Trước khi khẳng định từ "Kỉ niệm" trong hai trường hợp kia có phải là từ đồng âm hay không, các bạn cần / phải nắm chắc khái niệm Từ đồng âm.
- Trong chương trình Tiếng Việt 5 các bạn đã được học khái niệm Từ đồng âm:
Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.
- Và cũng được các thầy cô chú ý phân biệt giữa
Từ đồng âm với
Từ nhiều nghĩa.
Từ đồng âm là
các từ đọc giống nhau nhưng nghĩa
hoàn toàn khác nhau (sự trùng hợp về âm thanh chỉ là ngẫu nhiên. Ví dụ: Con chim cuốc, cái cuốc, tổ quốc hay cái bàn, bàn bạc ...) trong khi
Từ nhiều nghĩa là (
một) từ có nhiều nghĩa khác nhau, trong đó, các nghĩa ấy đều
có những mối quan hệ với nhau. Người ta phân ra nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
Ví dụ từ "ngọt" là từ nhiều nghĩa:
- Nghĩa gốc: chỉ mùi vị
- Nghĩa chuyển: chỉ giọng nói ngọt ngào, dễ nghe (ngọt giọng, dỗ ngon dỗ ngọt ...)
Hai nghĩa này tuy khác nhau nhưng cùng có nét chung: mang lại cảm giác dễ chịu cho người tiếp nhận. Đó là những nghĩa khác nhau của một từ.
=> Như vậy, ta có thể xác định trường hợp dùng từ "kỉ niệm" trong hai câu trên mà bạn đưa ra
không phải là những từ đồng âm mà là những nghĩa khác nhau của một
từ nhiều nghĩa.
Một nghĩa là "những ấn tượng, kí ức về những việc đã xảy ra trong quá khứ", một nghĩa là "Hành động để lại những ấn tượng, kí ức cho ai đó".
Trong tiếng Việt, những trường hợp tương tự cũng khá phổ biến: cái cày - cày ruộng (nét nghĩa về công cụ và hành động sử dụng công cụ đó), cây viết (miền Nam - cây bút) - viết chữ ....
Đó đều là những từ nhiều nghĩa chứ không phải từ đồng âm.
Nhỉ
