Gửi Thầy Ngọc, mong thầy lưu ý.

N

ngochoanhqt

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thưa thầy, trong so những bài giảng sắp tới mà thầy sẻ dạy, có bài về phương pháp quy đổ, 1 pp hay và khó, em va các bạn củng đả đả biết sơ qua về PP này, nhung em vẩn thấy khó khăn trong việc quy đổi các chất trong các HCHC(1 dạng bt kho), thêm vào dạng quy đổi hh O2 vs O3.... Và nhửng dạng khó khác. Vậy em mong thầy trong bài giảng tới, thầy sẻ nêu lên nhiều ví dụ về dang này, giúp cho chúng em có cái nhìn khái quat và sâu sắc về pp nay,để chúng em có thể giải quyết được nhửng câu `` điểm 9, điểm 10`` của đề DH. Vì thấy khó khăn trong những dạng bt này nên em mong thầy lưu ý dạng này, em xin cám ơn Thầy. Chào Thầy!
 
H

hocmai.vukhacngoc

em thông tin muộn quá, bài giảng này thầy ghi hình mất rồi :p

Phương pháp quy đổi là một phương pháp khá sáng tạo và khá mới nên có nhiều cách tiếp cận khác nhau :) thầy đã cố gắng truyền đạt những gì thầy cho là hợp lý nhất đôi với các em. Hy vọng các em có thể nắm bắt được các nguyên lý tư duy của phương pháp này!

P/S: thầy ghi nhận lưu ý của em nhưng thú thực là thầy vẫn chưa hiểu những điều em viết ở trên lắm, nếu có khó khăn ở bài tập nào, em hãy post lên đây thầy sẽ cố gắng phân tích cho em hiểu :)
 
N

ngochoanhqt

em thông tin muộn quá, bài giảng này thầy ghi hình mất rồi :p

Phương pháp quy đổi là một phương pháp khá sáng tạo và khá mới nên có nhiều cách tiếp cận khác nhau :) thầy đã cố gắng truyền đạt những gì thầy cho là hợp lý nhất đôi với các em. Hy vọng các em có thể nắm bắt được các nguyên lý tư duy của phương pháp này!

P/S: thầy ghi nhận lưu ý của em nhưng thú thực là thầy vẫn chưa hiểu những điều em viết ở trên lắm, nếu có khó khăn ở bài tập nào, em hãy post lên đây thầy sẽ cố gắng phân tích cho em hiểu :)

Em cám ơn thầy, Thật tiếc là thầy đả ghi hình bài giảng này. Em nhận thấy quy đổi trong vô cơ thường đơn giản hơn trong hưu cơ, và đây củng là điểm yếu của nhiều HS, trong đó có em...hihihi
Ví dụ như bài sau:
DH khố B 2011 : HH X gồm O2 à O3 có tỉ khối với H2 là 22. HH khí Y gồm mêtylamin va etylamin co d/H2=17,833. Để đốt cháy hoàn toàn V1 lit Y cần vừa đủ V2 lit khi X (biết spc gồm H2O, CO2, N2 đo ở cùng DK ) tỉ lệ V1 : V2 là:
A. 2:1 B 1:2 C, 5: 3 D, 3:5
câu này quy đổi nhanh hơn, hay đường chéo nhanh hơn Thầy. Thầy có thể giúp em!
Củng trong đề Khối B 2011 củng có 4-5 câu Hửu cơ dùng đến pp quy đổi,
Cụ thể: HH X gồm vinylaxetat, metylaxetat, etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam hhX ===> 2,16 gam H2O. % số mol của Vinylaxetat là:
A 25% B,27,92% C, 72,08% D 75%.
Và còn nhiều câu khác nửa, mà theo em đây là những câu phân loại. Thật tiếc là thầy đả ghi hinh, ko thì thầy có thể giúp chúng em tường tận được điiểm này. Chào Thầy!



 
H

hocmai.vukhacngoc


Em cám ơn thầy, Thật tiếc là thầy đả ghi hình bài giảng này. Em nhận thấy quy đổi trong vô cơ thường đơn giản hơn trong hưu cơ, và đây củng là điểm yếu của nhiều HS, trong đó có em...hihihi
Ví dụ như bài sau:
DH khố B 2011 : HH X gồm O2 à O3 có tỉ khối với H2 là 22. HH khí Y gồm mêtylamin va etylamin co d/H2=17,833. Để đốt cháy hoàn toàn V1 lit Y cần vừa đủ V2 lit khi X (biết spc gồm H2O, CO2, N2 đo ở cùng DK ) tỉ lệ V1 : V2 là:
A. 2:1 B 1:2 C, 5: 3 D, 3:5
câu này quy đổi nhanh hơn, hay đường chéo nhanh hơn Thầy. Thầy có thể giúp em!
Củng trong đề Khối B 2011 củng có 4-5 câu Hửu cơ dùng đến pp quy đổi,
Cụ thể: HH X gồm vinylaxetat, metylaxetat, etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam hhX ===> 2,16 gam H2O. % số mol của Vinylaxetat là:
A 25% B,27,92% C, 72,08% D 75%.
Và còn nhiều câu khác nửa, mà theo em đây là những câu phân loại. Thật tiếc là thầy đả ghi hinh, ko thì thầy có thể giúp chúng em tường tận được điiểm này. Chào Thầy!




^^ em chờ xem bài giảng "Phương pháp Quy đổi" của thầy rồi thử giải theo dạng 3 - Quy đổi chất trung bình xem thế nào nhé.

Yên tâm là với khối lượng kiến thức mà thầy đã truyền đạt trong toàn khóa và Khối lượng Bài tập tự luyện đã được phân loại trong khóa của thầy thì thầy tin là không có câu hỏi hay bài tập nào trong đề thi mà mình chưa từng đề cập tới.

Dĩ nhiên là đề thi thì sẽ có sự biến đổi. Điều quan trọng là em phải hiểu được gốc rễ của vấn đề và thực sự làm chủ những kiến thức thầy đã truyền đạt thì không có câu hỏi hay bài tập nào có thể làm khó dễ mình được.

Chúc các em học tốt!
 
D

drthanhnam

Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 là 22 . Hỗn hợp khí Y gồm metylamin và etylamin có tỉ khối so với H2 là 17,833. Để đốt cháy hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí khi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V1 : V2 là:
A. 3 : 5 B. 5 : 3 C. 2 : 1 D. 1 : 2
X: nO3=3nO2=> V1 lit X quy về 11V1/8 lit O2
Y:Quy về V2 lit CnH2n+3N (n=4/3)
[tex]C_nH_{2n+3}N+\frac{3n+1,5}{2}O_2\rightarrow nCO_2+(n+1,5)H2O+0,5N_2[/tex]
[tex]\frac{3n+1,5}{2}V_2=\frac{11V_1}{8}[/tex]
Khi n=4/3, Dễ tính được V1/V2=2:1=> Đáp án C
HH X gồm vinylaxetat, metylaxetat, etyl fomat. Đốt cháy hoàn toàn 3,08 gam hhX ===> 2,16 gam H2O. % số mol của Vinylaxetat là:
A 25% B,27,92% C, 72,08% D 75%.
X gồm có:C4H6O2(vinyl axetat), C3H6O2(metyl axetat, etyl fomat)
Nhận thấy các chất của X đều có chung CTPT dạng CnH6O2
mà đốt X--> 2,16 gam H2O <=> 0,12 mol=> nX=0,04 mol
=> M(tb) của X là 77
Đến đây bạn có thể dùng sơ đồ đường chéo hoặc pp giá trị trung bình để tìm ra% khối lượng của Vinyl axetat.
Đáp số là 25%
Những bài trên có thể dùng nhiều cách để giải, hoặc có nhiều cách quy đổi khác nhau. Vấn đề là bạn phải tư duy cách làm là nhanh và phù hợp với bạn nhất.
Bạn có thể tham khảo bài viết trên blog của thầy Ngọc về việc kết hợp 3 phương pháp quy đổi-đường chéo-trung bình. Mình thấy bài viết ấy rất hay đấy.
Chúc bạn học tốt!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom