Vật lí 11 Hạt photon có tạo trường hấp dẫn hay không?

Dưa hấu mặt trời

Học sinh
Thành viên
15 Tháng ba 2022
13
9
21
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong phần "Trường hấp dẫn" của bài 1 sách chuyên đề vật lý 11 có viết: mọi vật có khối lượng đều tạo ra trường hấp dẫn xung quanh nó.
Đọc cụm "vật có khối lượng" làm tôi khá bối rối. Đã gọi là "vật" thì tất nhiên nó phải hữu hình và có khối lượng chứ (ngược lại là dạng trừu tượng như suy nghĩ hay tư tưởng,...). Làm quái gì có vật không có khối lượng??
Nhưng cuộc sống thì không giống cuộc đời, hạt photon được coi là có khối lượng bằng 0.
Rồi tôi nảy sinh thắc mắc mới: hạt photon có tạo trường hấp dẫn không?
Vì "hạt photon có năng lượng và năng lượng này được cho là tương đương với khối lượng".
Nhưng "theo ngôn ngữ của thuyết tương đối hẹp thì Hạt Photon được coi là không có khối lượng"....
#vatlyvantue
P/s: tôi sẽ hỏi giáo viên vật lý của mình xem sao...
 

manh huy

Học sinh chăm học
Thành viên
2 Tháng bảy 2021
213
266
76
Hà Nội
THCS Ngọc Lâm
ở mức độ phổ thông, ta thừa nhận trong phạm vi thuyết tương đối, photon có khối lượng bằng không, tuy nhiên có năng lượng. ai bảo thế, einstein bảo thế, và như vậy để đại lượng này khác không, ta thừa nhận tốc độ của nó tiến tới giá trị khác không. nói đến trường hấp dẫn bởi photon như ý bạn, ta phải giải quyết các bài toán của tương đối rộng. năng lượng của nó, như bạn trích dẫn là coi được là "tương đương với khối lượng" (thực tế là không chính xác). mình không thành thạo thuyết tương đối, nhưng ta sẽ phải thừa nhận rằng, bởi nó có năng lượng, nó đóng góp vào trọng trường (mà trong cái ngôn ngữ hùng biện của bạn, nó có ảnh hưởng vào độ cong của "tấm vải không-thời gian"), quyết định bởi đóng góp của nó vào một cái gọi là tensor năng lượng-ứng suất. nhất định bạn phải có kiến thức về đại số tuyến tính và hình học vi phân mới mong thấu đáo được nó, nên hiện tại ta hãy thừa nhận, còn sau này tính sau.
 
Last edited:

Tuyết Sơn

Học sinh
Thành viên
5 Tháng một 2022
123
1
196
36
Hà Giang
Lĩnh vực này không phải thuyết tương đối rộng hay thuyết tương đối hẹp giải quyết được, mà là lĩnh vực nghiên cứu của cơ học lượng tử. Nếu vin vào thuyết tương đối mà hiểu khéo lại giống như dùng 3 định luật Newton để suy nghĩ về không - thời gian.

Cái cụm từ "hạt proton" là do con người gọi, kiểu gọi này chỉ phản ánh 1 phần biểu hiện của nó là "giống với hạt vật chất", chứ không có nghĩa nó là hạt vật chất. Tương tự, có khi lại gọi nó là "sóng ánh sáng" nghĩa là 1 phần biểu hiện của nó "giống với sóng", chứ không có nghĩa bản chất của nó hoàn toàn là sóng.

Giờ người ta đã xem ánh sáng là một đối tượng "lượng tử" rồi, không phải là tính chất "sóng - hạt" như trước nữa. Cứ yên tâm rằng nó không có khối lượng nhé! Muốn hiểu thêm hãy đọc về cơ học lượng tử.
 
Top Bottom