Toán 12 GTLN, GTNN tích phân. bất đẳng thức tích phân

Sweetdream2202

Cựu Cố vấn Toán
Thành viên
24 Tháng mười 2018
1,616
1,346
216
24
TP Hồ Chí Minh
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Kiến thức
- cho các hàm số [tex]f(x), g(x), h(x)[/tex] có đạo hàm trên khoảng [a;b] khi đó, ta có:
  • nếu [tex]f(x)\geq g(x)\geq h(x),\forall x\in [a;b]=>\int_{a}^{b}f(x)dx\geq\int_{a}^{b}g(x)dx \geq \int_{a}^{b}h(x)dx[/tex]
  • [tex]|\int_{a}^{b}f(x)dx|\leq |\int_{a}^{b}f(x)|dx[/tex]
  • [tex]\int_{a}^{b}(f(x))^{2n}dx\geq 0[/tex]. dấu bằng xảy ra khi [tex]f(x)=0,\forall x\in [a;b][/tex]
  • Bất đẳng thức Holder về tích phân:
[tex]\int_{a}^{b}|f(x).g(x)|dx\leq (\int_{a}^{b}|f(x)|^mdx)^{\frac{1}{m}}.(\int_{a}^{b}|g(x)|^ndx)^{\frac{1}{n}}[/tex] với m, n > 0 và [tex]\frac{1}{m}+\frac{1}{n}=1[/tex]
với [tex]m=n=2=>\left ( \int_{a}^{b}f(x).g(x) dx\right)^2\leq \int_{a}^{b}f^2(x)dx.\int_{a}^{b}g^2(x)dx.[/tex]
dấu bằng xảy ra khi f(x)=k.g(x)
II. ví dụ
1. cho f(x) liên tục trên [tex][0;\frac{\pi }{2}],\int_{0}^{\frac{\pi }{2}}(f^2(x)-2\sqrt{2}.f(x).sin(x-\frac{\pi }{4}))dx=\frac{2-\pi }{2}[/tex]. tính [tex]\int_{0}^{\frac{\pi }{2}}f(x)dx[/tex].
để ý thì ta thấy, biểu thức bên trong dấu tích phân có thể đưa về 1 bình phương, vây nên ta nghĩ đến việc thêm bớt để xuất hiện bình phương bên trong tích phân.
[tex]\int_{0}^{\frac{\pi }{2}}(f^2(x)-2\sqrt{2}.f(x).sin(x-\frac{\pi }{4})+2sin^2(x-\frac{\pi }{4}))dx-\int_{0}^{\frac{\pi }{2}}2sin^2(x-\frac{\pi }{4})dx=\frac{2-\pi }{2}<=>\int_{0}^{\frac{\pi }{2}}(f(x)-\sqrt{2}.sin(x-\frac{\pi }{4}))^2dx=0[/tex]
do đó, ta suy ra [tex]f(x)=\sqrt{2}sin(x-\frac{\pi }{4})[/tex]
vậy, [tex]\int_{0}^{\frac{\pi }{2}}f(x)dx=\int_{0}^{\frac{\pi }{2}}\sqrt{2}sin(x-\frac{\pi }{4})dx=0[/tex]
2. cho hàm số f(x) có đạo hàm trên [0;1] thỏa mãn f(1)=0, [tex]\int_{0}^{1}\left [ f'(x) \right ]^2dx=7; \int_{0}^{1}x^2f(x)dx=\frac{1}{3}[/tex]. tính [tex]\int_{0}^{1}f(x)dx[/tex] ( đề minh họa 2018 )
sử dụng phương pháp tích phân từng phần ta sẽ có:
[tex]\frac{1}{3}=\int_{0}^{1}x^2f(x)dx=\frac{x^3}{3}f(x)\left.\begin{matrix} 1\\ 0 \end{matrix}\right|-\frac{1}{3}\int_{0}^{1}x^3f'(x)dx=>\int_{0}^{1}x^3f'(x)dx=-1[/tex]
áp dụng bất đẳng thức holder cho tích phân, ta có:
[tex]1=(\int_{0}^{1}x^3f'(x)dx)^2\leq \int_{0}^{1}x^6dx.\int_{0}^{1}[f'(x)]^2dx=\frac{1}{7}.7=1[/tex]
do đó dấu bằng xảy ra => [tex]f'(x)=k.x^3[/tex]
lại có: [tex]\int_{0}^{1}x^3f'(x)dx=-1=>k=-7=>f'(x)=-7x^3=>f(x)=\frac{-7x^4}{4}+C[/tex]
mà f(1)=0 => [tex]C=\frac{7}{4}=>f(x)=-\frac{7x^3}{4}+\frac{7}{4}=>\int_{0}^{1}f(x)dx=\int_{0}^{1}(-\frac{7x^3}{4}+\frac{7}{4})dx=\frac{7}{5}[/tex]
 
Top Bottom