Gợi ý cho mình với mai mình phải làm bài rồi

B

buinhatduykbhb

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Để hoà tan 9,6g một hỗn hợp đồng mol (cùng số mol) của 2 oxit kim loại có hoá trị II cần 14,6g axit HCl. Xác định công thức của 2 oxit trên. Biết kim loại hoá trị II có thể là Be, Mg, Ca, Fe, Zn, Ba.

Bài 2: Khử 9,6g một hỗn hợp gồm Fe2O3 và FeO bằng H2 ở nhiệt độ cao, người ta thu được Fe và 2,88g H2O.

a/ Viết các PTHH xảy ra.

b/ Xác định thành phần % của 2 oxit trong hỗn hợp.

c/ Tính thể tích H2(đktc) cần dùng để khử hết lượng oxit trên.

Bài 3: Cho X và Y là 2 oxit của cùng một kim loại M. Biết khi hoà tan cùng một lượng oxit X như nhau đến hoàn toàn trong HNO3 và HCl rồi cô cạn dung dịch thì thu được những lượng muối nitrat và clorua của kim loại M có cùng hoá trị. Ngoài ra, khối lượng muối nitrat khan lớn hơn khối lượng muối clorua khan một lượng bằng 99,38% khối lượng oxit đem hoà tan trong mỗi axit. Phân tử khối của oxit Y bằng 45% phân tử khối của oxit X. Xác định các oxit X, Y.

Bài 4: Khử 2,4g hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 bằng H2 ở nhiệt độ cao thì thu được 1,76g hỗn hợp 2 kim loại. Đem hỗn hợp 2 kim loại hoà tan bằng dd axit HCl thì thu được V(lit) khí H2.

a/ Xác định % về khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp.

b/ Tính V (ở đktc).

Bài 5: Hoà tan 26,2g hỗn hợp Al2O3 và CuO thì cần phải dùng vừa đủ 250ml dung dịch H2SO4 2M. Xác định % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.

Bài 6: Cho hỗn hợp A gồm 16g Fe2O3 và 6,4g CuO vào 160ml dung dịch H2SO4 2M. Sau phản ứng thấy còn m gam rắn không tan.
 
Last edited by a moderator:
S

soccan

Bài 2
PTHH $Fe_2O_3+3H_2--->2Fe+3H_2O$
_________x____________________3x

$FeO+H_2--->Fe+H_2O$
___y_____________________y
Gọi x, y lần lượt là số mol $Fe_2O_3$ và $FeO$
$n_{H_2O}=\frac{2,88}{18}=0,16 mol$
Ta có $160x+72y=9,6$
$3x+y=0,16$
$ \Longleftrightarrow x=0,03 mol;y=0,06 mol$
Đến đây thì OK
;)
 
T

toiyeu9a3

bài 5:
$Al_2O_3 + 3H_2SO_4 ---> Al_2(SO_4)_3 + 3H_2O$
a------------3a---------------------------------------------------------------------------
$CuO + H_2SO_4 ---> CuSO_4 + H_2O$
b ----------b----------------------------------------------
ta có: 102a + 80b = 26,2 và 3a + b = 0,5
 
U

ulrichstern2000

Câu 2
Gọi công thức oxit của 2 kim loại lần lượt là AO và BO .số mol của mỗi kim loại là a (mol) (a > 0)
Các PTHH:
AO + 2HCl → ACl2 + H2O
a (mol) 2a (mol)
BO + 2HCl → BCl2 + H2O
a (mol) 2a (mol)
nHCl = 0,4 (mol)
Theo các PTHH ta có: 4a = 0,4 => a = 0,1 (mol)
Theo bài ta có PT theo khối lượng hỗn hợp:
0,1(A + 16) + 0,1(B + 16) = 9,6
\Leftrightarrow 0,1A + 1,6 + 0,1B + 1,6 = 9,6
\Leftrightarrow 0,1A + 0,1B = 6,4
\Leftrightarrow 0,1B = 6,4 – 0,1A
(Kẻ bảng để thử giá trị, nhưng mình ko tiện kẻ bảng nên làm theo lập luận)
+ Với A là Be => M(A) = 9 => M(B) = 55 (Mn) => loại (Mn không phải là kim loại hóa trị II)
+ Với A là Mg => M(A) = 24 => M(B) = 40 (Ca) => chọn
+ Với A là Fe => M(B) = 80 (loại)
+ Tương tự với các trường hợp còn lại sẽ cho kết quả loại.
Vậy 2 kim loại cần tìm là Mg và Ca
 
U

ulrichstern2000

Câu 4:
a) Gọi x, y lần lượt là số mol của CuO và Fe2O3 (x, y > 0)
Theo bài ta có PT theo khối lượng hỗn hợp:
80x + 160y = 2,4 (I)
Khử hỗn hợp oxit bằng H2 ở nhiệt độ cao ta có các PTHH sau:
CuO + H2 → (đk nhiệt độ) Cu + H2O
x (mol) x (mol)
Fe2O3 + 3H2 → (đk nhiệt độ) 2Fe + 3H2O
y (mol) 2y (mol)
Ta có PT theo khối lượng hỗn hợp kim loại:
64x + 112y = 1,76 (II)
Từ (I) và (II) ta có hệ phương trình… giải hệ được:
x = 0,01 (mol); y = 0,01 (mol)
=> Khối lượng mỗi oxit => thành phần phần trăm theo khối lượng (bạn tự giải nhé)
b) Hòa tan hỗn hợp 2 kim loại bằng axit HCl thì Cu không phản ứng. Ta có PTHH:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
nH2 = nFe = 2y = 0,02 (mol)
=> V(H2) = 0,02*22,4 = 0,448 (l)
 
U

ulrichstern2000

Bài số 6 kiểm tra lại đề đi bạn. HÌnh như vẫn chưa đủ dữ kiện
 
K

kagaminex

câu 1:
nHCl=0,4mol
gọi CTHH của 2 oxit kl hóa trị II có dạng là XO và YO. x là số mol của 2 oxit kl (nXO=nYO=xmol)
PTHH XO+2HCl-->XCl2+H2O
xmol->2xmol
PTHH YO+2HCl-->YCl2+H2O
xmol->2xmol
Theo đề ta có:
(X+16)x+(Y+16)x=9,6
2x+2x=0,4
=>X+Y=64
liệt kê nguyên tử khối của Be, Mg, Ca, Fe, Zn, Ba ta thấy chỉ có Mg và Ca thỏa mãn đk
=>CTHH của 2 oxit kl hóa trị II là MgO và CaO@};-@};-@};-@};-@};-[
/FONT]
 
B

buinhatduykbhb

Cho hỗn hợp A gồm 16g Fe2O3 và 6,4g CuO vào 160ml dung dịch H2SO4 2M. Sau phản ứng thấy còn m gam rắn không tan.

a/ Tính m.

b/ Tính thể tích dung dịch hỗn hợp gồm axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M cần dùng để phản ứng hết hỗn hợp A.
 
W

whitetigerbaekho

Câu 6
Gs CuO pu trước rui lại Gs Fe2O3 pu trước làm đc kq m chạy trong khoảng 3.2 đén 4.8
KO lấy 2 mút
 
Top Bottom