Văn 11 Hai đứa trẻ

kimcuajin

Học sinh
Thành viên
15 Tháng chín 2019
12
4
21
TP Hồ Chí Minh
The America School

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc chiều tà trong tác phẩm Hai đứa trẻ - Thạch Lam. Từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của tac giả.
--> Mọi người giúp em nêu vấn đề với làm bài văn với ạ
Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, cảnh chiều tàn, tác giả Thạch Lam và phong cách nghệ thuật của ông
Thân bài:
1. Hoàn cảnh sáng tác
2. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn

- Cảnh chiều tàn của thiên nhiên phố huyện
+ Âm thanh quen: tiếng trống thu không báo hiệu, tiếng kêu của ếch nhái, tiếng muỗi vo ve
+ Hình ảnh và màu sắc: Phương Tây đỏ rực như lửa cháy, những áng mây ánh hồng như hòn than sắp tàn, dãy tre làng đen lại
+ Đường nét: dãy tre làng cắt theo hình rõ rệt trên nền trời
-> Cảnh vật lúc chiều tàn thật rực rỡ, sinh động nhưng cũng thật tĩnh lặng, thơ mộng
- Đời sống con người
+ Cảnh chợ tàn: đó là buổi chợ của vùng quê nghèo, buổi chợ đã vãn từ lâu, người đã về hết, tiếng ồn ào cũng mất, thứ còn sót lại là “rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”, “có mùi âm ẩm bốc lên”.
+ Những mảnh đời tàn:
  • Những đứa trẻ con nhà nghèo đi lại tìm tòi, nhặt nhạnh lại những gì còn sót lại của buổi chợ
  • Chị Tí: ngày mò cua bắt ốc, tối bán hàng nước sơ sài, ế ẩm với cuộc sống chật vật bấp bênh
  • Bác Siêu: Tưởng như khá giả nhất nhưng lại bấp bênh
  • Chị em Liên ngồi trên cái chõng nát trông coi quầy tạp hóa nhỏ mà mẹ giao cho
  • Gia đình bác Xẩm: Cảnh đời bất hạnh sống trông chờ vào sự bố thí của người đời
  • Cụ Thi điên: Cười khanh khách ma quái, tới mua rượu rồi lảo đảo lẩn vào trong bóng tối
-> Cuộc sống tẻ nhạt, vô vị, lặp đi lặp lại của người dân nơi phố huyện nghèo
- Tâm trạng của chị em Liên
+ Ngồi trước cửa hàng, hai chị em Liên ngồi im lặng, mắt ngập đầy bóng tối, lòng thì buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn
+ Cảm nhận mùi riêng của đất, của quê hương này
+ Khi thấy lũ trẻ con nhà nghèo phải đi tìm tòi trong bãi rác -> Liên động lòng thương nhưng cũng “không giúp được gì”
+ Không những thế, Liên còn xót thương cho chị Tí phải làm lụng vất vả mà vẫn nghèo hoàn nghèo, vẫn ngày một vất vả
-> Tấm lòng trắc ẩn đối với con người, thương người và đồng cảm với những mảnh đời nghèo khổ, là người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm
3. Phong cách nghệ thuật của Thạch Lam
- Nghệ thuật miêu tả tinh tế, làm nổi bật sự chuyển biến của tâm trạng con người cũng như sự biến đổi của cảnh vật
- Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất thơ -> Cho thấy tâm trạng bâng khuâng, man mác trước cảnh ngày tàn
- Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế mà vẫn rất tự nhiên, mang lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc
- Cốt truyện đơn giản nhưng ẩn chứa sau nó là giá trị nhân đạo mà Thạch Lam muốn gửi gắm
=> Tất cả đều làm nên một phong cách rất Thạch Lam
Kết bài:
- Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật
- Nêu cảm nghĩ bản thân
 
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~
Top Bottom