Hạnh phúc là gì ?- Hạnh phúc là đấu tranh

T

tamcat

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bạn nào giúp mình đề này cái.Rất gẩp rùi,Thank nhiều:D;)
Con gái Các Mác viết thư hỏi các mác:" Hanh phúc là j?" ông trả lời "Hạnh phúc là đấu tranh"Em hiểu j về quan điểm trêh cua Cac mac****************************???:(:confused::confused:

Bất kì ai có ý kiến j cứ post lên,mình xin tiếp nhận:D
 
T

thuyhoa17

Hạnh phúc là gì? Đó là khi con người ta đc thỏa mãn nhu cầu lành mạnh của bản thân về vật chất và tinh thần.
Tại sao hạnh phúc là đấu tranh.

Đấu tranh - bản chất của nó là một cuộc chiến đấu khắc nghiệt với những điều bên ngoài và với bản thân.

Xét về mặt thời gian, thời điểm mà Các Mác sống cực kì nhạy cảm. Lúc đó, để đi đến được với thành công, đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động thì chỉ có 1 cách duy nhất, đó là ĐẤU TRANH. Chỉ có đấu tranh mới giải quyết dứt điểm được.

Liên tưởng tới tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, Chí Phèo vác dao đến nhà Bá Kiến, đâm một nhát, và kết thúc cuộc đời của 2 con người, đồng thời kết thúc MỘT sự tàn ác, gian xảo, một ĐẠI DIỆN cho bọn áp bức, bóc lột.

Liên hệ thực tế:

- Một sĩ tử muốn đỗ đạt cao, thành công trên con đường mình muốn bước đến thì ngày đêm đèn sách, đấu tranh với thời gian gấp rút, áp lực tinh thần. Đấu tranh nhiều và đi đến thành công. Với một sĩ tử, chỉ rong chơi, nước đên chân mới nhảy, ko có một sự đấu tranh với những điều đnag hiện diễn trc mắt, tất "nhàn cư vi bất thiện", ko có đấu tranh là ko có quyết tâm, mà ko có quyết tâm thì chẳng làm đc gì.
- Một bệnh nhân nằm trên giường bệnh: hằng ngày đối mặt với bao nhiêu là thứ thuốc, với bao nhiêu là sự đau đớn, nhưng ý chí ko có, đấu tranh với bản thân và sự đau đớn ko có, thử hỏi đến khi nào mới thoát khỏi cơn đau bệnh tật. Đấu tranh với tinh thần của chính bản thân, là cách vượt qua nỗi đau đớn trên giường bệnh ấy.
....

Thành công chỉ đến khi con ngưòi ta biết cố gắng và lòng quyết tâm, để có được sự quyết tâm đó mỗi người phải biết đấu tranh với ngoại cảnh và đặc biệt là những áp lực tinh thần trong mõi con người.

Biết tự mình nắm lấy cơ hội để vươn tới hạnh phúc.
 
T

tamcat

Các bạn tiếp tục nêu ý kiến lên đi,càng chi tiết càng tốt hihi.
Mình cảm ơn rất nhiều^_^ Nào chém đi...........................
 
T

tamcat

Các bn giúp mình đề này cái,mình thank nhiều:D:D;)
Đề:Tinh thần thơ mới trong ba bài thơ: Vội vàng, Dây thôn Vĩ Dạ ,Tràng giang:confused::confused:
 
D

doigiaythuytinh

Bạn nào giúp mình đề này cái.Rất gẩp rùi,Thank nhiều:D;)
Con gái Các Mác viết thư hỏi các mác:" Hanh phúc là j?" ông trả lời "Hạnh phúc là đấu tranh"Em hiểu j về quan điểm trêh cua Cac mac****************************???:(:confused::confused:

Bất kì ai có ý kiến j cứ post lên,mình xin tiếp nhận:D

Mình không nghĩ như thiensubinhminh :)

Cái này là đề 15phut Công dân của mình năm ngoái :))

"Hạnh phúc là đấu tranh" ở đây thiên về tinh thần cách mạng vô sản hơn ^^
 
C

congchualolem_b

K phải chỉ có một nghĩa.

Khi bạn làm bài văn nghị luận về một chính kiến nào đó không bao giờ nó chỉ có một mặt nghĩa. Nói như Thiensubinhminh hay cả Doigiaythuytinh đều vẫn chưa đủ. (Riêng Doigiaythuytinh nếu em làm bài GDCD thì 1 lớp nghĩa của em là đủ rồi, vì nó phù hợp vs trường hợp ấy, nhưng nếu viết bài văn nghị luận thì khác).

"Hạnh phúc là gì"?

Trước tiên phải giải thích hạnh phúc là gì cái đã:

Hạnh phúc, với một người có thể là được sống giàu sang sung sướng, với một người có thể là được quan tâm chia sẽ, với người khác lại là được cảm nhận giá trị cuộc sống... Nhưng tất cả những ham muốn ấy chỉ là nhánh cây sinh sôi từ một gốc rễ. Ấy chính là "sự đấu tranh" - như Các Mác nói.

Tại sao hạnh phúc là đấu tranh? Đấu tranh?

Bác Hồ từng nói: "Không có gì quý hơn độc lập tự do" và "Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ lần nữa". Ý nghĩa câu nói đó là gì? Ấy là khi có độc lập, có tự do đồng nghĩa với việc ta có tất cả. Có khi nào bạn tự hỏi tại sao trong biểu ngữ lại luôn có: "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"? Dân tộc ta trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đổ bao xương máu, đổ bao tiền của, bỏ bao nước mắt và đau thương, điều cuối cùng chúng ta muốn là ĐỘC LẬP và TỰ DO. Với một dân tộc, với một đất nước, HẠNH PHÚC là bốn từ đơn giản ấy, đơn giản nhưng không dễ giành bởi lẽ nó gắn liền với vận mệnh của toàn thể nhân dân một dân tộc, đến lòng tự trong và quyền lợi của cả đất nước. Dân tộc của anh mất ĐỘC LẬP thì anh chẳng khác gì kẻ trắng tay, anh không đủ tư cách đứng trên trường quốc tế, anh không có lời nói trên các bàn đàm phán và cả trên trang giấy, lịch sử cũng sẽ ghi lại rằng anh là kẻ yếu đuối và thân phận của anh là nô lệ, dân tộc anh không đáng được tồn tại và nhắc đến! Không ai muốn vậy và càng không muốn dân tộc mình bị chà đạp, bị xem thường, hơn thế nữa, chúng ta là dân tộc anh hùng, ĐỘC LẬP cũng như bề mặt của đất nước, dân tộc hùng mạnh thì đất nước vững bền, hưng thịnh. Các Mác - cha đẻ của chế độ Xã hội chủ nghĩa - một trong những người khởi xướng phong trào vô sản đấu tranh giành độc lập dân tộc đã rất sáng suốt khi nói rằng "Đấu tranh là hạnh phúc". Đấu tranh ngoan cường thì sẽ thắng lợi, thắng lợi sẽ có độc lập, độc lập sẽ có tự chủ, tự chủ sẽ có tự do, tự do sẽ có dân chủ, dân chủ đi kèm với hạnh phúc - hạnh phúc được sống như một con người, với tư cách một con người, với tất cả quyền lợi của một con người, và được thừa nhận là một con người - chứ không phải một nô lệ! Và ví như rằng đến cả hạnh phúc căn bản ấy cũng không có thì con người sẽ không bao giờ tìm được những niềm hạnh phúc khác: giàu sang, ấm no, niềm vui, tình cảm..v..v....

Suy ngược lại, có hạnh phúc của độc lập, có hạnh phúc của dân tộc tự chủ thì liệu đến đó có là hết? Có niềm hạnh phúc nào khác? Khi có còn phải đấu tranh nữa chăng? Thưa rằng, cuộc sống như một ván cờ, qua được bước này nhưng chưa chắc qua được bước kế tiếp, bản thân mỗi cá nhân phải luôn tự mình vươn lên đấu tranh với số phận. Cổ nhân có nói: "Nhân vô thập toàn", như đời vẫn thế, có khó khăn, có vui sướng, có chông chênh và có bằng phẳng, điêu quan trọng nhất mỗi người phải biết lựa chọn cho mình thái độ sống đúng đắn nhất để vượt qua được tất cả những thử thách đó. Hẳn ai cũng từng nghe câu chuyện về "nhà phát minh vĩ đại nhất của mọi thời đại" - Ê đi xơn, chưa hoàn thành chương trình tiểu học, vừa học vừa làm và chủ yếu là tự học, ông đã khiến cả thế giới phải ngước nhìn, khiến biết bao người phải cúi đầu nể phục, không chỉ phục tài năng mà còn phục về ý chí và nghị lực. Dễ rằng với nhiều người, chỉ cần đứng trong nghịch cảnh, gặp chút khó khăn đã vội đầu hàng vô điều kiện với số phận. Những người ấy sống không có ý chí, luôn chùn bước mà không chịu phấn đấu, có cái nhìn hạn hẹp, chưa có cách nhìn thực sự đúng đắn và tích cực về cuộc sống. Anh muốn có hạnh phúc, anh muốn có thành công nhưng anh không đủ niềm tin và nghị lực vượt qua tất cả chông gai chứng tỏ anh không đủ bản lĩnh mà tượng đài vinh quang không bao giờ dung nạp những kẻ thiếu bản lĩnh. Và chỉ có đấu tranh, thách thức với số phận, đương đầu với sóng gió, mạnh mẽ và tự tin vượt qua những khúc mắc ấy thì cánh cửa thành công mới thực sự mở rộng, vì rằng "trên đời này làm gì có đường", tự bản thân mỗi người phải biết cách vạch ra cho mình một lối đi, tìm cho mình một tư duy tích cực và đúng đắn về cuộc sống thì dễ ra mới tìm được hạnh phúc đích thực, mới thực sự tìm được ý nghĩa và niềm vui của "sống đẹp".

Từng nghe có người nói rằng không chiến thắng nào vinh quang bằng chiến thắng chính mình. Số phận khắc nghiệt đến đâu vẫn có thể vượt qua, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc có gian khổ đến đâu vẫn có ngày chiến thắng. Nhưng nếu tự mình đầu hàng chính mình thì ngày hạnh phúc chỉ là... trong mơ! Trở ngại lớn nhất của con người chính là tâm lí, một khi con người ta đã thiếu tự tin, tự ti về bản thân thì không bao giờ họ tìm cho mình được một con đường, thậm chí là con đường cùng! Không ánh đuốc, không tia sáng le lói... tất cả chỉ là bế tắc. Có nhiều người sống rất bi quan, chỉ cần đôi chút thất bại đã nản lòng ca thán, họ sợ mình không vượt qua, họ sợ mình không đủ bản lĩnh, họ sợ phải đối mặt với thất bại lần nữa... Vì vậy họ không muốn làm nữa, chỉ muốn co mình lại, rút vào chiếc vỏ ốc đơn độc, tự cô lập mình vơi thế giới xung quanh. Các trường hợp đó không phải là hiếm và trong cơ chế thị trường ngày hôm nay, cuộc sống càng có thêm nhiều áp lực thì càng nhiều người phải gặp cảnh khốn đốn khi đối mặt với sự vấp ngã của chính mình, với chữ tôi cá nhân quá lớn. Khi anh ngã, anh không tự mình đứng lên thì chẳng ai có thể kéo anh dậy, muốn thoát ra khỏi hố sâu thất vọng, không gì bằng tự bản thân vượt qua. Phải đấu tranh, với thất bại, với chính mình, với chữ tôi, với nỗi sợ hãi, với sự tự ti. Phải đánh gục tất cả, phải chiến thắng tất cả và một khi chiến thắng những điều đó nghĩa là ta đã tìm được hơn một nửa chiếc chìa khoá tương lai, điều còn lại cốt chỉ nằm ở việc ta chọn cho mình con đường đi và thái độ sống như thế nào. Bản thân con người là một chủ thể của chính mình, phải tự làm chủ được mình và luôn có những ý nghĩ sáng suốt thì thần hạnh phúc mới có thể nói lời chào mời gọi với ta.

Không chỉ dừng ở đó. Sự đấu tranh dẫn đến hạnh phúc còn là sự đấu tranh nhằm bảo vệ vẻ đẹp đạo đức, nhân cách, nét đẹp tâm hồn con người và tìm đến ánh sáng của công lí. Thời buổi hội nhập, con người ta dễ sa đà vào cám dỗ của đồng tiền, ánh bạc ánh vàng làm mờ mắt con người khiến cho giá trị về tinh thần, đạo đức bị xem nhẹ và cũng từ đó giá trị hạnh phúc đích thực cũng dần bị xoá nhoà, quên lãng. Đau lòng biết bao khi nghe câu chuyện sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa sát hại người tình dã man, đau không chỉ cho số phận cô gái xấu số mà còn đau cho Nghĩa, cho gia đình Nghĩa và nói rộng ra là cho cả xã hội. Nghĩa giết một người và rồi Nghĩa sẽ phải đền tội ác, nhưng đó lại là lời răn đe, lời cảnh báo ta rằng rõ ràng có một bộ phận thanh niên, một số người đang dần để mình bị tha hoá, đang làm mất những giá trị tinh thần quý báu vốn được gìn giữ và bồi đắp trong suốt hàng ngàn năm qua. Ta phải làm gì để tái tạo, khôi phục những nét đẹp văn hoá con người để cho hạnh phúc lần nữa lại tìm đến? Đó chính là đấu tranh, đấu tranh để chống lại cám dỗ của cuộc đời, tự mình bảo vệ giá trị tự bản thân mình thì khi đó ta mới có đc sự thanh thản trong tâm hồn, tìm được tự tôn trọng, lòng yêu quý của mọi người, để rồi dù cho phải chết đi, giã từ cõi đời cũng không phải hối tiếc bởi lẽ thấy mình đã sống một cuộc đời ý nghĩa, giữ trọn giá trị con người, và đấy là hạnh phúc cuối cùng mà con ng tìm đến.




 
T

tamcat

Mọi người ơi,giúp mình cá đề tinh thần thơ mới ý.Cái đề hạnh phúc xong rồi.
Thank nha
 
C

caothihoaisuong

troi oi sao de cua ban giong de cua minh the minh cung dang can cau tra loi day
 
H

hocmai.cskh

K phải chỉ có một nghĩa.

Khi bạn làm bài văn nghị luận về một chính kiến nào đó không bao giờ nó chỉ có một mặt nghĩa. Nói như Thiensubinhminh hay cả Doigiaythuytinh đều vẫn chưa đủ. (Riêng Doigiaythuytinh nếu em làm bài GDCD thì 1 lớp nghĩa của em là đủ rồi, vì nó phù hợp vs trường hợp ấy, nhưng nếu viết bài văn nghị luận thì khác).

"Hạnh phúc là gì"?

Trước tiên phải giải thích hạnh phúc là gì cái đã:

Hạnh phúc, với một người có thể là được sống giàu sang sung sướng, với một người có thể là được quan tâm chia sẽ, với người khác lại là được cảm nhận giá trị cuộc sống... Nhưng tất cả những ham muốn ấy chỉ là nhánh cây sinh sôi từ một gốc rễ. Ấy chính là "sự đấu tranh" - như Các Mác nói.

Tại sao hạnh phúc là đấu tranh? Đấu tranh?

Bác Hồ từng nói: "Không có gì quý hơn độc lập tự do" và "Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ lần nữa". Ý nghĩa câu nói đó là gì? Ấy là khi có độc lập, có tự do đồng nghĩa với việc ta có tất cả. Có khi nào bạn tự hỏi tại sao trong biểu ngữ lại luôn có: "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"? Dân tộc ta trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đổ bao xương máu, đổ bao tiền của, bỏ bao nước mắt và đau thương, điều cuối cùng chúng ta muốn là ĐỘC LẬP và TỰ DO. Với một dân tộc, với một đất nước, HẠNH PHÚC là bốn từ đơn giản ấy, đơn giản nhưng không dễ giành bởi lẽ nó gắn liền với vận mệnh của toàn thể nhân dân một dân tộc, đến lòng tự trong và quyền lợi của cả đất nước. Dân tộc của anh mất ĐỘC LẬP thì anh chẳng khác gì kẻ trắng tay, anh không đủ tư cách đứng trên trường quốc tế, anh không có lời nói trên các bàn đàm phán và cả trên trang giấy, lịch sử cũng sẽ ghi lại rằng anh là kẻ yếu đuối và thân phận của anh là nô lệ, dân tộc anh không đáng được tồn tại và nhắc đến! Không ai muốn vậy và càng không muốn dân tộc mình bị chà đạp, bị xem thường, hơn thế nữa, chúng ta là dân tộc anh hùng, ĐỘC LẬP cũng như bề mặt của đất nước, dân tộc hùng mạnh thì đất nước vững bền, hưng thịnh. Các Mác - cha đẻ của chế độ Xã hội chủ nghĩa - một trong những người khởi xướng phong trào vô sản đấu tranh giành độc lập dân tộc đã rất sáng suốt khi nói rằng "Đấu tranh là hạnh phúc". Đấu tranh ngoan cường thì sẽ thắng lợi, thắng lợi sẽ có độc lập, độc lập sẽ có tự chủ, tự chủ sẽ có tự do, tự do sẽ có dân chủ, dân chủ đi kèm với hạnh phúc - hạnh phúc được sống như một con người, với tư cách một con người, với tất cả quyền lợi của một con người, và được thừa nhận là một con người - chứ không phải một nô lệ! Và ví như rằng đến cả hạnh phúc căn bản ấy cũng không có thì con người sẽ không bao giờ tìm được những niềm hạnh phúc khác: giàu sang, ấm no, niềm vui, tình cảm..v..v....

Suy ngược lại, có hạnh phúc của độc lập, có hạnh phúc của dân tộc tự chủ thì liệu đến đó có là hết? Có niềm hạnh phúc nào khác? Khi có còn phải đấu tranh nữa chăng? Thưa rằng, cuộc sống như một ván cờ, qua được bước này nhưng chưa chắc qua được bước kế tiếp, bản thân mỗi cá nhân phải luôn tự mình vươn lên đấu tranh với số phận. Cổ nhân có nói: "Nhân vô thập toàn", như đời vẫn thế, có khó khăn, có vui sướng, có chông chênh và có bằng phẳng, điêu quan trọng nhất mỗi người phải biết lựa chọn cho mình thái độ sống đúng đắn nhất để vượt qua được tất cả những thử thách đó. Hẳn ai cũng từng nghe câu chuyện về "nhà phát minh vĩ đại nhất của mọi thời đại" - Ê đi xơn, chưa hoàn thành chương trình tiểu học, vừa học vừa làm và chủ yếu là tự học, ông đã khiến cả thế giới phải ngước nhìn, khiến biết bao người phải cúi đầu nể phục, không chỉ phục tài năng mà còn phục về ý chí và nghị lực. Dễ rằng với nhiều người, chỉ cần đứng trong nghịch cảnh, gặp chút khó khăn đã vội đầu hàng vô điều kiện với số phận. Những người ấy sống không có ý chí, luôn chùn bước mà không chịu phấn đấu, có cái nhìn hạn hẹp, chưa có cách nhìn thực sự đúng đắn và tích cực về cuộc sống. Anh muốn có hạnh phúc, anh muốn có thành công nhưng anh không đủ niềm tin và nghị lực vượt qua tất cả chông gai chứng tỏ anh không đủ bản lĩnh mà tượng đài vinh quang không bao giờ dung nạp những kẻ thiếu bản lĩnh. Và chỉ có đấu tranh, thách thức với số phận, đương đầu với sóng gió, mạnh mẽ và tự tin vượt qua những khúc mắc ấy thì cánh cửa thành công mới thực sự mở rộng, vì rằng "trên đời này làm gì có đường", tự bản thân mỗi người phải biết cách vạch ra cho mình một lối đi, tìm cho mình một tư duy tích cực và đúng đắn về cuộc sống thì dễ ra mới tìm được hạnh phúc đích thực, mới thực sự tìm được ý nghĩa và niềm vui của "sống đẹp".

Từng nghe có người nói rằng không chiến thắng nào vinh quang bằng chiến thắng chính mình. Số phận khắc nghiệt đến đâu vẫn có thể vượt qua, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc có gian khổ đến đâu vẫn có ngày chiến thắng. Nhưng nếu tự mình đầu hàng chính mình thì ngày hạnh phúc chỉ là... trong mơ! Trở ngại lớn nhất của con người chính là tâm lí, một khi con người ta đã thiếu tự tin, tự ti về bản thân thì không bao giờ họ tìm cho mình được một con đường, thậm chí là con đường cùng! Không ánh đuốc, không tia sáng le lói... tất cả chỉ là bế tắc. Có nhiều người sống rất bi quan, chỉ cần đôi chút thất bại đã nản lòng ca thán, họ sợ mình không vượt qua, họ sợ mình không đủ bản lĩnh, họ sợ phải đối mặt với thất bại lần nữa... Vì vậy họ không muốn làm nữa, chỉ muốn co mình lại, rút vào chiếc vỏ ốc đơn độc, tự cô lập mình vơi thế giới xung quanh. Các trường hợp đó không phải là hiếm và trong cơ chế thị trường ngày hôm nay, cuộc sống càng có thêm nhiều áp lực thì càng nhiều người phải gặp cảnh khốn đốn khi đối mặt với sự vấp ngã của chính mình, với chữ tôi cá nhân quá lớn. Khi anh ngã, anh không tự mình đứng lên thì chẳng ai có thể kéo anh dậy, muốn thoát ra khỏi hố sâu thất vọng, không gì bằng tự bản thân vượt qua. Phải đấu tranh, với thất bại, với chính mình, với chữ tôi, với nỗi sợ hãi, với sự tự ti. Phải đánh gục tất cả, phải chiến thắng tất cả và một khi chiến thắng những điều đó nghĩa là ta đã tìm được hơn một nửa chiếc chìa khoá tương lai, điều còn lại cốt chỉ nằm ở việc ta chọn cho mình con đường đi và thái độ sống như thế nào. Bản thân con người là một chủ thể của chính mình, phải tự làm chủ được mình và luôn có những ý nghĩ sáng suốt thì thần hạnh phúc mới có thể nói lời chào mời gọi với ta.

Không chỉ dừng ở đó. Sự đấu tranh dẫn đến hạnh phúc còn là sự đấu tranh nhằm bảo vệ vẻ đẹp đạo đức, nhân cách, nét đẹp tâm hồn con người và tìm đến ánh sáng của công lí. Thời buổi hội nhập, con người ta dễ sa đà vào cám dỗ của đồng tiền, ánh bạc ánh vàng làm mờ mắt con người khiến cho giá trị về tinh thần, đạo đức bị xem nhẹ và cũng từ đó giá trị hạnh phúc đích thực cũng dần bị xoá nhoà, quên lãng. Đau lòng biết bao khi nghe câu chuyện sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa sát hại người tình dã man, đau không chỉ cho số phận cô gái xấu số mà còn đau cho Nghĩa, cho gia đình Nghĩa và nói rộng ra là cho cả xã hội. Nghĩa giết một người và rồi Nghĩa sẽ phải đền tội ác, nhưng đó lại là lời răn đe, lời cảnh báo ta rằng rõ ràng có một bộ phận thanh niên, một số người đang dần để mình bị tha hoá, đang làm mất những giá trị tinh thần quý báu vốn được gìn giữ và bồi đắp trong suốt hàng ngàn năm qua. Ta phải làm gì để tái tạo, khôi phục những nét đẹp văn hoá con người để cho hạnh phúc lần nữa lại tìm đến? Đó chính là đấu tranh, đấu tranh để chống lại cám dỗ của cuộc đời, tự mình bảo vệ giá trị tự bản thân mình thì khi đó ta mới có đc sự thanh thản trong tâm hồn, tìm được tự tôn trọng, lòng yêu quý của mọi người, để rồi dù cho phải chết đi, giã từ cõi đời cũng không phải hối tiếc bởi lẽ thấy mình đã sống một cuộc đời ý nghĩa, giữ trọn giá trị con người, và đấy là hạnh phúc cuối cùng mà con ng tìm đến.




Xin lỗi box Văn vì spam nhé ^^.

Mình đánh giá cao bài viết này, lí luận của nó rất thực tế, đi vào nhiều góc cạnh của "Hạnh phúc".

Nhưng nó sẽ là hay hơn nếu congchualolem đưa ra được biện pháp nhằm rèn luyện cho mình cách có "sự đấu tranh". Lí thuyết là thế (nhiều người có thể nói được), nhưng làm thế nào để biến nó thành hành động, thành thực tiễn thì cần gì?
 
S

songlacho_dauchinhan

Rất đồng ý với người nào vừa nói trên đây.Nhưng tớ vẫn muốn nói đến 2 chữ " hạnh phúc" ở khía cạnh khác nữa. Có thể bài viết sẽ hay hơn đấy
 
C

ckiu.style

_ Hạnh phúc không phải là 1 món đồ vật, muốn có muốn mua là có. Hạnh phúc không phải món quà muốn tặng ai là tặng, muốn có hạnh phúc phải đấu tranh dành lấy.
_ Có nhiều loại hạnh phúc :
+ Hạnh phúc khi có được 1 mái ấm gia đình.
+ Hạnh phúc khi được 1 người đó quan tâm, bên cạnh.
+ Hạnh phúc khi đất nước hòa bình, ấm no.
+ ....
_ Ở mọi khía cạnh, mọi hoàn cảnh trog cuộc sốg, hạnh phúc khôg bao giờ đến với những ai không biết trân trọng nó. Để đơn giản hơn, chúng ta có rất nhiều ví dụ :
+ 1 đứa con ngỗ ngịch, khôg vâg lời cha mẹ. Suốt ngày chỉ biết ăn chơi, phá phách thì điều chắc chắn, tương lai của đứa con đó sẽ khôg có hạnh phúc, khôg sáng lạg như những người bạn cùng độ tuổi. Như vậy, nếu muốn có hạnh phúc thì đứa trẻ đó phải làm gì ?? Phải đấu tranh trog học tập, đấu trah tư tưởng khi gặp 1 chuyện khó khăn trog cuộc sống, đấu trah khi phải chọn lựa giữa những trò game, những cuộc hẹn vô bổ với sách vở .... Đó là những điều khó đứa trẻ nào có thể chọn lựa.
=> Chúng ta có thể rút ra kết luận từ 1 ví dụ đơn giản đó : Hạnh phúc là đấu tranh. Muốn có hạnh phúc phải biết lựa chọn những cái tốt với những cái xấu. Nếu chỉ biết ngồi không hưởng thụ thì cái hạnh phúc đó sẽ mãi lẫn tránh bạn.
_ Cũng như độc lập của đất nước. Nếu ông cha ta ngày trước không biết đấu tranh dành lại quê hương đất nước thì ngày giờ này, con em chúng ta và cả bản thân ta đâu có được cái hạnh phúc tự do như bây giờ.
=> Ngay từ giờ, khi còn ngồi ở mái trường, hãy suy nghĩ lại những hành động của mình. Nếu cứ ham chơi không lo học thì chắc chắn rằng, bạn sẽ không thể giữ chặt được cái thứ gọi là hạnh phúc. Hãy đứng lên đấu tranh vì bản thân và vì mọi người. Hạnh phúc là đấu tranh.
____ Bài của Ckiu viết, nếu có sai sót nhờ all mem sửa chữa, Ckiu cảm ơn nhiều.
^^~
 
T

thuy_078

Xin lỗi box Văn vì spam nhé ^^.

Mình đánh giá cao bài viết này, lí luận của nó rất thực tế, đi vào nhiều góc cạnh của "Hạnh phúc".

Nhưng nó sẽ là hay hơn nếu congchualolem đưa ra được biện pháp nhằm rèn luyện cho mình cách có "sự đấu tranh". Lí thuyết là thế (nhiều người có thể nói được), nhưng làm thế nào để biến nó thành hành động, thành thực tiễn thì cần gì?

Mạn phép được trả lời câu này của anh! Chỉ là em đi học ở lớp rèn luyện kĩ năng cho cán bộ đoàn hội mỗi tuần, có một bài gọi là "tự tạo mục tiêu cho bản thân" em sực nhớ tới câu hỏi của anh:
Tất cả chúng ta đều mong muốn được hạnh phúc, và đối với chúng ta, hạnh phúc gần như là một mục tiêu to lớn trong cuộc sống.Nhưng thật bất ngờ là trong buổi hôm đó, Trưởng khoa nói rằng hạnh phúc không phải là mục tiêu để vươn tới.
Cái đơn giản để có hạnh phúc đó là tự tạo ra hạnh phúc cho chính bản thân. Chọn cách sông vui vẻ và sống hết mình đó là thứ tạo ra hạnh phúc.
Nên chấp nhận bản thân mình, luôn trân trọng những gì mình đang có và nhìn cuộc sống bằng ánh mắt lạc quan ngay cả khi có những điều thật sự khó khăn.
Tự bản thân thấy vui vẻ, thỏa mãn thì bạn đang hạnh phúc đó. hỳ







 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

Em chỉ viết nó trong hơn 20' :) Và chỉ là đôi lời tản mạn:) Em k có ý viết nó như 1 bài nghị luận xã hội :) Cái mà em muốn nói :) Mỗi ng khi muốn tìm cho mình một cảm giác gọi là hp thì trc' tiên phải trải qua đau khổ, khó khăn, trập trùng những sóng gió thì hạnh phúc đó có giá trị và chỉ làm đc điều đó khi con người ta biết ĐẤU TRANH. Và cũng vì ĐẤU TRANH là bản năng sinh tồn của con người :)
 
C

camtien11

theo tôi chưa hẳn hạnh phúc là phải đấu tranh. đấu tranh có được coi là gành gực không ? mà nếu gành gực sẽ xảy ra sự tranh chấp. lúc này sẽ xảy ra 2 trường hợp + thắng : đương nhiên la hạnh phúc đúng hok ? nhưng chỉ là hạnh phúc của riêng mình => vậy là ích kỉ rồi
+ thua : có phải hạnh phúc thành thất vọng hok ?
mỗi người sẽ có cảm nhận và định nghĩa riêng về hạnh phúc . với tôi tôi coi hạnh phúc là môt món quà và không đòi hỏi . nếu là của tôi tự khắc nó sẽ đến với tôi . thà không chông đợi để khỏi phải hi vong và thất vọng . khi đó hạnh phúc đến tôi sẽ có đến 2 hạnh phúc 1 la cái hạnh phúc bất ngờ 2 là hạnh phúc đến với tôi . khỏi phải tranh dành hờn ghen đố kị mòn mõi mà cũng không đươc gì vì nó không phải là của mình . thà đến với nó 1 cach bất cấn còn hơn phải tranh giành hay cứơp của người khác . đó không phải la hạnh phúc .
 
C

camtien11

ai người nước mắt không rơi ?
ai người hạnh phúc không lần đấu tranh
đêm ngày mòn mõi chông mông
nhưng rồi hạnh phúc cũng vào tay ai !
 
C

congchualolem_b

Bn đừng tuyệt đối hoá hai từ hạnh phúc như vậy :) Có đôi lúc thứ mình đạt đc k phải là hạnh phúc đích thực mà đôi khi sự thất bại, mất mát lại tạo một niềm hạnh phúc mới mà thậm chí nó còn lớn hơn, mãnh liệt hơn lúc đầu :) Điều quan trọng là bản thân mỗi ng có vượt lên những thất bại đó hay k. Đứng dậy từ thất bại là bn có nhiều hơn hạnh phúc của ng khác r` :)
 
P

phamminhkhoi

theo tôi chưa hẳn hạnh phúc là phải đấu tranh. đấu tranh có được coi là gành gực không ? mà nếu gành gực sẽ xảy ra sự tranh chấp. lúc này sẽ xảy ra 2 trường hợp + thắng : đương nhiên la hạnh phúc đúng hok ? nhưng chỉ là hạnh phúc của riêng mình => vậy là ích kỉ rồi
+ thua : có phải hạnh phúc thành thất vọng hok ?

Ý kiến rất hay đấy :D

Không đấu tranh người ta không gọi là cao thượng mà gọi là hèn ! Hạnh phúc giả dối mà ngộ nhận về mình là hạnh phúc AQ, thoả mãn với tinh thần. Hạnh phúc là đấu tranh cho những quan điểm hạnh phúc thực sự của mình, không phải đấu tranh là giành giật, là đấu tranh với chính mình, là đấu tranh với những định kiến áp đặt vào mình, chứ !

mỗi người sẽ có cảm nhận và định nghĩa riêng về hạnh phúc . với tôi tôi coi hạnh phúc là môt món quà và không đòi hỏi . nếu là của tôi tự khắc nó sẽ đến với tôi . thà không chông đợi để khỏi phải hi vong và thất vọng

Gọi gì đây ? Hạnh phúc phải chăng ví như một người ăn mày không có tiền nên không sợ mất, không có quan hệ nên không sợ bị mếch lòng, không có nhà nên không sợ nhà bị cháy, không có gì và cũng chẳng mất gì mà cũng chẳng phải chờ đợi điều gì ?

Sai lầm của bạn là định nghĩa hp quá hẹp (hình như bạn quan niệm hạnh phúc= tình yêu thì phải, nên mới có những cụm từ hờn ghen, dối trá..... Tính yêu chỉ là một khía cạnh của hạnh phúc thôi, hạnh phúc ở tâm hồn.)

Hạnh phúc khác với ích kỉ. Người ích kỷ đi phá hạnh phúc (chính đáng) của người khác để thoả mãn cho dục vọng của mình, nhưng y nhận được không phải hạnh phúc mà là sự hả hê. Người cao thượng tha thứ cho kẻ khác vì biết thứ đó mình không cần thiết phải nắm giữ. Một loại người nữa đấu tranh cho hạnh phúc của người khác, y cũng nhận được sự thanh thản của mình. Với cả 3 loại người, đều nhằm mục đích thoả mãn những ước vọng của bản thân. Người bỉ ổi thì mong chiếm hữu càng nhiều càng tốt, người cao thượng thì mong thanh thản.

Đừng giới hạn rằng hạnh phúc bao giờ cũng phải là tốt đẹp. Hạnh phúc bao giờ cũng là sự hi sinh cho một chân lý nào đấy, không phải lớp vỏ ngoài ảo tưởng bao bọc cho sự nhu nhược, nhút nhát, gió chiều này xoay chiều ấy, ngại va chạm. Người hạnh phúc nhất là người chửng tỏ được rằng mình đúng, bằng miệt mài và lao động hăng say. Quá trình ấy cũng là đấu tranh, đấu tranh với chính mình, đấu tranh với cuộc sống nhiều va chạm.

Hạnh phúc không phải một món quà mà phải cố gắng hết mình để đạt lấy.

Ngay cả trong các truyện cổ tích, không bao giờ một ông Bụt hay một bà Tiên hiện ra giúp đỡ nhân vật chính từ A----> Z. Bạn hãy tự hỏi tại sao thay vì giúp cô Tấm lẻ tẻ hết từ lần này đến lần khác, ông Bụt không úm ba la ra một cung điện rồi đặt cô vào đó với vô số tiền vàng ? Và nếu bạn để ý kĩ hơn nữa, những công việc bất khả thi như nhặt thóc, ông Bụt cũng không bao giờ hiện ra ngay mà phải đợi đến khi Tấm làm chán chê và thấy bất lực ông mới hiện lên và hỏi :"Vì sao con khóc". Tiếng khóc (nước mắ) ở đây là chỉ sự chán nản khi thất bại và chỉ khi đó người ta mới nhận thấy điều màu nhiệm. Tiếng khóc không phải "báo động" cho Bụt vì Bụt nhì bao quát cả trần gian cơ mà :)
 
Top Bottom