Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nêu các tính chất hóa học của H2SO4 đặc ( nóng)
có thể tác dụng vs các kim loại yếu như Cu, AgNêu các tính chất hóa học của H2SO4 đặc ( nóng)
không đầy đủ chị ạ, oxit bazo có tính khử là những oxit của các kim loại từ Zn trở về sau trong dãy hoạt động hóa học hả chịTrong sách giáo khoa có mà @Jungha
h2so4 đn ko oxi hóa được Au và Ptkhông đầy đủ chị ạ, oxit bazo có tính khử là những oxit của các kim loại từ Zn trở về sau trong dãy hoạt động hóa học hả chị
Ag là chất khử thế Ag2O có là 1 oxit bazo khử không hả chị@Jungha oxit bazo có tính khử là oxit bazo chưa đạt số oxi hóa cao nhất. Tức là khi một chất còn tính khử thì sẽ tạo phản ứng oxi hóa - khử và bị chất "đối tác" oxi hóa lên số oxi hóa cao hơn, nhưng khi nó đã là cao nhất rồi thì nó không còn tính khử nữa, không chất nào có thể đẩy nó lên mức số oxi hóa cao hơn nữa.
Nếu em còn học THCS thì từ từ hẵn hiểu cũng được, lên lớp 10 em sẽ rõ hơn nha.
Còn tính chất đầy đủ của Axit sunfuric đặc nóng đây:
1. H2SO4 đặc là axit mạnh
- Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
- Tác dụng với bazơ (trong đó kim loại đã có mức oxi hóa cao nhất) tạo thành muối và nước.
- Tác dụng với oxit bazơ (trong đó kim loại đã có mức oxi hóa cao nhất) tạo thành muối và nước.
- Tác dụng với muối (trong đó kim loại đã có số oxi hóa cao nhất) tạo thành muối và nước.
2. Tính oxi hóa mạnh
Trong H2SO4, S có mức oxi hóa cao nhất (+6) nên H2SO4 đặc nóng còn có tính oxi hóa mạnh.
a. Tác dụng với kim loại
- H2SO4 đặc phản ứng được với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt) → muối trong đó kim loại có hóa trị cao + H2O + SO2 (S, H2S).
- Sản phẩm khử của S+6 tùy thuộc vào độ mạnh của kim loại: kim loại có tính khử càng mạnh thì S+6 bị khử xuống mức oxi hóa càng thấp.
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O
5H2SO4 + 4Zn → 4ZnSO4 + H2S + 4H2O
- H2SO4 đặc nguội thụ động với Al, Fe và Cr.
b. Tác dụng với phi kim → oxit phi kim + H2O + SO2
S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O (t0)
C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (t0)
2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O
c. Tác dụng với các chất khử khác
2H2SO4 + 2FeSO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O
2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
À, chị ví dụ nha, sắt (Fe) có số oxi hóa cao nhất là +3 trong [tex]Fe_{2}O_{3}[/tex], khi đó Fe không còn tính khử. Nhưng nếu vẫn là Fe, nhưng Fe trong FeO thì lại có số oxi hóa là +2, thì chất này vẫn còn tính khử.Hợp chất có tính khử là hợp chất của các kim loại như thế nào ạ?
Ag2O là 1 oxit bazo có tính khử.Ag là chất khử thế Ag2O có là 1 oxit bazo khử không hả chị