Giúp với!

C

cuoilennao58

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho m (gam) hỗn hợp gồm [tex]FeO , Fe_2O_3 , Fe_3O_4[/tex] vào dung dịch HCl dư. Chia dung dịch thu được làm 2 phần bằng nhau:
--- Phần 1: Cô cạn được [tex]m_1[/tex] gam muối khan
--- Phần 2: Sục khí [tex]Cl_2[/tex] dư vào rồi cô cạn được [tex]m_2[/tex] gam muối khan
Biết [tex] m_2-m_1=0,71[/tex] gam và trong hỗn hợp đầu tỉ lệ mol [tex]FeO : Fe_2O_3 = 1 : 1[/tex]. Tính giá trị của m.
Bài này mình giải ra m=9,28 gam nhưng đáp án lại là 4,64 gam. Mọi người kiểm tra giúp mình với, nếu ra 4,64 gam thì viết bài giải cho mình nhé ;)

à, còn câu này nữa:
Cho các dung dịch sau:[tex] HCl, Ca(NO_3)_2 , FeCl_3 , AgNO_3 , NH_3 , (HCl + NaNO_3) , (NaHSO_4 + NaNO_3) ; (NaHCO_3 + NaNO_3) [/tex]. những dung dịch nào có thể hoà tan được Cu kim loại? tại sao?
____________________________________________________________
 
S

sweet_heart_3012

1.Do n{FeO}:n{Fe_2O_3} = 1:1 => CT hh là Fe_3O_4
Fe_3O_4 + 8HCl --> FeCl_2 + 2FeCl_3 + 4H_2O
x....................................x..................2x
2FeCl_2 + Cl_2 --> 2 FeCl_3
x.................x/2............x
m_2 - m_1 = m_Cl_2 = x/2*71= 0,71
=> x = 0,01
m = 2*0,01*232 = 4,64 (g)
2. AgNO_3; FeCl_3; (NaHSO_4 + NaNO_3); (HCl + Na_NO_3
)
T chịu hok bik đáh CT :-j
 
Last edited by a moderator:
H

huong_dung

Cho m (gam) hỗn hợp gồm [tex]FeO , Fe_2O_3 , Fe_3O_4[/tex] vào dung dịch HCl dư. Chia dung dịch thu được làm 2 phần bằng nhau:
--- Phần 1: Cô cạn được [tex]m_1[/tex] gam muối khan
--- Phần 2: Sục khí [tex]Cl_2[/tex] dư vào rồi cô cạn được [tex]m_2[/tex] gam muối khan
Biết [tex] m_2-m_1=0,71[/tex] gam và trong hỗn hợp đầu tỉ lệ mol [tex]FeO : Fe_2O_3 = 1 : 1[/tex]. Tính giá trị của m.

à, còn câu này nữa:
Cho các dung dịch sau:[tex] HCl, Ca(NO_3)_2 , FeCl_3 , AgNO_3 , NH_3 , (HCl + NaNO_3) , (NaHSO_4 + NaNO_3) ; (NaHCO_3 + NaNO_3) [/tex]. những dung dịch nào có thể hoà tan được Cu kim loại? tại sao?
____________________________________________________________

Do [TEX]n_{FeO}:n_{Fe_2O_3}=1:1[/TEX] Nên gọi CT của hỗn hợp là [TEX]Fe_3O_4[/TEX]
[TEX]Fe_3O_4 + 8HCl -----> 2FeCl_3 + FeCl_2 + 4H_2O[/TEX]
[TEX]x mol...............................2x mol ........x mol.[/TEX]
[TEX]2FeCl_2 + Cl_2 -----> 2FeCl_3[/TEX]
[TEX]x......................................x mol[/TEX]
=> [TEX]3*x*162,5 - 2*x*162,5 - x*127 =0,71 [/TEX]
[TEX]x = 0,02 mol[/TEX]
=> m=0,02*232=4,64g
Thực ra bài này ko cần dài dòng thế này. Khối lượng tăng lên chính là khối lượng của [TEX]Cl_2[/TEX] phản ứng và bằng số mol của hỗn hợp
2) các dd hòa tan Cu là [TEX] FeCl_3 , AgNO_3 (HCl + NaNO_3) , (NaHSO_4 + NaNO_3) ; [/TEX]
 
Q

quang1234554321



Bạn ơi, tại sao [tex] (HCl+NaNO_3); (NaHSO_4 + NaNO_3)[/tex] lại hoà tan được Cu kim loại còn [tex]NaHCO_3 + NaNO_3 [/tex] thì ko. Bạn giải thích rõ giúp mình với:D

dd [tex] (HCl+NaNO_3)[/tex] sẽ tác dụng với [TEX]Cu[/TEX] vì khi tan trong dung dịch thì nó tạo ra ion [TEX]H^+[/TEX] và [TEX]NO_3^-[/TEX] có tính oxi hoá mạnh ( hay nó chính là [TEX]HNO_3[/TEX] )

Còn [TEX](NaHSO_4 + NaNO_3)[/tex] và [tex](NaHCO_3 + NaNO_3 )[/tex] thì trong dd sẽ phân li 2 nấc tạo thành ion [TEX]H^+;SO_4^{2-}[/TEX] và [TEX]H^+;CO_3^{2-}[/TEX] thêm với [TEX]NO_3^- [/TEX] nữa sẽ tạo thành môi trường có tính oxi hoá mạnh (hay nói cách khác nó là [TEX]HNO_3[/TEX] ) và sẽ tác dụng với Cu

P/s :Mình học kém hoá
 
C

cuoilennao58

dd [tex] (HCl+NaNO_3)[/tex] sẽ tác dụng với [TEX]Cu[/TEX] vì khi tan trong dung dịch thì nó tạo ra ion [TEX]H^+[/TEX] và [TEX]NO_3^-[/TEX] có tính oxi hoá mạnh ( hay nó chính là [TEX]HNO_3[/TEX] )

Còn [TEX](NaHSO_4 + NaNO_3)[/tex] và [tex](NaHCO_3 + NaNO_3 )[/tex] thì trong dd sẽ phân li 2 nấc tạo thành ion [TEX]H^+;SO_4^{2-}[/TEX] và [TEX]H^+;CO_3^{2-}[/TEX] thêm với [TEX]NO_3^- [/TEX] nữa sẽ tạo thành môi trường có tính oxi hoá mạnh (hay nói cách khác nó là [TEX]HNO_3[/TEX] ) và sẽ tác dụng với Cu

P/s :Mình học kém hoá

[tex] NaHCO_3 + NaNO_3[/tex] ko hoà tan được Cu mà, bạn xem lại đi. Mình không hiểu tại sao nó lại không hoà tan thôi;)
 
H

huong_dung

dd [tex] (HCl+NaNO_3)[/tex] sẽ tác dụng với [TEX]Cu[/TEX] vì khi tan trong dung dịch thì nó tạo ra ion [TEX]H^+[/TEX] và [TEX]NO_3^-[/TEX] có tính oxi hoá mạnh ( hay nó chính là [TEX]HNO_3[/TEX] )

Còn [TEX](NaHSO_4 + NaNO_3)[/tex] và [tex](NaHCO_3 + NaNO_3 )[/tex] thì trong dd sẽ phân li 2 nấc tạo thành ion [TEX]H^+;SO_4^{2-}[/TEX] và [TEX]H^+;CO_3^{2-}[/TEX] thêm với [TEX]NO_3^- [/TEX] nữa sẽ tạo thành môi trường có tính oxi hoá mạnh (hay nói cách khác nó là [TEX]HNO_3[/TEX] ) và sẽ tác dụng với Cu

P/s :Mình học kém hoá
Cái này do [TEX]HCO_3^-[/TEX] phân ly ra cả [TEX]H^+ và OH^-[/TEX] và phân ly không hoàn toàn đây là chất lưỡng tính [TEX]H^+[/TEX] mà nó phân ly ra ko đủ để tạo ra phản ứng
 
O

okjo_hatashi

Đúng là hh NaHCO3+NaNO3 ko thể hoà tan đc Cu là do trong pư của Cu, H+ và NO3- thì H+ phải do axit mạnh điện ly ra. Các axit điện ly yếu (VD như CH3COOH) sẽ ko có Pư này.
 
Top Bottom