giúp

Y

yenngocthu

mb;giới thiệu hiện tượng cần nghị luận

TB;nêu hiện tượng ''nghiện '' karaoke và internet hiện nay trong giới trẻ càng trở nên phổ biến , cuốn hút nhiều bạn trẻ...
BÌNH luận: phê phán lối sống đó là nối sống tiêu cực
- tốn thời gian
-tồn tiền của
-tốn sức khỏe
-> học tập yếu kém , một số còn suy đồi đạo đức do những hình ảnh xấu ,nội dung o lành mạnh của internet gây ra
-đưa ra lối sống tích cực phù hợp với giới trẻ
-lời khuyên cho cách sử dụng , giải trí karaoke và internet phù hợp để nó giúp ích cho con người , xã hội và cho học ập của mỗi cá nhân
KB: nêu suy nghĩ của mình ...
đây là dàn bài mình mới làm trên lớp mong nó có thể giúp ích được cho các bạn

--------------

P/s: Không viết bài dưới hình thức font chữ màu đỏ em nhé?
 
Last edited by a moderator:
Y

yenngocthu

Hỏi: Ở lứa tuổi nào thì trẻ nên sử dụng Internet?
Trả lời: Trẻ em ngày càng được tiếp cận với Internet sớm hơn - trên thực tế, có rất nhiều trẻ được sử dụng Internet trước khi bắt đầu đi học. Trên thế giới, trẻ em 6 tuổi đã có thể truy cập Internet ở trường học. Tuy nhiên, trẻ em dưới 10 tuổi thường không có đủ kỹ năng nhận biết đúng sai cần thiết để sử dụng Internet một mình. Vì vậy, với độ tuổi này cần phải có sự tham gia hướng dẫn chi tiết của người lớn. Cần cùng truy cập với trẻ để đảm bảo rằng các em chỉ vào các website mà mình đã xác định trước. Đồng thời hướng dẫn các em đừng bao giờ chia sẻ thông tin cá nhân của mình trên Internet.

2.
Hỏi: Trẻ em có nên có một địa chỉ thư điện tử (Email) của riêng mình không?
Trả lời: Trẻ em nên dùng chung địa chỉ email với gia đình hơn là có một địa chỉ riêng. Khi các em lớn hơn thì mới nên có địa chỉ email riêng. Dùng chung địa chỉ email sẽ giúp các bậc cha mẹ nhận biết được những email mang nội dung xấu và xóa chúng đi.

3.
Hỏi: Trong gia đình, ta nên qui ước với các em về việc sử dụng Internet như thế nào?
Trả lời: Hãy thảo luận cùng các em về qui định sử dụng Internet, trong đó lưu ý đến các điểm sau
• Những nơi được phép truy cập
• Thời gian sử dụng Internet
• Những điều cần làm khi bắt gặp những thông tin lạ
• Cách bảo vệ thông tin cá nhân
• An toàn trong các môi trường giao tiếp (tương tác với người lạ)
• Cách cư xử có đạo đức và chừng mực trên mạng
• Đặc biệt lưu ý đến các dịch vụ tán gẫu (chat), nhóm tin (news group) và nhắn tin (messenger)

Các em sẽ được quyền tham gia vào những điều qui định đó. Sau khi đi tới thống nhất, hãy in một bản và dán đâu đó gần máy tính để mọi người trong gia đình đều đọc được. Thường xuyên kiểm tra và hiệu chỉnh các điều qui định khi trẻ lớn hơn một chút.

4.
Hỏi: Ở độ tuổi nào thì trẻ em được sử dụng các dịch vụ nhắn tin như MSN Messenger, Yahoo Messenger?
Trả lời: Một số dịch vụ tin nhắn như MSN và Yahoo yêu cầu trẻ dưới 13 tuổi khi đăng kí cần có sự đồng ý của cha mẹ. Khi trẻ sử dụng các dịch vụ này, nhiệm vụ của người lớn là phải hướng dẫn trẻ từng bước trong việc đăng kí và sử dụng.
Cần lưu ý tới một số điểm sau:
• Không nhập thông tin cá nhân như tên thật, địa chỉ,…
• Không bao giờ được tán gẫu, nhắn tin với người lạ (nickname, địa chỉ email lạ)
• Cần xem xét cẩn thận trước khi đồng ý cho một người vào danh sách tán gẫu của bạn
• Không bao giờ được dùng dịch vụ nhắn tin để phát tán tin đồn, thông tin chưa đúng sự thật,…

5.
Hỏi: Làm thế nào để kiểm soát được các tin nhắn hay cuộc đối thoại của trẻ?
Trả lời: Thông thường, các dịch vụ nhắn tin như Yahoo hay MSN đều tự động lưu giữ nội dung các tin nhắn trong máy tính. Do đó người lớn có thể đọc lại các tin nhắn của trẻ.
Tuy nhiên, cần biết rằng chính trẻ cũng có thể tắt chức năng đó đi. Hơn nữa, trẻ thường tiếp thu công nghệ và sử dụng công nghệ thành thạo hơn người lớn nhiều. Do đó, tốt nhất là nên thảo luận với các em và yêu cầu các em cho xem tin nhắn nếu cần.

6.
Hỏi: Internet có gây nghiện không?
Trả lời: Internet là một công cụ tuyệt vời, nhất là đối với những ai không tự tin trong việc giao tiếp trực tiếp. Chỉ cần có kiến thức về máy tính là các em đã có thể nổi bật trên Internet vì trên mạng ngoại hình hay thể lực không là gì cả. Và như thế, nó giúp các em có thêm tự tin.
Mặc dù vậy, sử dụng Internet quá mức có thể khiến những em nhút nhát bị cô lập khỏi thế giới hiện thực, ngại giao tiếp, thậm chí ngại làm những việc thông thường như: làm bài tập, tập thể dục và cả ngủ. Các bậc phụ huynh thường không nhận ra điều đó cho đến khi sự việc đã trở nên nghiêm trọng. Nguyên nhân là bởi các hoạt động trực tuyến thì dễ che giấu còn hiện tượng nghiện Internet thì lại có quá ít người biết đến.
Giải pháp là hãy cùng trẻ lập ra các qui định về thời gian được sử dụng Internet. Đặt các máy tính nối mạng ở nơi sinh hoạt chung của gia đình, đừng bao giờ để các em truy cập trong phòng riêng. Và hãy kiểm tra lại bản thân xem mình có phải là người nghiện Internet không vì trẻ em thường học theo người lớn.

7.
Hỏi: Cần phải làm gì khi trẻ bị quấy rầy trên mạng?
Trả lời: Bị quấy rối là hiện tượng khá phổ biến đối với trẻ em khi sử dụng Internet. Nếu phát hiện dấu hiệu của hiện tượng này, cần lưu ý vài điểm sau:
• Xóa và chặn địa chỉ email hay nickname của kẻ quấy rối
• Lưu các email hay tin nhắn mang nội dung xấu lại và gửi cho nhà cung cấp dịch vụ email, tin nhắn và yêu cầu giúp đỡ.
• Nếu không thể ngăn chặn, hãy báo cho cơ quan công an. Quấy rối là phạm tội, không chỉ ngoài cuộc sống thực mà trên Internet cũng vậy.

8.
Hỏi: Những bộ lọc có hiệu quả không?
Trả lời: Các dịch vụ email thường cung cấp chức năng bộ lọc để ngăn chặn các email mang nội dung xấu. Tuy nhiên, các bộ lọc thường không hoạt động tốt. Chúng không những không chặn được một số email có nội dung xấu mà còn chặn nhầm một số email mà có thể các em cần cho việc làm bài tập.
Vì vậy, tham gia cùng các em và hướng dẫn các em tự bảo vệ mình mới là tấm lá chắn vững chắc nhất trước những mặt tiêu cực của Internet.
 
Y

yenngocthu

mình tìm thấy cái này trên google bạn thử xem có sử dụng làm tư liệu được o
 
Y

yenngocthu

Trung Quốc triển khai chiến dịch cai nghiện... Net
Cập nhật lúc 10h06' ngày 07/03/2007

Chính phủ Trung Quốc vừa đưa ra một chiến dịch nhằm chống lại tình trạng “ nghiện” Internet trong giới trẻ Trung Quốc. Chiến dịch có quy mô không nhỏ này nhằm mục đích đưa ra các biện pháp cần được áp dụng và các mục tiêu cần đạt được trong thời gian tới.

Theo China Daily, hiện tượng “ nghiện” Internet như hiện nay của thanh niên Trung Quốc đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng mang tính xã hội , thậm chí nó còn có thể đe dọa tới tương lai của quốc gia. Bản báo cáo của Ủy ban Trung ương Thanh niên Trung Quốc công bố tháng 12 vừa qua cũng đã tỏ ra khá lo lắng trước tình trạng 14% trẻ vị thành niên Trung Quốc bị nghiện Internet, và coi đây là một vấn nạn lớn về xã hội.

Bên cạnh việc nhấn mạnh hiện tượng gia tăng số lượng người sử dụng Internet (với 123 triệu người sử dụng), Trung Quốc trở thành nước có cộng động cư dân mạng lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Cũng theo bản báo cáo, 15% số người sử dụng Internet có độ tuổi dưới 18. Và cứ 18,3 triệu thanh thiếu niên sử dụng Internet lại có 2 triệu em bị mắc “ chứng bệnh” luôn sống trong “ thế giới ảo”.

Tờ Washington Post cho biết trong chiến dịch chống “ căn bệnh” nguy hiểm này, Chính phủ Trung Quốc đã cho xây dựng 8 trung tâm “ cai nghiện” trên cả nước và biểu dương một số tỉnh của Trung Quốc đã thành công trong việc chống ma túy và ruợu một cách hiệu quả. Thành công là đáng ghi nhận, tuy nhiên nó vẫn bị chỉ trích do các biện pháp áp dụng đôi khi còn thô bạo.

Một tiệm Cafe Internet ở Trung Quốc. Nguồn: digitalbattle.com
Tờ nhật báo Mỹ cũng cho biết thêm, hiện nay Trung Quốc đang tập trung cho “cuộc chiến” chống lại căn bệnh ảo giác mà theo các phương tiện thông tin đại chúng đó là nguồn gốc của những vụ giết người, các vụ tự sát hàng loạt, việc học hành sa sút nguyên nhân cũng chỉ vì không “ thoát” ra được các cuộc chiến trong thế giới ảo.

Nếu như một số các nước khác, như Hàn Quốc, Thái Lan hay Việt Nam đã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế thời gian truy cập mạng ở các điểm truy cập công cộng, thì Trung Quốc còn áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn rất nhiều. Chính phủ nước này đã đưa ra một chương trình với quy mô lớn nhằm hạn chế việc truy cập Internet, kiểm duyệt một số trang web, và ngăn chặn những thông tin phản động trên mạng. Một số công ty nước ngoài cung cấp dịch vụ trên mạng, trong đó có Google, cũng bị bắt buộc phải tuân theo những quy định mà nước này đã đưa ra.

Một số nhà báo của Washinton Post đã tới thăm trung tâm “cai nghiện” lớn và cũng được xây dựng lâu nhất ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh cho biết trung bình mỗi ngày, trung tâm phải chăm sóc khoảng 60 bệnh nhân, có những thời kì con số này đã lên tới mức đỉnh là 280 người.

Rất ít các bệnh nhân từ 12- 24 tuổi đến trung tâm một cách tự nguyện, phần lớn họ đều bị gia đình bắt ép tuy rằng số tiền chữa trị không hề nhỏ - 1300 USD mỗi tháng (tương đương 10 lần mức lương trung bình hàng tháng ở Trung Quốc). Được xây dựng trên nền một cơ sở huấn luyện quân đội, trung tâm dễ dàng được nhận ra bởi những chấn song sắt, mỗi ô cửa lại được khóa kĩ, cửa sổ cũng phải làm chấn song cẩn thận.

Trò chuyện với China Daily, ông Tao Ran, giám đốc cũng là người sáng lập ra trung tâm, khẳng định trong số 400 bệnh nhân rời khỏi trung tâm có 80% các em đã khỏi bệnh hoàn toàn. Theo tờ Washinton Post, Tao Ran là người nghiên cứu về quân đội và là người cũng đã có kinh nghiêm lâu năm trong việc chữa trị cho người nghiện ma túy. Để điều trị cho các bệnh nhân đặc biệt này ông đã phải phối hợp rất nhiều phương pháp: khuyên răn, áp dụng kỷ luật quân đội, sử dụng dược phẩm, thôi miên, thậm chí là sốc điện nhẹ.

Tuy còn nhiều điều tranh cãi quanh việc áp dụng các biện pháp này, nhưng theo như đánh giá của ông Guo Tiejun, nhà tâm lý học thuộc trung tâm nghiên cứu về sự phụ thuộc vào Internet tại Thượng Hải, việc trung tâm này được điều hành theo kỉ luật quân đội khác xa với việc chữa trị cho các bệnh nhân nghiện ma túy hay nghiện rượu. Theo ông, vấn đề thực sự mà các bệnh nhân trẻ tuổi gặp phải đó là sự đơn độc. Ông đặc biệt lên án việc sử dụng thuốc chống trầm cảm, an thần, thuốc uống, thuốc tiêm. Vì theo ông những thứ đó chỉ có thể làm biến mất những triệu chứng bên ngoài nhưng không thể giải quyết được căn nguyên của căn bệnh.
 
Y

yenngocthu

quyến rũ” mạnh mẽ và cũng gây “nghiện” giống như một số chất gây nghiện khác. Nhà tâm lý Elias Aboujaoude, trưởng nhóm nghiên cứu của Trường Y, Đại học Stanford (Mỹ), đã tiến hành khảo sát với 2.500 người trưởng thành.

Kết quả cho thấy 6-14% người sử dụng Internet cho biết đã sử dụng rất nhiều thời gian để lướt mạng, đọc thư, chat với bạn bè, đọc báo điện tử đến nỗi xao nhãng cả công việc, học hành, chăm sóc gia đình, thậm chí quên cả ăn và ngủ. Những dấu hiệu thường thấy của chứng ghiền Internet là nửa đêm “lang thang” trên mạng Internet khi mọi người trong gia đình đã ngủ, liên tục sai hẹn tại nơi làm việc, cáu bẳn hay bồn chồn khi phải rời Internet. Những người này dù biết bị mất quá nhiều thời gian ở trên mạng, nhưng lại khó lòng dứt ra được.

Nghiên cứu cho biết lạm dụng Internet là thói quen dễ mắc phải, bởi vì máy tính tạo cho người ta ấn tượng được gần gũi, được kết nối và cảm giác mai danh ẩn tích. Theo các chuyên gia, đây không phải là hiện tượng đơn lẻ mà đang trở thành một vấn đề lớn trong xã hội cần được tiếp tục nghiên cứu nghiêm túc trước khi gây tác động tiêu cực.
 
Top Bottom