Hóa 10 Halogen

Green Tea

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng sáu 2018
784
281
101
21
Thừa Thiên Huế
THPT Chi Lăng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xét một hợp chất A gồm các nguyên tố: lưu huỳnh (trong phân tử A chỉ có 1 nguyên tử lưu huỳnh), oxy và halogen (trong số các halogen Cl, Br, I). Thủy phân hoàn toàn A trong nước cho đến khi thu được dung dịch B có nồng độ ổn định đều là 0,1M.
Tiến hành phân tích dung dịch tạo nên qua những thực nghiệm và được kết quả:
Thí nghiệm 1: Thêm dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 và AgNO3: xuất hiện kết tủa vàng.
Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch Ba(NO3)2: không xuất hiện kết tủa.
Thí nghiệm 3: Thêm dung dịch KMnO4 trong môi trường axit: thấy mất màu tím; sau đó thêm dung dịch Ba(NO3)2: xuất hiện kết tủa trắng (không tan trong môi trường axit).
Thí nghiệm 4: Thêm dung dịch Cu(NO3)2: không xuất hiện kết tủa.
1) Xác định thành phần các ion trong dung dịch B và viết các phương trình hóa học xảy ra.
2) Viết các công thức hóa học có thể có của A.
3) Vẽ cấu trúc của A, cho biết trạng thái lai hóa của lưu huỳnh trong A.
 

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
Xét một hợp chất A gồm các nguyên tố: lưu huỳnh (trong phân tử A chỉ có 1 nguyên tử lưu huỳnh), oxy và halogen (trong số các halogen Cl, Br, I). Thủy phân hoàn toàn A trong nước cho đến khi thu được dung dịch B có nồng độ ổn định đều là 0,1M.
Tiến hành phân tích dung dịch tạo nên qua những thực nghiệm và được kết quả:
Thí nghiệm 1: Thêm dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 và AgNO3: xuất hiện kết tủa vàng.
Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch Ba(NO3)2: không xuất hiện kết tủa.
Thí nghiệm 3: Thêm dung dịch KMnO4 trong môi trường axit: thấy mất màu tím; sau đó thêm dung dịch Ba(NO3)2: xuất hiện kết tủa trắng (không tan trong môi trường axit).
Thí nghiệm 4: Thêm dung dịch Cu(NO3)2: không xuất hiện kết tủa.
1) Xác định thành phần các ion trong dung dịch B và viết các phương trình hóa học xảy ra.
2) Viết các công thức hóa học có thể có của A.
3) Vẽ cấu trúc của A, cho biết trạng thái lai hóa của lưu huỳnh trong A.
TN1: CHứng tỏ thành phần của B chứa ion Br- hoặc I-
TN2: B ko chứa ion SO42-/SO32-
TN3: B+ KMnO4/H+ ===> mất màu tím vậy thành phần B có tính khử
Sp + Ba(NO3)2 xuất hiện kết tủa trắng ko tan trong môi trường axit => kết tủa là BaSO4
Vậy B + KMnO4/H+ thì S trong A sẽ bị oxi hóa lên mức oxi hóa +6, tồn tại dưới dạng ion SO42-
TN4:
1. Thành phần ion của dung dịch B gồm: H+; Br-; SO2
2. Công thức hóa học của A là SOBr2 (do SOI2 rất kém bền)
3. Cấu trúc của A
upload_2019-3-15_19-54-5.png
S ở trạng thái lai hóa sp3
 
  • Like
Reactions: Green Tea

Green Tea

Banned
Banned
Thành viên
28 Tháng sáu 2018
784
281
101
21
Thừa Thiên Huế
THPT Chi Lăng
TN1: CHứng tỏ thành phần của B chứa ion Br- hoặc I-
TN2: B ko chứa ion SO42-/SO32-
TN3: B+ KMnO4/H+ ===> mất màu tím vậy thành phần B có tính khử
Sp + Ba(NO3)2 xuất hiện kết tủa trắng ko tan trong môi trường axit => kết tủa là BaSO4
Vậy B + KMnO4/H+ thì S trong A sẽ bị oxi hóa lên mức oxi hóa +6, tồn tại dưới dạng ion SO42-
TN4:
1. Thành phần ion của dung dịch B gồm: H+; Br-; SO2
2. Công thức hóa học của A là SOBr2 (do SOI2 rất kém bền)
3. Cấu trúc của A
View attachment 105251
S ở trạng thái lai hóa sp3
sao trong đáp án nó lại có cả gốc Cl- nx cj ạ, nhờ cj giải thích giúp e vs
upload_2019-3-15_22-1-41.png
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006

Tâm Hoàng

Cựu Cố vấn Hóa
Thành viên
25 Tháng mười 2018
1,560
1,681
251
27
Quảng Bình
Đại học Sư phạm Huế
sao trong đáp án nó lại có cả gốc Cl- nx cj ạ, nhờ cj giải thích giúp e vs
View attachment 105301
Vậy thì chị giải thiếu đấy, chị chưa nghĩ đến trường hợp có 1 nguyên tử Cl và 1 nguyên tử Brom trong phân tử.
Vì khi tác dụng với AgNO3 mà tạo kết tủa vàng thì chắc chắn phải chứa ion Br-/I-
Trong h/c có 1 nguyên tử Br cũng có thể tạo kết tủa vàng khi t/d với AgNO3 rồi, nên cấu tạo có Br rồi thêm Cl cũng đc đó e.
 
Top Bottom