệnh cũng sẽ phát triển mạnh. Vì vậy, phương pháp tối ưu nhất trong tình trạng lúc này là hạn chế không sử dụng bao nilon, khái quát hơn là bảo vệ môi trường. Vậy chúng ta cần bảo vệ như thế nào và bằng cách nào?

Bảo vệ môi trường không có nghĩa là quá “keo kiệt” trong sử dụng khoáng sản cũng như những nguồn tài nguyên của sông ngòi biển - thủy hải sản. Chúng ta chỉ cần đạt được sự hợp lý trong việc khai thác. Còn đối với cây rừng, con người có thể chặt phá “thoải mái” nhưng cần phải có sự cân bằng giữa số cây khai thác và trồng, đồng nghĩa với câu tục ngữ “trồng cây gây rừng”. Trong sinh hoạt, y tế chắc chắn không tránh khỏi từ rác, vì vậy chúng ta cần phải xử lý triệt để, dứt khoát. Như đã nói trên, bao nilon được sử dụng quá phổ biến mà hại lại nhiều hơn lợi nên cần có giải pháp. Ngược lại với rác sinh hoạt, y tế, chúng ta phải hạn chế sử dụng thay vì sử dụng rồi xử lý. Một số chất liệu có thể thay được bao nilon như: bao sinh thái, bao giấy, vải… Đây là những giải pháp được coi là tối ưu trong tình trạng tạm thời.

Tóm lại, hơi thở của chúng ta gắn liền với thiên nhiên. Khi ta còn tồn tại thì môi trường sống còn nắm một vai trò quan trọng trong đời sống. Thiên nhiên bằng một phép màu nào đó giúp ta cảm nhận được từng nhịp đập cuộc sống, trao giây phút vui vẻ, hạnh phúc. Nhưng chúng ta cũng cần phải có ý thức bảo vệ chúng để thay lời cảm ơn đối với thiên nhiên. Chúng ta có thể bắt đầu từ những công việc nhỏ nhặt nhất: không bẻ cành, nhặt rác và những chiếc lá rơi…
 
Top Bottom