Hóa halogen

Duyen Nguyen

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng năm 2017
595
235
124
Nam Định
Trường THPT Trực Ninh B
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.a,chứng minh halogen là những phi kim có tính oxi hóa mạnh. Giải thích & viết phương trình.
b,so sánh tính oxi hóa của các halagen. Giải thích và viết phương trình chứng minh.
c,tại sao flo chỉ thể hiện tính oxi hóa còn Clo, brom, iot vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử?
- viết phương trình chứng minh clo, brom, iot vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử
2.a, so sánh tính chất của các hidro halogenua
b, đối với các axit halogenhidric
- so sánh tính axit và tính khử. viết phương trình phản ứng chứng minh
- axit nào có khả năng ăn mòn thủy tinh?
- axit nào để lâu ngoài không khí chuyển sang màu vàng nâu?
3.a, nêu phương pháp điều chế các halogen.
tại sao trong công nghiệp khi điều chế clo bằng cách điện phân dung dịch muối ăn lại phải có màng ngăn?
b,giải thích tại sao HF, HCl có thể điều chế bằng phương pháp sunfat còn HBr, HI thì không? nêu cách điều chế HBr và HI.
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật

minnyvtpt02

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng ba 2017
1,138
1,400
249
22
Ninh Bình
THPT NHO QUAN A
.a,chứng minh halogen là những phi kim có tính oxi hóa mạnh. Giải thích & viết phương trình.
- Do lớp e ngoài cùng đã có 7e nên halogen là những phi kim điển hình, dễ nhận thêm 1e thể hiện tính oxi hóa mạnh.
so sánh tính oxi hóa của các halagen. Giải thích và viết phương trình chứng minh.
- Tính oxi hóa của các halogen giảm dần khi đi từ F2 đến I2.
,tại sao flo chỉ thể hiện tính oxi hóa còn Clo, brom, iot vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử?
Bởi vì F có cấu tạo 1s2 2s2 2p5. Luôn luôn chỉ có 1 e độc thân dù ở trạng thái bình thường hay kích thích => F dễ nhận e này đi để trở thành F (-) nên không thế nhường thêm e đc nữa
viết phương trình chứng minh clo, brom, iot vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử
Cl2 + H2O ----------> HCl + HClO
 
  • Like
Reactions: Duyen Nguyen

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
b, đối với các axit halogenhidric
- so sánh tính axit và tính khử. viết phương trình phản ứng chứng minh
- axit nào có khả năng ăn mòn thủy tinh?
- axit nào để lâu ngoài không khí chuyển sang màu vàng nâu?
- tính axit và tính khử của các axit halogenhiđric tỉ lệ nghịch với tính phi kim (hay tính oxi hóa của phi kim), tức là HF<HCl<HBr<HI
- HF có khả năng ăn mòn thủy tinh: 4HF + SiO2 ---> SiF4 + 2H2O
- HBr không màu để lâu trong không khí chuyển thành màu vàng nâu do xảy ra phản ứng oxh-khử sau:
4HBr + O2 ---> 2H2O + 2Br2 (dd nước brom có màu vàng nâu)
3.a, nêu phương pháp điều chế các halogen.
tại sao trong công nghiệp khi điều chế clo bằng cách điện phân dung dịch muối ăn lại phải có màng ngăn?
b,giải thích tại sao HF, HCl có thể điều chế bằng phương pháp sunfat còn HBr, HI thì không? nêu cách điều chế HBr và HI.
a/ điều chế halogen:
+ F2: điện phân KF trong HF lỏng
+ Cl2: điện phân dd NaCl có màng ngăn
+ Br2: oxi hóa NaBr bằng Cl2
+ I2: tách I2 từ rong biển (trong SGK lớp 10 có hay gì á)
b/ Khi điện phân dung dịch NaCl nếu không có màng ngăn thì Cl2 sinh ra ở anot sẽ tác dụng với NaOH ở catot
Cl2 + 2NaOH ---> NaCl + NaClO + H2O (nước javen)
c/ không dùng phương pháp sunfat để điều chế HBr và HI vì 2 axit này có tính khử mạnh, còn H2SO4 đặc lại có tính oxi hóa mạnh nên chúng dễ dàng phản ứng với nhau
2HBr + H2SO4 ---> Br2 + SO2 + 2H2O
 
  • Like
Reactions: Duyen Nguyen
Top Bottom