Sử 12 Hậu phương kháng chiến ở Việt Nam

song bích . com

Học sinh
Thành viên
10 Tháng tám 2022
82
101
21
18
Bình Thuận

Timeless time

Cựu Phụ trách nhóm Toán
Thành viên
19 Tháng tám 2018
2,749
6,038
596
23
Thái Bình
Đại học Y Dược Thái Bình
Từ sau chiến thắng Biên giới Thu Đông 1950 đến trước Đông Xuân 1953 - 1954 hậu phương kháng chiến ở Việt Nam được xây dựng như thế nào về kinh tế, về văn hóa giáo dục và y tế
song bích . com
Về kinh tế:
- Năm 1952 chính phủ mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm
- Năm 1953 vùng tự do và vùng căn cứ du kích liên khu IV trở ra đã sản xuất hơn 2,7 triệu tấn thóc và hơn 65 vạn tấn hoa màu
- Sản xuất thủ công nghiệp và công nghiệp đã đáp ứng những yêu cầu về công cụ sản xuất vè mặt hàng thiết yếu đời sống
- Chính phủ đề ra chính sách nhắm chấn chỉnh chế độ thuế khóa, xây dựng nền tài chính ngân hàng, thương nghiệp
- Năm 1953 chính phủ quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất để bồi dưỡng sức dân.
Về văn hóa, giáo dục, y tế:
- Ta tiếp tục cải cách giáo dục, thực hiện phương châm: “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất”.
- Thực hiện công tác vận động vệ sinh phòng bệnh, thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan.
- Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được coi trọng. Bệnh xá, bệnh viện, phòng y tế,… được quan tâm xây dựng.
Bạn có thể tham khảo thêm sách giáo khoa Sử 12 trang 141 - 143
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Từ sau chiến thắng Biên giới Thu Đông 1950 đến trước Đông Xuân 1953 - 1954 hậu phương kháng chiến ở Việt Nam được xây dựng như thế nào về kinh tế, về văn hóa giáo dục và y tế
song bích . comCảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
* Về kinh tế
- Đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế kháng chiến. Năm 1952, Chính phủ mở cuộc vận
động sản xuất và thực hành tiết kiệm, lôi cuốn mọi ngành, mọi giới tham gia. Sản xuất nông nghiệp phát triển. Công nghiệp và thủ công nghiệp đáp ứng yêu cầu về công cụ sản xuất và những mặt hàng thiết yếu của đời sống; sản xuất vũ khí, thuốc men, quân trang, quân dụng phục vụ bộ đội đánh giặc.
- Chính phủ đề ra những chính sách nhằm chấn chỉnh chế độ thuế khoá, xây dựng tiến tài chính, ngân hàng, thương nghiệp.
- Về chính sách ruộng đất, đầu năm 1953, Đảng và Chính phủ quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô, cải cách ruộng đất. Ở 53 xã thuộc vùng tự do Thanh Hoá và Thái Nguyên đã thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.
* Về văn hoá, giáo dục và y tế
- Tiếp tục cuộc cải cách giáo dục (từ năm 1950) theo 3 phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất, gắn nhà trường với đời sống xã hội. Phát triển phong trào Bình dân học vụ, bổ túc văn hóa.
- Văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập mọi mặt của đời sống, chiến đấu và sản xuất, thực hiện "Kháng chiến hoá văn hoá và văn hoá hoá kháng chiến". Công tác vệ sinh phòng bệnh, thực hiện đời sống mới, bài trừ mê tín dị đoan ngày càng có tính chất quần chúng rộng lớn.
- Công tác chăm lo sức khoẻ của nhân dân được coi trọng. Bệnh viện, bệnh xá, phóng y tế, trạm cứu thương được xây dựng ở nhiều nơi.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
 
Top Bottom