Văn gợi ý dàn bài

Dìu Thị Hiếu

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng năm 2017
72
26
11
23
Đăk nông

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
bạn tham khảo nhé :)
Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi.
Toàn bộ thơ chữ Hán còn lại của Nguyễn Trãi là 105 bài. Phần lớn thơ văn của Nguyễn Trãi đều viết bằng chữ Hán. Tác phẩm viết bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi gồm có hai phần: văn xuôi và thơ. Phần nội dung và nghệ thuật của thơ rất phong phú. Nổi bật là:
2.1. Tư tưởng nhân nghĩa, tinh thần lo cho nước, thương dân, chủ nghĩa yêu nước.
Lối sống lâu đời của dân tộc ta là tình yêu thương chân thành giữa nhân nhân lao động, là tinh thần đoàn kết gắn bó chặt chẽ với nhau, là tấm lòng “thương người như thể thương thân”. Chính nhấn mạnh điều này mà trong mở đầu Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi viết:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Trong xã hội phương Đông, nhân nghĩa là phạm trù cơ bản của đạo đức học. Nhưng nhân nghĩa lại mang một nội dung rất khác nhau giữa các giai cấp và giữa các dân tộc mà trong đó mối quan hệ vua tôi là mối quan hệ trung tâm và quyết định nhất. Dân tộc ta không thừa nhận nhân nghĩa theo kiểu ấy và Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh yêu cầu đầu tiên của nhân nghĩa là “yên dân”. Yên dân đó là điều mà Nguyễn Trãi luôn luôn theo đuổi. Đọc Quân trung từ mệnh tập, chúng ta đã thấy toát lên một tấm lòng yêu dân sâu sắc. Trong một bức thư trả lời Phương Chính có đoạn kể tội giặc như sau: “Nước này nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng là điếu dân phạt tội, kì thực là làm việc tàn bạo lấn cướp nước ta, bóc lột nhân nhân ta, thuế nặng hình nhiều, vơ vét của quí, dân mọn các làng không được yên sống”. Trong bài Biểu cầu phong (bài số 21), vì ta chủ trương giảng hòa nên không tiện thẳng tay vạch mặt triều đình nhà Minh, nhưng Nguyễn Trãi cũng nói lên được nỗi phẫn nộ và tâm trạng đau xót trước cảnh tàn hại do giặc xâm lược gây ra cho nhân dân ta “…Dân chúng lưu ly, những nỗi lìa tan không kể xiết, binh sĩ đánh chác, luôn năm chết chóc đáng thương thay!”. Trong “Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi lên án giặc một cách nghiêm khắc:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm,.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khóa sạch không dầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
ngán thay cá mập thuồng luồng,
Kẻ bị bị đem vào núi đãi vàng,

Khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Nguyễn Trãi đã nhìn rõ những mối tai vạ mà giặc Minh đem lại cho nhân dân. Đối với Nguyễn Trãi, cứu nước trước hết là cứu dân. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã kế thừa một truyền thống lớn trong lịch sử tư tưởng nước Đại Việt và mặt khác khẳng định tinh thần thời đại của ông. Chính sách thân dân vốn là chính sách chung của các triều đại Lý, Trần. Và tư tưởng thân dân vốn là tư tưởng truyền thống của nhà lãnh đạo thời ấy. Kế thừa truyền thống tốt đẹp, Nguyễn Trãi nâng tư tưởng thân dân lên một mức cao hơn và coi việc chăm lo cho quyền lợi của dân là nội dung cơ bản của chủ nghĩa yêu nước. Quan điểm của ông đối với nhân dân tất nhiên bị sự hạn chế của thời đại. Đọc Bình Ngô đại cáo, ta thấy Lê Lợi hiện ra như một vị cứu tinh và lòng thương dân được tác giả phát biểu lên vẫn là lòng thương của một người ở trên mà cúi xuống với nhân nhân. Tất nhiên ở đây cũng cần hiểu rằng Nguyễn Trãi là nhân danh nhà vua mà viết nên có khi gọi “dân đen”, “con đỏ” theo cách gọi của nhà nho ngày trước và cùng với cách gọi đó với những kẻ yếu hèn- không phải là không nói lên được vai trò của nhân dân trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước. Ông đã miêu tả nghĩa quân như là một đạo quân có nguồn gốc từ nhân dân:
“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới,
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”

Chỉ với hai câu này, Nguyễn Trãi đã nêu lên được tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến chống Minh. Và Nguyễn Trãi, một người tham gia lãnh đạo phong trào, đã hiểu rất rõ thế nào là sức mạnh của nhân dân. Trong Quân trung từ mệnh tập, ông thường nói đến những nỗi đau khổ của dân với tất cả tấm lòng xót xa phẫn nộ và nói đến sức mạnh của dân với tất cả tấm lòng quí mến tin tưởng. Ông vạch rõ rằng, giặc sẽ thất bại và nghĩa quân Lam Sơn tất sẽ thắng lợi, vì một bên là “hại dân” vì một bên là “ yên dân”. Ông thường nêu cao sức mạnh của dân để răn đe kẻ địch ngoan cố. Trong bài Hậu tự huấn để răn đe thái tử, Nguyễn Trãi viết “Mến người có nhân là dân, mà chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”. Cũng ý ấy cũng đã được nhắc đến trong bài “Quan hải”:
Phúc chu thủy tín dân do thủy..
Nghĩa là:
Làm lật thuyền mới biết sức dân như nước.
Hay trong bài Mạn hứng ông viết:

Nụy ốc thê thân kham độ lão
Thương sinh tại niệm độc tiên ưu.

Nghĩa là:
Nhà nhỏ nương thân có thể qua tuổi già,
Lúc nào cũng nghĩ đến dân, riêng ôm mối tiên ưu
.
Thật rõ ràng, tư tưởng nhân nghĩa: trọng dân, yên dân, thương dân, ý chí vì dân là nội dung quán xuyến trong thơ văn chữ Hán của Nguyễn Trãi. Có điều là với Bình Ngô đại cáo thì tư tưởng, tình cảm và ý chí ấy đã được ông nêu cao như một tiêu đề trong một văn bản chính thức của nhà nước. Qua cuộc sống chiến đấu của mình Nguyễn Trãi hiểu rằng muốn thành công thì dựa vào sức mạnh của dân. Nhận thức về nhân dân của ông không phải là nhận thức mơ hồ mà là một nhận thức sâu sắc nảy sinh từ thực tiễn. Nêu cao vị trí và vai trò của dân, Nguyễn Trãi đã phản ánh thực tế của lịch sử cũng như yêu cầu của lịch sử. Với tư tưởng này thơ văn của Nguyễn Trãi đã phát biểu tư tưởng tiến bộ của thời đại.
Nói đến nước là nói đến dân. Nhưng dân phải cần có nước. Và để bảo vệ dân thì phải bảo vệ cương giới của tổ quốc, khẳng định quyền làm chủ của nhân dân với đất nước Việt, khẳng định tính chất bất khả xâm phạm của cương giới Việt. Trong Bình Ngô đại cáo ông viết :
Nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác..

Nêu cao nền văn hiến của dân tộc, thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện sự phản kháng quyết liệt đối với ý đồ xâm lược của giặc Minh. Trong khi xâm lược và chiếm đóng nước ta, giặc Minh đã cố thực hiện chủ trương tiêu diệt nền văn hóa Đại Việt, để đồng hóa dân tôc ta. Tướng giặc bắt nhân dân ta phải từ bỏ phong tục lâu đời của mình và phải theo phong tục phương Bắc. Chúng tìm cach ăn cướp hoặc tiêu hủy văn vật của nước Đại Việt… nhằm làm cho nhân dân quên lãng quá khứ vẽ vang của mình, từ bỏ những truyền thống anh hùng và sáng tạo của mình, mất gốc, mất nguồn để vĩnh viễn biến nước ta thành một nước của “ thiên triều”. Nhân dân ta phải đau xót về nỗi nước mất nhà tan, lại khốn khổ vì phong tục cổ truyền, nếp sống quen thuộc bị xáo trộn đảo điên. Cũng chung nỗi đau xót và khốn khổ với nhân dân, nhà văn hóa dân tộc Nguyễn Trãi lại càng căm phẫn vì thấy giặc Minh vừa phá hoại nền văn hóa dân tộc ta, vừa láo xược gọi dân tộc ta là man di để rồi giả nhân giả nghĩa lấy cớ là khai hóa mà âm mưu đồng hóa dân tộc ta. Trong thư gửi tướng giặc, nhiều lần ông đã lớn tiếng vạch mặt chúng là đồ bật nghĩa, gian ác, giả dối và dõng dạc tuyên bố rằng quân dân mới thực là nhân nghĩa, văn minh, chính trực. trong thư dụ thành Bắc Giang ông viết nước ta “là một nước thi thư” (tức là có văn) và “những bậc trí mưu đời nào cũng có” ( tức là có hiến), rằng “người có Bắc, Nam, đạo không kia khác” và “ nhân nhân quân tử không đâu là không có”. Là một người được giáo dục theo kinh điển của Nho gia, Nguyễn Trãi tất nhiên phải coi “thi thư” như nền tảng của văn hiến.
Nguyễn Trãi nói đến “đạo thánh nhân”, đến “tư văn” nhưng ông đã viết rằng việc nhân nghĩa mà đạo ấy nêu lên chủ yếu phải ở yên dân. Cho nên ‘đạo thánh nhân” mà ông nêu cao xét đến cùng lại là đạo lý của người Việt, vì lợi ích của đất nước Việt. Ông viết rằng: “Núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” chính là để khẳng dịnh tính độc lập của văn hóa dân tộc, “Nước Đại Việt ta từ trước vốn xưng nền văn hiến đã lâu” đó là một lời tuyên ngôn đầy tự hào về văn hóa dân tộc.
Thực tế lịch sử chứng minh rằng hơn mười thế kỉ Bắc thuộc trước kia đã không thể nào khuất phục nhân dân ta, điều đó một phần quan trọng cũng là nhờ vào sức đề kháng của nền văn hóa dân tộc. Hai mươi năm nội thuộc nhà Minh, với chính sách văn hóa tàn bạo nhất lại đã không thể phá hủy được nền văn hóa Đại Việt mà chỉ càng làm cho nhân dân có ý thức rõ rệt hơn về giá trị và sức mạnh của nền văn hóa ấy. Và ý thức về nền văn hóa dân tộc là một nội dung cần thấy rõ trong chủ nghĩa yêu nước của Nguyễn Trãi.
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi trước hết là ở chỗ dùng ngòi bút để chiến đấu cho Tổ quốc, cho nhân dân. Ông viết văn để đánh giặc. Những bài văn chữ Hán có tính chiến đấu cao và nội dung yêu nước sâu sắc viết trong thời gian kháng chiến được tập hơp lại thành Quân trung từ mệnh tập. Đây là tác phẩm có sức mạnh như những đạo quân, như những đợt tấn công mãnh liệt vào kẻ thù.
Chủ nghĩa yêu nước của Nguyễn Trãi không trừu tượng, nó gắn với nhiệm vụ lịch sử cụ thể. Chủ nghĩa yêu nước ấy gắn với tư tưởng nhân nghĩa. Nhưng tư tưởng nhân nghĩa này cũng không mơ hồ chung chung. Đề cao nhân nghĩa, Nguyễn Trãi căm ghét đến xương tủy kẻ thù của nhân nghĩa, tức là kẻ thù của tổ quốc:
Ngẫm thù nước há đội trời chung,
Căm giặc nước thề không cùng sống.

Cái yêu, cái ghét của Nguyễn Trãi phân minh rạch ròi, ranh giới địch ta trong tư tưởng của ông không lẫn lộn. Chủ nghĩa yêu nước của ông có tính chiến đấu mạnh mẽ. Yêu nước là đấu tranh không mết mỏi, không khoan nhượng với kẻ thù và quyết:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo..

Và cũng vì “chí nhân” mà quân ta đối xử khoan hồng với quân giặc đã đầu hàng. Nguyễn Trãi lấy làm tự hào để viết rằng khi tướng giặc đã chịu khuất phục thì “ thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh”.
Trong khi cổ vũ quân dân tiêu diệt địch, trong khi tiêu diệt giặc và đánh vào tinh thần chúng, Nguyễn Trãi lại luôn luôn thể hiện ý chí hòa bình của nhân dân ta. Có một điều đáng quí là Nguyễn Trãi yêu nước, yêu nhân dân, căm thù bọn tướng giặc, nhưng cũng thông cảm cho nhân dân và binh sĩ Trung Quốc bị tàn hại vì cuộc chiến tranh do bọn phong kiến nhà Minh gây ra. Ông đã vạch tội tướng giặc đối với nhân dân Trung Quốc như sau “…lại muốn cùng binh độc vũ, khiến những dân vô tội liền năm thiệt hại ở chốn gươm đao, những kẻ lưu ly luôn năm phải nát gan ở nơi đồng cỏ…” và ông khuyên chúng nên hối cải “để tránh khỏi sự giết hại trong thành, hàn gắn được vết thương trong nước, hòa hiếu lại thông, can qua giữ mãi” (Thư gửi Vương Thông). Nhân nghĩa về thực chất chính là chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc ta mà nội dung là coi trọng con người, coi trọng nhân dân, coi trọng sự nhân ái giữa người và người, coi trọng sự hòa hiếu giữa dân tộc và dân tộc. Nguyễn Trãi đã không những đã nêu cao được truyền thống của chủ nghĩa nhân đạo ấy mà còn gắn nó với chủ nghĩa yêu nước. Toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Trãi đã thể hiện chủ nghĩa yêu nước của dân tộc ta lúc đương thời, thể hiện ở mức cao nhất mà một nhà văn có thể làm được. Trong số các tác phẩm của nhà văn rất giàu nội dung yêu nước của ông thì nổi bật lên Bình Ngô đại cáo. Bình Ngô đại cáo là một là một bản tuyên ngôn nhân nghĩa, là một bản tuyên ngôn hòa bình và nhân đạo, là một bản cáo trạng tội ác của bọn phong kiến phương Bắc Trung Hoa, là một bản anh hùng ca quyết chiến, quyết thắng…Khẳng định tính bất khả xâm phạm của bờ cõi Đại Việt và văn hiến, rõ ràng là Bình Ngô đại cáo đã khẳng định nền độc lập thiêng liêng của tổ quốc, của dân tộc.
Tóm lại chủ nghĩa yêu nước đầy tính chiến đấu của Nguyễn Trãi có nội dung rất phong phú. Chủ nghĩa yêu nước ấy đã “tập đại thành” được những truyền thống yêu nước của các đời trước và những kinh nghiệm, những sáng tạo của phong trào dân tộc đầy tính nhân dân hồi đầu thế kỉ XV. Và chủ nghĩa yêu nước trong thơ văn Nguễn Trãi không những là một đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học mà cũng là một đóng góp lớn vào lịch sử văn hóa và tư tưởng nước ta.
2.2 Những sáng tạo nghệ thuật:
Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi về hình thức khá đơn giản. Phần lớn các bài thất ngôn bát cú như: Kí hữu (gửi bạn), Mạn hứng , Oan thán (than nỗi oan)… Trong các bài này mỗi đề mục một bài. Nhưng cũng có một số đề mục có từ hai đến năm bài. Ngoài ra có một số ít là ngũ ngôn bát cú, như các bài : Du sơn tự (chơi chùa núi), Dục Thúy sơn (Núi Dục Thúy), Tặng hữu nhân (tặng người bạn)…và thất ngôn tứ tuyệt như các bài Mộng sơn trung (chiêm bao trong núi) Vãn lập (buổi chiều đứng), Đề Đông sơn tự (đề chùa Đông sơn)… Thơ Nguyễn Trãi đều theo Đường luật, niêm, luật, vần rất là nghiêm chỉnh, câu chữ đối nhau rất là cân xứng . Chẳng hạn như các câu sau đây:
Về thơ ngũ ngôn:
Nhật mộ viên thanh cấp;
Sơn không trúc ảnh trường
.
( Chơi chùa núi)
(Trời chiều tiếng vượn gắt
Núi trọi bóng trúc dai.)
Và thơ thất ngôn trong các bài thất ngôn bát cú:
Đỗ lão hà tằng vong Vị bắc
Quản Ninh do tự khách Liêu đông..

( Đỗ lão khi nào quên Vị bắc.
Quản Ninh vẫn ở mãi Liêu đông).
Một đặc điểm nữa là thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi có nhiều bài dùng chữ rất cô đọng, chữ ít nghĩa nhiều. Sự cô đọng đạt đến độ cao. Ví dụ như các câu “Tử Mỹ cô trung đường nhật nguyệt; Bá nhân song lệ Tấn song hà” có nghĩa là “Tử Mỹ giữ tấm lòng trung riêng của mình đối với mặt trời, mặt trăng nhà Đường, Bá Nhân rơi hai hàng nước mắt vì non sông nhà Tấn. Mặc dù như thế, thơ của Nguyễn Trãi cũng giản dị và rõ ràng. Nguyễn Trãi dùng điển tích rất khéo, có khi người đọc dù không rõ điển tích cũng có thể hiểu nghĩa dễ dàng. Ví dụ như câu: “Thốn thiệt đãn tồn không tự tín; nhất hàn như cố diệc kham liên” (Tấc lưỡi vẫn còn, vẫn có thể tin là còn có cách nói năng xoay xở được: rét vẫn như cũ trông cũng đáng thương), xem câu thơ chúng ta có thể hiểu được tác giả muốn nói gì chứ bât tất phải biết rõ điển tích cái lưỡi của Trương Nhi, cái rét của Phạm Thúc nữa.
Đọc phần thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, người ta thấy rõ nhà thơ tiếp thu ảnh hưởng của thơ Đường, thơ Tống nhưng sự tiếp thu ấy có sáng tạo, nên niêm luật, đối xứng chặt chẽ, câu chữ hàm súc nhưng giản dị dễ hiểu. Nếu như thơ của các nhà thơ lớn Trung Quốc có tính dân tộc Trung Quốc, thì thơ Nguyễn Trãi cũng mang rất rõ những đường nét, màu sắc Việt Nam.
Đây là một cảnh chùa trên núi buổi chiều:
Vân quy thiền tháp lãnh,
Hoa lạc giản lưu hương,
Nhật mộ viên thanh cấp.
Sơn không trúc ảnh trường

Cá trung nhân hữu ý ,
Dục ngữ, hối hoàn vương
!”
(…Mây về, giường nhà sư mát lạnh,
Hoa lạnh dòng nước suối bốc hương.
Trời chiều tiếng vượn kêu càng dồn dập,
Núi quang, bóng trúc tha hồ rủ dài.
Trong đây biết bao tình ý?
Muốn nói bỗng nhiên lại quên!).
Trong văn học thời bấy giờ, rõ ràng không dễ gì nói được những lời nói bình dân, dùng những từ ngữ vốn xem là quê mùa. Đó không chỉ là vấn đề về hình thức mà còn là vấn đề về nội dung. Phải có một quan điểm thật vững chắc, một quan điểm gắn với người lao động thì mới có một lối thơ như thế.
Về văn xuôi chữ Hán, Nguyễn trãi đã vận dụng bút pháp tu từ học trong Hán học với sự thành thạo. Mở đầu các bức thư, cách xưng hô thông thường rất lễ phép, đôi lúc thân mật với những người hiểu rõ đạo lý. Nhưng đối diện với bọn vũ phu hỗn xược thì tác giả sẵng sàng dành cho nó những tiếng gọi xứng đáng “ Bọn Vương Thọ”, “Bảo cho mày, phương Chính thằng kẻ cướp hung dữ” theo lối nói nôm na, dân dã.
nguồn tập thơ nguyễn trãi
 

Dìu Thị Hiếu

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng năm 2017
72
26
11
23
Đăk nông
Thành viên KHÔNG được copy/gửi bài hàng loạt từ các website, diễn đàn, blog,... khác về gửi trong Diễn đàn (trích từ nội quy của diễn đàn)
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Thành viên KHÔNG được copy/gửi bài hàng loạt từ các website, diễn đàn, blog,... khác về gửi trong Diễn đàn (trích từ nội quy của diễn đàn)
bạn nhớ đọc kĩ lại nội quy diễn đàn nhé
với lại mình đã ghi nguồn rồi nhé
 

Dìu Thị Hiếu

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng năm 2017
72
26
11
23
Đăk nông
xin lỗi, tại mình nhìn thấy toàn chữ là chữ, chẳng thấy bạn ghi nguồn ở, giờ nhìn lại mới biết sai, hãy cùng nhau để phát triển diễn đàn hơn nhé!
 
Top Bottom