realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

crovs.gif

Đây là bài viết của nhà báo Đức Hoàng, đăng trên chuyên mục "Góc nhìn" của VnExpress. Mình xin chia sẻ lại bài viết với các bạn đọc trên Forum mình để có luồng thông tin đa chiều hơn, cũng như phục vụ cho việc viết văn, bình luận..., "Nhắc nhau rằng chiến tranh không phải là những biên bản, mà là nỗi đau, vết sẹo của từng con người bằng xương bằng thịt. Nó không thể kết thúc bằng hòa đàm. "

Cám ơn các bạn đã theo dõi!

Thứ bảy, 14/4/2018 | 11:27 GMT+7

crovs3.gifThread cover by @Trường Tháiupload_2018-4-14_19-43-38.pngupload_2018-4-14_19-43-38.png
upload_2018-4-14_19-43-38.png
Năm 2015 tôi quay trở lại Svay Rieng, nơi quân đội Mỹ đã ném quả bom B52 đầu tiên xuống đất Campuchia.

Ở đó, tôi thực hiện một loạt bài về chiến dịch “Bữa sáng” của tổng thống Richard Nixon - khi ông này quyết định ném bom rải thảm Campuchia, một quốc gia trung lập không tham chiến - để ngăn chặn quân đội Bắc Việt.

Khung cảnh sau 40 năm vẫn đau buồn sâu sắc. Những người Khmer chỉ tay vào cái ao trước nhà, một hố bom, và nói chữ “bê năm hai” bằng tiếng Việt . Một người đàn ông tóc đã ngả màu vẫn khóc nức nở, khi nhắc đến cha mẹ. Trong ký ức của ông, là một cậu bé 10 tuổi chạy về từ bãi chăn bò và thấy ngôi nhà đã cháy, mình đã thành mồ côi.

Một thời gian sau loạt bài đó, một đồng nghiệp gặp tôi và nói: "Người ta chửi cậu trên các diễn đàn". Đó không phải là một diễn biến đáng ngạc nhiên. Tôi không cố tìm đọc, vì chỉ nghe qua cũng đã đoán được người ta nói gì. Rằng 40 năm sau cuộc chiến, việc tôi vẫn viết bài về những vết thương cũ, khiến nhiều người hiểu rằng mang sắc thái “lên án tội ác của quân đội Mỹ”, bị cho là một biểu hiện của chủ nghĩa tuyên truyền xưa cũ, khơi gợi lại hằn thù. Và tất nhiên, sẽ có những cuộc tranh luận kích động rằng ai phải chịu trách nhiệm chính về những hố bom trên đất Campuchia. Tôi đã bới lại một luồng quan điểm gây khó chịu trong bối cảnh sự “bình thường hóa” đang được tuyệt đối hóa.

Chủ đề chiến tranh dễ gây mệt mỏi. Trong cuộc đời viết báo, chính tôi cũng đã có lúc mệt mỏi với chủ đề chiến tranh. Tháng trước, tôi nói với nữ đồng nghiệp mình phụ trách, rằng từ nay đến cuối năm anh yêu cầu em không làm một bài nào về chiến tranh nữa. Đó là một người trẻ, giống hệt tôi vài năm về trước, ra khỏi cổng trường và giật mình nhận ra rằng mình biết quá ít về lịch sử. Sách giáo khoa ghi theo kiểu biên bản và phim ảnh làm theo đặt hàng Nhà nước không lý giải được sự phức tạp của lịch sử đất nước, cũng như
phản ánh đủ đầy về cảm xúc của con người. Cô say mê đi lại các chiến trường cũ, gặp nhân chứng cũ và khơi gợi lại các câu chuyện lịch sử. Việc đó rất tốn thời gian. Còn tôi giờ đã thành một biên tập viên với chất chồng các nhiệm vụ của thời sự. “Người đang sống còn quá nhiều vấn đề, anh muốn em làm trước” - tôi lạnh lùng nói.

Nhưng tôi luôn tự hỏi rằng mình có công bằng trong giây phút đó, khi chỉ vài năm trước, tôi bất chấp những tiếng chửi bới để khơi lại các vết thương chiến tranh. Tôi nhủ với bản thân, rằng ở cái ngôi làng tại Svay Rieng đó, nơi mà hôm nay vẫn chưa có điện, xơ xác mái tranh, nếu không phải mình, ai sẽ đến đó để biết rằng người ta vẫn còn khóc vì đạn bom.

Viet Thanh Nguyen, giáo sư tị nạn gốc Việt đoạt giải Pulitzer 2016 từng viết một bài trên New York Times với tiêu đề: “Chiến tranh Việt Nam chưa bao giờ kết thúc”. Đến nước Mỹ năm 4 tuổi, thành đạt và được trọng vọng, ông không gọi mình là “người nhập cư”, mà vẫn khẳng định rằng mình là “người tị nạn” vì nước Mỹ đã tạo ra một cuộc chiến thảm khốc ở Việt Nam. Ai theo dõi sự nghiệp của Viet Thanh đều biết “người tị nạn” gốc Việt trên đất Mỹ là một chủ đề khiến vị giáo sư mang quốc tịch Mỹ này ám ảnh.

Viet Thanh cho rằng việc kể, đọc và nghe về cuộc đời của những con người mất mát vì chiến tranh như thế là một nghĩa vụ, là “cách để ứng phó với sự mất kiểm soát của mối phức hợp công nghiệp-quân sự” của nước Mỹ.

Các siêu cường, với các động cơ kinh tế và chính trị riêng của chúng, từng hơn một lần được chứng minh rằng có nhu cầu phát động chiến tranh tự thân. Các cuộc chiến sau đó sẽ được gọi bằng tên này, tên khác; tóm tắt bằng các chủ thuyết chính trị; chụp lại dưới bộ dạng của các nguyên thủ trong bộ vest đang bắt tay ở bàn hội nghị; rồi sẽ được phân định đúng-sai bằng các cuộc tranh luận, đổ lỗi, bởi các chuyên gia.

Nhưng tôi chưa gặp một nhân chứng nào của chiến tranh gọi nó bằng một cái tên nào khác ngoài “chiến tranh”. Không phải “chiến tranh Việt Nam”, "chiến tranh Đông Dương lần thứ hai" hay là “chiến tranh 54-75”, chỉ đơn giản là “chiến tranh”. Chiến tranh không phải là một trạng thái xã hội, một hoạt động giới hạn thời gian và không gian. Nó là nỗi đau cá nhân của con người, là đứa con mới nằm xuống như hôm qua và người mẹ nằm trong vũng máu, là nỗi đau tận cùng và không cách nào kết thúc.

Hôm nay Mỹ đã trực tiếp tấn công Syria, bằng tên lửa "đẹp, mới và thông minh" theo cách gọi của tổng thống Trump. Và rồi cuộc chiến này sẽ lại được gọi bằng một cái tên nào đó trên Wikipedia. Nó sẽ lại được mô tả bằng các tranh luận chính trị, với “Nga” hay “Mỹ”, “Putin” hay “Trump” là chủ ngữ. Những đứa bé Syria đói khát và những người đàn ông đàn bà Syria bê bết máu và gạch vữa sẽ không bao giờ xuất hiện đủ nhiều. Ngay cả những đoàn thuyền tị nạn của người Syria cũng sẽ được mô tả bằng “chính sách của Merkel” hay “sắc lệnh của Theresa May”. Chúng ta đã luôn ứng xử với chiến tranh theo kiểu biên bản như thế. Không ai được nhìn vào từng gương mặt, từng ánh mắt đủ lâu để thấu hiểu nỗi đau khủng khiếp của họ.

Chính tôi, nhận ra rằng đến một thời điểm, mình cũng đã coi chiến tranh là một dạng “đề tài”, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên nào đó của một người quan sát từ tầm xa. Đến một lúc, tôi cũng cảm thấy rằng việc liên tục kể ra các câu chuyện đau đớn về chiến tranh thật sự mệt mỏi, và tự vấn rằng nó có tác dụng gì với mối phức hợp quân sự-công nghiệp mà Viet Thanh Nguyen nhắc tới? Ai có thể ngăn chính phủ Mỹ tiêu 2 nghìn tỷ USD ngân sách cho bom đạn ở Iraq khi họ có động cơ để tiêu? Mười lăm triệu người xuống đường trên khắp thế giới vào ngày 15/3/2003 cũng không ngăn được George W. Bush và đồng minh.

Nhưng có lẽ với tư cách những con người bình thường trên hành tinh này, chúng ta chỉ có một cách đó. Nhắc nhau rằng chiến tranh không phải là những biên bản, mà là nỗi đau, vết sẹo của từng con người bằng xương bằng thịt. Nó không thể kết thúc bằng hòa đàm. Chúng ta kể lại, dạy cả con cái mình chia sẻ nỗi đau đó, biết căm ghét chiến tranh và những chính thể tạo ra chiến tranh.

Hôm ấy, cô phóng viên nghe xong rồi cự: “Anh không cho làm em vẫn tự đi. Tháng Bảy em sẽ tự lên lại chiến trường biên giới”. Tôi im lặng, chấp nhận mình là một nhà quản lý tồi. Đôi khi, người làm nghề chép biên bản - như chúng tôi - cũng không có quyền đối xử với mọi thứ như một biên bản.

Đức Hoàng
[TBODY] [/TBODY]
 
Last edited:

Lê Văn Đông

Học sinh tiến bộ
Thành viên
17 Tháng mười 2015
1,422
1,477
244
TP Hồ Chí Minh
ᴳᵒᵈ乡bőýfŕíéńd
Đây là bài viết của nhà báo Đức Hoàng, đăng trên chuyên mục "Góc nhìn" của VnExpress. Mình xin chia sẻ lại bài viết với các bạn đọc trên Forum mình để có luồng thông tin đa chiều hơn, cũng như phục vụ cho việc viết văn, bình luận..., "Nhắc nhau rằng chiến tranh không phải là những biên bản, mà là nỗi đau, vết sẹo của từng con người bằng xương bằng thịt. Nó không thể kết thúc bằng hòa đàm. "

Cám ơn các bạn đã theo dõi!


View attachment 49883

Thứ bảy, 14/4/2018 | 11:27 GMT+7

View attachment 49892Thread cover by @Trường TháiView attachment 49910View attachment 49910
View attachment 49910
Năm 2015 tôi quay trở lại Svay Rieng, nơi quân đội Mỹ đã ném quả bom B52 đầu tiên xuống đất Campuchia.

Ở đó, tôi thực hiện một loạt bài về chiến dịch “Bữa sáng” của tổng thống Richard Nixon - khi ông này quyết định ném bom rải thảm Campuchia, một quốc gia trung lập không tham chiến - để ngăn chặn quân đội Bắc Việt.

Khung cảnh sau 40 năm vẫn đau buồn sâu sắc. Những người Khmer chỉ tay vào cái ao trước nhà, một hố bom, và nói chữ “bê năm hai” bằng tiếng Việt . Một người đàn ông tóc đã ngả màu vẫn khóc nức nở, khi nhắc đến cha mẹ. Trong ký ức của ông, là một cậu bé 10 tuổi chạy về từ bãi chăn bò và thấy ngôi nhà đã cháy, mình đã thành mồ côi.

Một thời gian sau loạt bài đó, một đồng nghiệp gặp tôi và nói: "Người ta chửi cậu trên các diễn đàn". Đó không phải là một diễn biến đáng ngạc nhiên. Tôi không cố tìm đọc, vì chỉ nghe qua cũng đã đoán được người ta nói gì. Rằng 40 năm sau cuộc chiến, việc tôi vẫn viết bài về những vết thương cũ, khiến nhiều người hiểu rằng mang sắc thái “lên án tội ác của quân đội Mỹ”, bị cho là một biểu hiện của chủ nghĩa tuyên truyền xưa cũ, khơi gợi lại hằn thù. Và tất nhiên, sẽ có những cuộc tranh luận kích động rằng ai phải chịu trách nhiệm chính về những hố bom trên đất Campuchia. Tôi đã bới lại một luồng quan điểm gây khó chịu trong bối cảnh sự “bình thường hóa” đang được tuyệt đối hóa.

Chủ đề chiến tranh dễ gây mệt mỏi. Trong cuộc đời viết báo, chính tôi cũng đã có lúc mệt mỏi với chủ đề chiến tranh. Tháng trước, tôi nói với nữ đồng nghiệp mình phụ trách, rằng từ nay đến cuối năm anh yêu cầu em không làm một bài nào về chiến tranh nữa. Đó là một người trẻ, giống hệt tôi vài năm về trước, ra khỏi cổng trường và giật mình nhận ra rằng mình biết quá ít về lịch sử. Sách giáo khoa ghi theo kiểu biên bản và phim ảnh làm theo đặt hàng Nhà nước không lý giải được sự phức tạp của lịch sử đất nước, cũng như
phản ánh đủ đầy về cảm xúc của con người. Cô say mê đi lại các chiến trường cũ, gặp nhân chứng cũ và khơi gợi lại các câu chuyện lịch sử. Việc đó rất tốn thời gian. Còn tôi giờ đã thành một biên tập viên với chất chồng các nhiệm vụ của thời sự. “Người đang sống còn quá nhiều vấn đề, anh muốn em làm trước” - tôi lạnh lùng nói.

Nhưng tôi luôn tự hỏi rằng mình có công bằng trong giây phút đó, khi chỉ vài năm trước, tôi bất chấp những tiếng chửi bới để khơi lại các vết thương chiến tranh. Tôi nhủ với bản thân, rằng ở cái ngôi làng tại Svay Rieng đó, nơi mà hôm nay vẫn chưa có điện, xơ xác mái tranh, nếu không phải mình, ai sẽ đến đó để biết rằng người ta vẫn còn khóc vì đạn bom.

Viet Thanh Nguyen, giáo sư tị nạn gốc Việt đoạt giải Pulitzer 2016 từng viết một bài trên New York Times với tiêu đề: “Chiến tranh Việt Nam chưa bao giờ kết thúc”. Đến nước Mỹ năm 4 tuổi, thành đạt và được trọng vọng, ông không gọi mình là “người nhập cư”, mà vẫn khẳng định rằng mình là “người tị nạn” vì nước Mỹ đã tạo ra một cuộc chiến thảm khốc ở Việt Nam. Ai theo dõi sự nghiệp của Viet Thanh đều biết “người tị nạn” gốc Việt trên đất Mỹ là một chủ đề khiến vị giáo sư mang quốc tịch Mỹ này ám ảnh.

Viet Thanh cho rằng việc kể, đọc và nghe về cuộc đời của những con người mất mát vì chiến tranh như thế là một nghĩa vụ, là “cách để ứng phó với sự mất kiểm soát của mối phức hợp công nghiệp-quân sự” của nước Mỹ.

Các siêu cường, với các động cơ kinh tế và chính trị riêng của chúng, từng hơn một lần được chứng minh rằng có nhu cầu phát động chiến tranh tự thân. Các cuộc chiến sau đó sẽ được gọi bằng tên này, tên khác; tóm tắt bằng các chủ thuyết chính trị; chụp lại dưới bộ dạng của các nguyên thủ trong bộ vest đang bắt tay ở bàn hội nghị; rồi sẽ được phân định đúng-sai bằng các cuộc tranh luận, đổ lỗi, bởi các chuyên gia.

Nhưng tôi chưa gặp một nhân chứng nào của chiến tranh gọi nó bằng một cái tên nào khác ngoài “chiến tranh”. Không phải “chiến tranh Việt Nam”, "chiến tranh Đông Dương lần thứ hai" hay là “chiến tranh 54-75”, chỉ đơn giản là “chiến tranh”. Chiến tranh không phải là một trạng thái xã hội, một hoạt động giới hạn thời gian và không gian. Nó là nỗi đau cá nhân của con người, là đứa con mới nằm xuống như hôm qua và người mẹ nằm trong vũng máu, là nỗi đau tận cùng và không cách nào kết thúc.

Hôm nay Mỹ đã trực tiếp tấn công Syria, bằng tên lửa "đẹp, mới và thông minh" theo cách gọi của tổng thống Trump. Và rồi cuộc chiến này sẽ lại được gọi bằng một cái tên nào đó trên Wikipedia. Nó sẽ lại được mô tả bằng các tranh luận chính trị, với “Nga” hay “Mỹ”, “Putin” hay “Trump” là chủ ngữ. Những đứa bé Syria đói khát và những người đàn ông đàn bà Syria bê bết máu và gạch vữa sẽ không bao giờ xuất hiện đủ nhiều. Ngay cả những đoàn thuyền tị nạn của người Syria cũng sẽ được mô tả bằng “chính sách của Merkel” hay “sắc lệnh của Theresa May”. Chúng ta đã luôn ứng xử với chiến tranh theo kiểu biên bản như thế. Không ai được nhìn vào từng gương mặt, từng ánh mắt đủ lâu để thấu hiểu nỗi đau khủng khiếp của họ.

Chính tôi, nhận ra rằng đến một thời điểm, mình cũng đã coi chiến tranh là một dạng “đề tài”, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên nào đó của một người quan sát từ tầm xa. Đến một lúc, tôi cũng cảm thấy rằng việc liên tục kể ra các câu chuyện đau đớn về chiến tranh thật sự mệt mỏi, và tự vấn rằng nó có tác dụng gì với mối phức hợp quân sự-công nghiệp mà Viet Thanh Nguyen nhắc tới? Ai có thể ngăn chính phủ Mỹ tiêu 2 nghìn tỷ USD ngân sách cho bom đạn ở Iraq khi họ có động cơ để tiêu? Mười lăm triệu người xuống đường trên khắp thế giới vào ngày 15/3/2003 cũng không ngăn được George W. Bush và đồng minh.

Nhưng có lẽ với tư cách những con người bình thường trên hành tinh này, chúng ta chỉ có một cách đó. Nhắc nhau rằng chiến tranh không phải là những biên bản, mà là nỗi đau, vết sẹo của từng con người bằng xương bằng thịt. Nó không thể kết thúc bằng hòa đàm. Chúng ta kể lại, dạy cả con cái mình chia sẻ nỗi đau đó, biết căm ghét chiến tranh và những chính thể tạo ra chiến tranh.

Hôm ấy, cô phóng viên nghe xong rồi cự: “Anh không cho làm em vẫn tự đi. Tháng Bảy em sẽ tự lên lại chiến trường biên giới”. Tôi im lặng, chấp nhận mình là một nhà quản lý tồi. Đôi khi, người làm nghề chép biên bản - như chúng tôi - cũng không có quyền đối xử với mọi thứ như một biên bản.

Đức Hoàng
[TBODY] [/TBODY]
Đúng là như thế thật, sách lịch sử bây giờ ghi như một biên bản hành chính, thứ ngày tháng năm, trận đánh,... có trong bài viết không nói lại nữa, chúng ta phải biết cảm nhận như môn văn ấy, giá như có cái đề môn Văn- Sử: " Em hãy cảm nhận nỗi đau của một người mẹ khi nghe tin đứa con hi sinh tại chiến trường vào năm 1954 " xem ra thực tế hơn, tuy nhiên, lịch sử cũng nên ghi như thế để có thể thống kê lại một cách hiệu quả và việc xem xét việc làm của một nhà vua hay tổng thống là đúng hay sai sẽ tự chính bản thân mỗi người cảm nhận mà biết.
Không liên quan nhưng, nhiều khi mình vẫn hỏi :" Không biết chiến tranh Pháp- Mỹ là tốt hay xấu)
vì nếu không có chiến tranh thì có thể sẽ vẫn còn ngôi vua tới tận bây giờ !
 
Last edited:

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Đúng là như thế thật, sách lịch sử bây giờ ghi như một biên bản hành chính, thứ ngày tháng năm, trận đánh,... có trong bài viết không nói lại nữa, chúng ta phải biết cảm nhận như môn văn ấy, giá như có cái đề môn Văn- Sử: " Em hãy cảm nhận nỗi đau của một người mẹ khi nghe tin đứa con hi sinh tại chiến trường vào năm 1954 " xem ra thực tế hơn, tuy nhiên, lịch sử cũng nên ghi như thế để có thể thống kê lại một cách hiệu quả và việc xem xét việc làm của một nhà vua hay tổng thống là đúng hay sai sẽ tự chính bản thân mỗi người cảm nhận mà biết.
Không liên quan nhưng, nhiều khi mình vẫn hỏi :" Không biết chiến tranh Pháp- Mỹ là tốt hay xấu)
vì nếu không có chiến tranh thì có thể sẽ vẫn còn ngôi vua tới tận bây giờ !
Chào bạn, rất cám ơn vì bạn đã quan tâm về vấn đề này.
Nói về câu hỏi của bạn: "Không biết chiến tranh Pháp- Mỹ là tốt hay xấu", (mình sẽ hiểu là 2 cuộc chiến tranh tại Việt Nam trong khoảng từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX) xin thưa rằng câu trả lời không thể chỉ trong vài từ, vài chữ, hôm nay hôm mai. Đây là vấn đề đến giờ chúng ta vẫn còn tranh cãi. Điều quan trọng là bạn phải luôn nhìn nhận vấn đề từ cả phía ủng hộ và phản đối, chứ không chỉ học loáng qua trong sách lịch sử là được. Đến mình còn đang phân vân nữa ấy :)
Bạn không thể nhận xét một điều gì chỉ bằng từ "tốt" hay từ "xấu". Cũng không thể biết những gì bạn được nghe kể về chiến tranh là sự thật hay không, ngay cả những nhân vật chủ chốt trong cuộc chiến tranh ấy. Nếu như chiến tranh đã được ghi bằng biên bản rồi, thì tất cả về chiến tranh chỉ là lừa dối, thư ký ghi biên bản không phải là một cỗ máy chỉ được dạy về sự thật.
Nếu nhà trường dạy bạn rằng chính quyền Ngô Đình Diệm ở trong miền Nam ác độc, thì sẽ có người phục vụ dưới thời ông chửi lại chính Bắc Việt là bọn mục ruỗng bla bla... Chúng ta đều kính trọng Hồ Chí Minh, nhưng có những kẻ lại luôn chỉ trích ông. Hay như ngay trong thời điểm bây giờ, nội chiến Syria đang diễn ra và chia tận thành 4, 5 phe chống lại nhau, Mỹ (ngoại trừ thời Donald Trump hiện giờ) kêu gọi lật đổ phe chính quyền Assad, trong khi người dân Syria ủng hộ chính quyền thì kêu gọi chống lại phương Tây. Mỗi bên đều có lý do của mình và dẫn đến xung đột...
Bạn nói rằng "không có chiến tranh sẽ có thể vẫn còn ngôi vua tới tận bây giờ". Nhiều người cũng nghĩ vậy, nếu không có Pháp, Mỹ sang xâm lược thì chính quyền thối nát nhà Nguyễn vẫn sẽ trị vì, sẽ không có bất kỳ nền dân chủ, nền Cộng Hòa nào được nêu ra ở Việt Nam, sẽ không có ô tô, xe máy, không có đường sắt, không có văn minh nhân loại.... Ý kiến của bạn không sai, nhưng chiến tranh cũng khiến dân tộc ta mất mát rất nhiều.
Điều quan trọng bây giờ là phải thay đổi cách nghĩ về chiến tranh, và chúng ta phải biết căm ghét chiến tranh để không khiến người khác phải đau đớn nữa.
 

Tề Tịnh Hy

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng sáu 2017
162
213
51
Hà Nội
Đã là chiến tranh thì ko có j là tốt hết. Cần tranh cãi? Chỉ có chiến tranh mới là chỗ thi nhau... giết người...
Và coi giết ng là một loại công trạng.
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Đã là chiến tranh thì ko có j là tốt hết. Cần tranh cãi? Chỉ có chiến tranh mới là chỗ thi nhau... giết người...
Và coi giết ng là một loại công trạng.
Như đã nói ở trên là bạn không thể nhận xét bất cứ thứ gì bằng chữ "tốt" hay "xấu". Nếu bạn không chấp nhận rằng có trạng thái giữa 0 và 1, thì sẽ không có những chiếc máy tính lượng tử với sức mạnh vượt trội để nền văn minh này phát triển được.
Bạn boyfriend905 đang phân vân rằng chiến tranh do Pháp và Mỹ gây ra ở Việt Nam có tốt không vì bạn ấy nghĩ rằng nếu không có cuộc chiến tranh ấy VN có thể vẫn còn vua trị vì. Chiến tranh dù gây tổn thất cho con người, nhưng nó cũng chứng tỏ giống loài nào có sức mạnh vượt trội hơn sẽ tồn tại và phát triển, cũng như thay thế những thứ kém phát triển, mục ruỗng...
Trong thời hòa bình này, từng nấy chiến tranh đã quá đủ và không còn mối thù hằn cũ nào nữa để mà đánh nhau lại, vì nó quá vô lý. Trước mắt là giải quyết những điều còn tồn tại bây giờ, không cần thiết phải dùng đến chiến tranh để phát triển nữa...
 

Lê Văn Đông

Học sinh tiến bộ
Thành viên
17 Tháng mười 2015
1,422
1,477
244
TP Hồ Chí Minh
ᴳᵒᵈ乡bőýfŕíéńd
Chào bạn, rất cám ơn vì bạn đã quan tâm về vấn đề này.
Nói về câu hỏi của bạn: "Không biết chiến tranh Pháp- Mỹ là tốt hay xấu", (mình sẽ hiểu là 2 cuộc chiến tranh tại Việt Nam trong khoảng từ thế kỷ XIX đến thế kỷ XX) xin thưa rằng câu trả lời không thể chỉ trong vài từ, vài chữ, hôm nay hôm mai. Đây là vấn đề đến giờ chúng ta vẫn còn tranh cãi. Điều quan trọng là bạn phải luôn nhìn nhận vấn đề từ cả phía ủng hộ và phản đối, chứ không chỉ học loáng qua trong sách lịch sử là được. Đến mình còn đang phân vân nữa ấy :)
Bạn không thể nhận xét một điều gì chỉ bằng từ "tốt" hay từ "xấu". Cũng không thể biết những gì bạn được nghe kể về chiến tranh là sự thật hay không, ngay cả những nhân vật chủ chốt trong cuộc chiến tranh ấy. Nếu như chiến tranh đã được ghi bằng biên bản rồi, thì tất cả về chiến tranh chỉ là lừa dối, thư ký ghi biên bản không phải là một cỗ máy chỉ được dạy về sự thật.
Nếu nhà trường dạy bạn rằng chính quyền Ngô Đình Diệm ở trong miền Nam ác độc, thì sẽ có người phục vụ dưới thời ông chửi lại chính Bắc Việt là bọn mục ruỗng bla bla... Chúng ta đều kính trọng Hồ Chí Minh, nhưng có những kẻ lại luôn chỉ trích ông. Hay như ngay trong thời điểm bây giờ, nội chiến Syria đang diễn ra và chia tận thành 4, 5 phe chống lại nhau, Mỹ (ngoại trừ thời Donald Trump hiện giờ) kêu gọi lật đổ phe chính quyền Assad, trong khi người dân Syria ủng hộ chính quyền thì kêu gọi chống lại phương Tây. Mỗi bên đều có lý do của mình và dẫn đến xung đột...
Bạn nói rằng "không có chiến tranh sẽ có thể vẫn còn ngôi vua tới tận bây giờ". Nhiều người cũng nghĩ vậy, nếu không có Pháp, Mỹ sang xâm lược thì chính quyền thối nát nhà Nguyễn vẫn sẽ trị vì, sẽ không có bất kỳ nền dân chủ, nền Cộng Hòa nào được nêu ra ở Việt Nam, sẽ không có ô tô, xe máy, không có đường sắt, không có văn minh nhân loại.... Ý kiến của bạn không sai, nhưng chiến tranh cũng khiến dân tộc ta mất mát rất nhiều.
Điều quan trọng bây giờ là phải thay đổi cách nghĩ về chiến tranh, và chúng ta phải biết căm ghét chiến tranh để không khiến người khác phải đau đớn nữa.
Chúng ta cùng chính kiến là lịch sử được học ở nhà trường chưa chắc đã đúng, nên tham khảo thêm tư liệu và sách của nhiều nước trên thế giới để xem liệu rằng lịch sử bây giờ có phải là một chính kiến chủ quan của ấy không, học sinh hiện nay ít tìm tòi quá đâm ra cứ nghĩ học lịch sử như thế được rồi, là chính xác rồi, hoặc do chính những cuốn sách đã nhòi nhét vào đầu quá nhiều mà khiến học sinh mệt mỏi không chịu mở rộng ra mà tìm.

Như tớ đã nói, việc lịch sử ghi lại đúng hay sai, tốt hay xấu, có chiến tranh hay sự kiện trong hòa bình thì vẫn phải để tự người tìm hiểu tự cảm nhận và phán xét, không được áp đặt lối suy nghĩ độc tài, mà làm cho học sinh bớt tư duy, phải tự chúng ta cảm thấy đó mới gọi là học.

Còn việc ghi lại biến bản sự việc vẫn thật sự cần thiết, bởi lịch sử không phải ghi lại bằng cảm xúc, suy nghĩ của người viết, mà nó cần có tính xác thực và không có cảm xúc, phải ghi thật cô đọng, không thể nào học lịch sử theo kiểu áp đặt tư tưởng. Còn việc tính đúng- sai, sự thật hay giả dối, thì dù như thế nào trong tương lai vẫn bị vạch mặt, cho dù họ có sửa lại lịch sử của một nước thì trên thế giới vẫn lưu lại những biến cố lớn, như việc Pháp hay Mỹ nhảy vào Việt Nam thì chính lịch sử Mỹ cũng có thôi, quan trọng mình tin tưởng vào cái nào, khi cả 2 chỉ là lịch sử phiến diện của các nước.
 
Last edited:

dương đại uyển

Banned
Banned
Thành viên
31 Tháng một 2018
581
481
91
Hà Nội
thpt văn phùng
Chúng ta cùng chính kiến là lịch sử được học ở nhà trường chưa chắc đã đúng, nên tham khảo thêm tư liệu và sách của nhiều nước trên thế giới để xem liệu rằng lịch sử bây giờ có phải là một chính kiến chủ quan của ấy không, học sinh hiện nay ít tìm tòi quá đâm ra cứ nghĩ học lịch sử như thế được rồi, là chính xác rồi, hoặc do chính những cuốn sách đã nhòi nhét vào đầu quá nhiều mà khiến học sinh mệt mỏi không chịu mở rộng ra mà tìm.

Như tớ đã nói, việc lịch sử ghi lại đúng hay sai, tốt hay xấu, có chiến tranh hay sự kiện trong hòa bình thì vẫn phải để tự người tìm hiểu tự cảm nhận và phán xét, không được áp đặt lối suy nghĩ độc tài, mà làm cho học sinh bớt tư duy, phải tự chúng ta cảm thấy đó mới gọi là học.

Còn việc ghi lại biến bản sự việc vẫn thật sự cần thiết, bởi lịch sử không phải ghi lại bằng cảm xúc, suy nghĩ của người viết, mà nó cần có tính xác thực và không có cảm xúc, phải ghi thật cô đọng, không thể nào học lịch sử theo kiểu áp đặt tư tưởng. Còn việc tính đúng- sai, sự thật hay giả dối, thì dù như thế nào trong tương lai vẫn bị vạch mặt, cho dù họ có sửa lại lịch sử của một nước thì trên thế giới vẫn lưu lại những biến cố lớn, như việc Pháp hay Mỹ nhảy vào Việt Nam thì chính lịch sử Mỹ cũng có thôi, quan trọng mình tin tưởng vào cái nào, khi cả 2 chỉ là lịch sử phiến diện của các nước.
càng có 1 sự thay đổi thì nó tác động cho sự thay đổi cuộc sống
nhưng chúng ta cũng ko thể phủ nhận những j chúng gây ra cho chúng ta
và sự mất mát quá nhiều
kiến thức lịch sử đúng nhé bạn nó đc ghi chép rất chân thực nha
 
  • Like
Reactions: Lê Văn Đông

Lê Văn Đông

Học sinh tiến bộ
Thành viên
17 Tháng mười 2015
1,422
1,477
244
TP Hồ Chí Minh
ᴳᵒᵈ乡bőýfŕíéńd
càng có 1 sự thay đổi thì nó tác động cho sự thay đổi cuộc sống
nhưng chúng ta cũng ko thể phủ nhận những j chúng gây ra cho chúng ta
và sự mất mát quá nhiều
kiến thức lịch sử đúng nhé bạn nó đc ghi chép rất chân thực nha
không hẳn nhé bạn, lịch sử được ghi theo ý của người cầm đầu, nếu bạn đang cho nó là có tính xác thực do chính quốc gia đó xác nhận thì họ đã liên kết với nhau, còn việc ghi sai lịch sử có mục đích gì, bạn tự tìm hiểu vì không tiện nói.
Trong quá khứ cũng có nhiều vị vua bắt những nhà sử thi ghi sai lệch lịch sử đó bạn
 

dương đại uyển

Banned
Banned
Thành viên
31 Tháng một 2018
581
481
91
Hà Nội
thpt văn phùng
không hẳn nhé bạn, lịch sử được ghi theo ý của người cầm đầu, nếu bạn đang cho nó là có tính xác thực do chính quốc gia đó xác nhận thì họ đã liên kết với nhau, còn việc ghi sai lịch sử có mục đích gì, bạn tự tìm hiểu vì không tiện nói.
Trong quá khứ cũng có nhiều vị vua bắt những nhà sử thi ghi sai lệch lịch sử đó bạn
có lẽ là bạn ko hiểu rõ rồi
lịch sử chúng ta hk là các sự kiện lớn
và khi bị bắt ghi sai lịch sử nhưng họ vẫn có 1 cuốn thạt đc cất giữ
và đc lưu truyền nha bạn
ns chung rằng
chúng ta bị pháp,mĩ,nhật từng đô hộ là có thật ......
chiến tranh bi đát ở đây chính là thuốc hóa học bạn ạ
có sự hay đổi văn hóa nhưng nếu đê thế hệ sau chịu sự biến đổi hình hài..vj tác hại vẫn luôn ko thể phủ nhận
 
  • Like
Reactions: Lê Văn Đông

Lê Văn Đông

Học sinh tiến bộ
Thành viên
17 Tháng mười 2015
1,422
1,477
244
TP Hồ Chí Minh
ᴳᵒᵈ乡bőýfŕíéńd
có lẽ là bạn ko hiểu rõ rồi
lịch sử chúng ta hk là các sự kiện lớn
và khi bị bắt ghi sai lịch sử nhưng họ vẫn có 1 cuốn thạt đc cất giữ
và đc lưu truyền nha bạn
ns chung rằng
chúng ta bị pháp,mĩ,nhật từng đô hộ là có thật ......
chiến tranh bi đát ở đây chính là thuốc hóa học bạn ạ
có sự hay đổi văn hóa nhưng nếu đê thế hệ sau chịu sự biến đổi hình hài..vj tác hại vẫn luôn ko thể phủ nhận
tớ không nói chiến tranh Pháp Mỹ là không có thật nha bạn.
Tuy nhiên, việc ghi chép lịch sử chưa chắc đã đúng như hiện thực nêu ra, " chưa chắc" đã đúng nha bạn, bởi nó chỉ được chứng nhận từ một phía mà không được chứng nhận trên toàn thế giới. Tớ nói đến vậy thôi. Việc cậu đúng, tớ sai, vẫn còn chưa biết được.
 

Tề Tịnh Hy

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng sáu 2017
162
213
51
Hà Nội
Như đã nói ở trên là bạn không thể nhận xét bất cứ thứ gì bằng chữ "tốt" hay "xấu". Nếu bạn không chấp nhận rằng có trạng thái giữa 0 và 1, thì sẽ không có những chiếc máy tính lượng tử với sức mạnh vượt trội để nền văn minh này phát triển được.
Bạn boyfriend905 đang phân vân rằng chiến tranh do Pháp và Mỹ gây ra ở Việt Nam có tốt không vì bạn ấy nghĩ rằng nếu không có cuộc chiến tranh ấy VN có thể vẫn còn vua trị vì. Chiến tranh dù gây tổn thất cho con người, nhưng nó cũng chứng tỏ giống loài nào có sức mạnh vượt trội hơn sẽ tồn tại và phát triển, cũng như thay thế những thứ kém phát triển, mục ruỗng...
Trong thời hòa bình này, từng nấy chiến tranh đã quá đủ và không còn mối thù hằn cũ nào nữa để mà đánh nhau lại, vì nó quá vô lý. Trước mắt là giải quyết những điều còn tồn tại bây giờ, không cần thiết phải dùng đến chiến tranh để phát triển nữa...
Nhầm
Hiện tại con người dùng chiến tranh để phát triển
Ai mạnh sẽ đưa những mối nguy hiểm ra bàn chung rồi đe đoán chiến tranh TG thứ 3
Họ dùng các thứ phục vụ chiến tranh mà đe doạ nhau~ tên lửa đại nhân :3 bom nguyên tử tỉ tỉ :))
:>>>
Tại sao ko có chiến tranh thì Việt nam sẽ ko phát triển cơ chứ?? Bao nhiêu con người có đầu óc như vậy mà nhỉ??
Có 2 trường phái rõ ràng là tốt và xấu
Trường phái trung gian là tạm bợ. Dù biết cái j cx 2 mặt
Nhưng ko có mấy cái 50-50 đâu... hoặc có nhưng nó là trong thời gian ngắn :>>> ah cái Vĩnh cửu là $\frac{1}{2}$
Chúng ta đều ko biết hồi đó có j là thật nhưng tổn thất về con người, nhân tài, trí tuệ và chiều phát triển là có :v
Đây là ý kiến riêng nhé:3
 

Tề Tịnh Hy

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng sáu 2017
162
213
51
Hà Nội
tớ không nói chiến tranh Pháp Mỹ là không có thật nha bạn.
Tuy nhiên, việc ghi chép lịch sử chưa chắc đã đúng như hiện thực nêu ra, " chưa chắc" đã đúng nha bạn, bởi nó chỉ được chứng nhận từ một phía mà không được chứng nhận trên toàn thế giới. Tớ nói đến vậy thôi. Việc cậu đúng, tớ sai, vẫn còn chưa biết được.
Cái đúng là tổn hại nhé =-=
Chẳng nhẽ bao nhiêu con người đổ xuống, bao nhiêu nhân chứng sống rành rành
Bạn có xem phóng sự khi người Việt mk sang Mỹ phỏng vấn một số ng lính Mỹ tham gia chiến tranh ko?
Đấy là thật nhỉ???
Tiếp nhé :3 kết quả nó đc thế giới công nhận
1 phía bạn nói là???
 

Lê Văn Đông

Học sinh tiến bộ
Thành viên
17 Tháng mười 2015
1,422
1,477
244
TP Hồ Chí Minh
ᴳᵒᵈ乡bőýfŕíéńd
Nhầm
Hiện tại con người dùng chiến tranh để phát triển
Ai mạnh sẽ đưa những mối nguy hiểm ra bàn chung rồi đe đoán chiến tranh TG thứ 3
Họ dùng các thứ phục vụ chiến tranh mà đe doạ nhau~ tên lửa đại nhân :3 bom nguyên tử tỉ tỉ :))
:>>>
Tại sao ko có chiến tranh thì Việt nam sẽ ko phát triển cơ chứ?? Bao nhiêu con người có đầu óc như vậy mà nhỉ??
Có 2 trường phái rõ ràng là tốt và xấu
Trường phái trung gian là tạm bợ. Dù biết cái j cx 2 mặt
Nhưng ko có mấy cái 50-50 đâu... hoặc có nhưng nó là trong thời gian ngắn :>>> ah cái Vĩnh cửu là $\frac{1}{2}$
Chúng ta đều ko biết hồi đó có j là thật nhưng tổn thất về con người, nhân tài, trí tuệ và chiều phát triển là có :v
Đây là ý kiến riêng nhé:3
Cái đúng là tổn hại nhé =-=
Chẳng nhẽ bao nhiêu con người đổ xuống, bao nhiêu nhân chứng sống rành rành
Bạn có xem phóng sự khi người Việt mk sang Mỹ phỏng vấn một số ng lính Mỹ tham gia chiến tranh ko?
Đấy là thật nhỉ???
Tiếp nhé :3 kết quả nó đc thế giới công nhận
1 phía bạn nói là???
Có lẽ bạn đã đọc không kỹ lời nói của tớ và @Trường Thái , tớ và Trường Thái đang nói về vấn đề áp đặt tư tưởng:
- Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ai đúng ai sai chưa ai biết được, dẫn chứng tại bài viết Trường Thái trả lời quote của mình. Tại sao, VNDCCH lại là của dân, do dân vì dân, mà VNCH lại gọi là tay sai của ngụy, địch ??? còn nói là VNCH dưới sự giúp đỡ của Mỹ nên gọi là tay sai của ngụy, thì VNDCCH được sự giúp đỡ của Nga thì được gọi là yêu nước ??? 2 nước này khi đó đang có mâu thuẫn !
- Hay việc Việt Nam bị Pháp, Mỹ xâm lược là tốt hay xấu cũng chưa được giải quyết.
Còn bạn đang nói về những hậu quả mất mát, tang thương, điều mà ai cũng công nhận khi xảy ra chiến tranh. Còn việc bạn Trường Thái nói về vấn đề cái mạnh thắng cái yếu để phát triển, mình đồng tình về quan niệm này.
Trường phái trung gian là tạm bợ. Dù biết cái j cx 2 mặt
Nhưng ko có mấy cái 50-50 đâu... hoặc có nhưng nó là trong thời gian ngắn :>>> ah cái Vĩnh cửu là 12

thật mơ hồ và không dẫn chứng. Kèm với sự mâu thuẫn giữa câu nói :" Dù biết cái gì cũng 2 mặt" <> " nhưng không có mấy cái 50-50 đâu"
hoặc có nhưng nó là trong thời gian ngắn
thời gian rất ngắn? ý bạn là nó đang chuyển từ sự việc sai sang đúng, và từ sự việc đúng sang sự việc sai ?
 
Last edited:

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Nhầm
Hiện tại con người dùng chiến tranh để phát triển
Ai mạnh sẽ đưa những mối nguy hiểm ra bàn chung rồi đe đoán chiến tranh TG thứ 3
Họ dùng các thứ phục vụ chiến tranh mà đe doạ nhau~ tên lửa đại nhân :3 bom nguyên tử tỉ tỉ :))
:>>>
Tại sao ko có chiến tranh thì Việt nam sẽ ko phát triển cơ chứ?? Bao nhiêu con người có đầu óc như vậy mà nhỉ??
Có 2 trường phái rõ ràng là tốt và xấu
Trường phái trung gian là tạm bợ. Dù biết cái j cx 2 mặt
Nhưng ko có mấy cái 50-50 đâu... hoặc có nhưng nó là trong thời gian ngắn :>>> ah cái Vĩnh cửu là $\frac{1}{2}$
Chúng ta đều ko biết hồi đó có j là thật nhưng tổn thất về con người, nhân tài, trí tuệ và chiều phát triển là có :v
Đây là ý kiến riêng nhé:3
View attachment 50213
bạn có chắc là mình đọc kỹ chứ?
Hiện tại mình chẳng thấy có sự phát triển nào nhờ vào chiến tranh sau sự kiện Mùa Xuân Ả Rập cả. Có phát triển lắm cũng chỉ là kho vũ khí bốc mùi thôi. Ngân sách quốc phòng của Mỹ nghìn tỷ đô trong khi giáo viên Mỹ đang biểu tình để tăng lương đây này :D
Dưới sự trị vì của vua chúa Nguyễn thì cũng phải nổ ra bạo động mới gỡ bỏ được chứ để mà đi lên nền cộng hòa, chứ bây giờ một thằng ngày nào cũng bóc lột bạn, bạn có dùng được "biện pháp hòa bình" để đi theo kịp mấy thằng khác được đi học rồi không?
PS: Còn cái ý "chấp nhận trạng thái giữa 0 và 1" là ẩn dụ cho việc cái gì cũng có 2 mặt tốt và xấu nhé!
 
  • Like
Reactions: Lê Văn Đông

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
kiến thức lịch sử đúng nhé bạn nó đc ghi chép rất chân thực nha
"Ai thắng người ấy làm vua". Trong một cuộc chiến tranh, khi ghi chép lại chắc chắn sẽ ủng hộ bên thắng cuộc rồi, chẳng ai lại đi bợ đỡ kẻ thua cả, cũng như khi triều Tây Sơn mất, Nguyễn Ánh lên vua, Nguyễn Ánh xóa hết tài liệu về vua Quang Trung và tự ca ngợi mình còn gì?
 

dương đại uyển

Banned
Banned
Thành viên
31 Tháng một 2018
581
481
91
Hà Nội
thpt văn phùng
"Ai thắng người ấy làm vua". Trong một cuộc chiến tranh, khi ghi chép lại chắc chắn sẽ ủng hộ bên thắng cuộc rồi, chẳng ai lại đi bợ đỡ kẻ thua cả, cũng như khi triều Tây Sơn mất, Nguyễn Ánh lên vua, Nguyễn Ánh xóa hết tài liệu về vua Quang Trung và tự ca ngợi mình còn gì?
nhưng mà lịch sử vẫn còn để lại đúng ko bạn
nó cx ko làm theo nguyễn ánh =>những con ng có tâm viết lên lịch sử
 
  • Like
Reactions: realjacker07

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
nhưng mà lịch sử vẫn còn để lại đúng ko bạn
nó cx ko làm theo nguyễn ánh =>những con ng có tâm viết lên lịch sử
Wowww. Thặc là có tâm *phản ứng hơi quá*
Nếu đã có tâm viết lên lịch sử rồi ấy, thì tại sao vẫn còn những người phản đối, chê bai rằng xuyên tạc lịch sử? Bạn đã bao giờ nghe đến "Bộ Sự Thật" trong cuốn "1984" chưa?
Lịch sử có tâm đến nỗi vẫn còn phải đề "người dân lưu truyền lại...",
Lịch sử có tâm đến nỗi đi chửi bên thua cuộc mà không có cái nhìn khách quan nào hết,
Lịch sử có tâm đến nỗi các nhà học thuật còn không dám lên tiếng khẳng định,...
Đúng là không có lịch sử nào hoàn hảo cả, nhưng mình đang nêu lên trên việc lịch sử được kể theo đánh giá chủ quan của một vài người dẫn đến việc lịch sử bị nhìn nhận sai. Chẳng hạn như bạn được thắng lợi khi đánh nhau với anh abc nào đó, chắc chắn người quan sát, anh abc ấy và bạn kể sẽ theo 3 cách hoàn toàn khác nhau.
Thế nên mình nói hãy tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, chứ không phải riêng gì bạn tiếp cận bây giờ :D
peace.
 

dương đại uyển

Banned
Banned
Thành viên
31 Tháng một 2018
581
481
91
Hà Nội
thpt văn phùng
Wowww. Thặc là có tâm *phản ứng hơi quá*
Nếu đã có tâm viết lên lịch sử rồi ấy, thì tại sao vẫn còn những người phản đối, chê bai rằng xuyên tạc lịch sử? Bạn đã bao giờ nghe đến "Bộ Sự Thật" trong cuốn "1984" chưa?
Lịch sử có tâm đến nỗi vẫn còn phải đề "người dân lưu truyền lại...",
Lịch sử có tâm đến nỗi đi chửi bên thua cuộc mà không có cái nhìn khách quan nào hết,
Lịch sử có tâm đến nỗi các nhà học thuật còn không dám lên tiếng khẳng định,...
Đúng là không có lịch sử nào hoàn hảo cả, nhưng mình đang nêu lên trên việc lịch sử được kể theo đánh giá chủ quan của một vài người dẫn đến việc lịch sử bị nhìn nhận sai. Chẳng hạn như bạn được thắng lợi khi đánh nhau với anh abc nào đó, chắc chắn người quan sát, anh abc ấy và bạn kể sẽ theo 3 cách hoàn toàn khác nhau.
Thế nên mình nói hãy tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn, chứ không phải riêng gì bạn tiếp cận bây giờ :D
peace.
nói chung là dù có ghi j đi nữa cả đời này mik cx sẽ ko nhớ đc hết
quá khứ mà
hãy biết yêu dân tộc qua trang sử vĩ đại hehee
 
  • Like
Reactions: realjacker07

Tree B

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng chín 2017
727
1,021
154
21
Hà Nội
STNA
Cái gì đã qua rồi thì để nó qua đi ! gợi lại chuyện buồn càng thêm đau chứ có giúp đc gì đâu !
Không hẳn. Gợi lại là để rút ra bài học, để tiến bộ lên!
nhưng mà lịch sử vẫn còn để lại đúng ko bạn
nó cx ko làm theo nguyễn ánh =>những con ng có tâm viết lên lịch sử
Đúng là không có lịch sử nào hoàn hảo cả, nhưng mình đang nêu lên trên việc lịch sử được kể theo đánh giá chủ quan của một vài người dẫn đến việc lịch sử bị nhìn nhận sai. Chẳng hạn như bạn được thắng lợi khi đánh nhau với anh abc nào đó, chắc chắn người quan sát, anh abc ấy và bạn kể sẽ theo 3 cách hoàn toàn khác nhau.
Người ta chỉ biết qua những cái gì thể hiện ra ngoài chứ không biết nội tình bên trong thế nào. Cứ lấy ví dụ đơn giản là việc Dương Vân Nga trao ngôi cho Lê Hoàn, người xưa cho rằng đó là hành động biết lo cho dân tộc... nhưng mấy vị sử gia bây giờ đặt nghi vấn thực ra Lê Hoàn và bà kia cấu kết nhau giết Đinh Bộ Linhx và Thái tử.. Chả ai biết được! Có những cái đúng, nhưng không phải đúng toàn bộ, và chúng ta cũng chỉ cần biết qua những kết quả mà lịch sử mang đến, vì kể cả có là người trong cuộc cũng không hiểu rõ hết chứ đừng nói tới hậu thếnhư chúng ta!
"Ai thắng người ấy làm vua". Trong một cuộc chiến tranh, khi ghi chép lại chắc chắn sẽ ủng hộ bên thắng cuộc rồi, chẳng ai lại đi bợ đỡ kẻ thua cả, cũng như khi triều Tây Sơn mất, Nguyễn Ánh lên vua, Nguyễn Ánh xóa hết tài liệu về vua Quang Trung và tự ca ngợi mình còn gì?
nhưng mà lịch sử vẫn còn để lại đúng ko bạn
nó cx ko làm theo nguyễn ánh =>những con ng có tâm viết lên lịch sử
Mình thì thấy nó giống việc bây giờ mình thích Hồ Quý Ly và những cải cách của ông ấy, nhưng ngày xưa họ chả quan tâm mà chỉ biết là ông ta cần bị hất khỏi ngôi vị mà ông ta cướp. Khiến cho cả 3 bố con đều tài giỏi nhưng kết quả chả ra gì!

Mà nói chung là cứ biết những cái gì cần biết, kể cả nó sai nhưng nếu nó mang lại điều tốt đẹp hơn thì cứ tin nó, còn sự thật có là sự thật thì cũng qua lâu rồi!
Còn riêng nói về giai đoạn chiến tranh Pháp Mỹ.. Kế ra mình thích Pháp hơn nhiều đấy, ghét Mỹ du Mỹ đánh có văn hóa hơn một tẹo!
Tại sao ko có chiến tranh thì Việt nam sẽ ko phát triển cơ chứ?? Bao nhiêu con người có đầu óc như vậy mà nhỉ??
Cái đó thì chưa chắc. Cứ nhìn việc ông Duy Tân đưa bản cải cách và bị quăng đi, việc Hồ Quý Ly hất cả một triều đại để thực hiện cải cách rõ hay nhưng chả ai thèm màng đến là thấy thiếu hi vọng rồi. Không thể phủ nhận Pháp đã mang đến Vn một sự khác biệt tương đối!
 
Top Bottom