giúp tớ vơi!!!! bài viết số 5 nà!!!!!!!

S

seagirl_41119

Ủa,mình tưởng trong sách giá khoa cũng có giới thiệu về thể phú mà
Nếu muốn tìm hiểu sâu sắc thì bn nên đọc sgk văn nâng cao ấy
 
H

hoctroxua000

Phú _ Một thể văn cổ của Trung Quốc (Theo Từ Điển Thuật Ngữ Văn Học, trích)


Phú _ Một thể văn cổ của Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, nhưng được sáng tác rộng rãi bắt đầu từ thời Trần. Phú có thể được viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu, nhằm miêu tả phong cảng, kể sự việc, bàn chuyện đời. Phú vốn nghĩa là phô bày. Các nhà nghiên cứu Kinh thi giải thích: "Phú là phô bày thẳng sự việc".. Phú nẩy sinh từ thời Chiến quốc, định hình và thịnh hành vào thời Hán. Thời Nam Bắc triều có biền phú, viết theo lối văn biền ngẫu. Đời Đường, chế độ khoa cử đòi hỏi thơ và phú đều phải làm theo luật, do đó ở đời Đường phú được gọi là phú luật hay phú cận thể để phân biệt với phú cổ thể trước đó. Đời Tống phú có xu hướng văn xuôi hóa nên được gọi là văn phú. Phú cổ thể làm theo lối văn biền ngẫu hoặc một lối văn xuôi có vần( Phú lưu thủy). VD: Bạch Đằng Giang Phú của Trương Hán Siêu có những câu:
"Đương khi
Muôn đội thuyền bày; hai quân giáo chỉ
Gươm tuốt sáng lòe; cờ bay đỏ khé
Tướng Bắc quân Nam; hai bên đối lũy
Đã nỗi gió mà mây bay
Lại kinh thiên mà động địa..."
Phú cận thể (hay phú luật) được đặt theo luật lệ quy định: có vần, có đối theo luật bằng trắc. Vần được gieo theo nhiều lối khác nhau như: độc vận (một vần từ đầu đến cuối) hoặc 5, 6, 7, 8 vần, tùy sự hạn vận ( tức ra một câu làm giới hạn bắt buyộc gieo vần theo thứ tự các chữ trong câu), hoặc phóng vận( gieo vần tự do, phóng túng). Phú Đường luật bao giờ cũng đặt câu gòm hai vế đối nhau, vần nằm ở cuối vế dưới. Câu tứ tự ( mỗi vế 4 chữ), câu bát tự ( mỗi vế 8 chữ), câu song quan ( hai cửa, mỗi vế 5 đến 9 chữ), câu cách cú (mỗi vế gồm hai đọan, một đọan ngắn, một đọan dài), câu gối hạc hay hạc tất (mỗi vế có ba đọan trở lên, đọan giữa thường ngắn như cái đầu gối nối giữa hai ống chân con hạc).
Bố cục một bài phú Đường luật thường có 6 phần:
1-Lung Khởi ( mở đầu, nói một ý bao quát tòan bài)
2-Biện nguyên (nói gốc tích, ý nghĩa của đầu bài)
3-Thích thực ( giải thích, phân tích ý nghĩa của đầu bài)
4- Phu diễn ( trình bày, dẫn chứng , minh họa, làm rõ phần giải thích, phân tích)
5- Nghị luận ( bình luận, nhận xét ý nghĩa cũa đầu bài)
6- Kết ( thắt lại, kết thúc)
Trong văn học Việt Nam thời phong kiến, phú có mặt ở hầu hết các giai đọan và giai đọan nào cũng có những tác phẩm có giá trị ( Bạch Đằng Giang Phú của Trường Han Siêu; Ngọc Tỉnh Liên Phú của mạc Đỉnh Chi; Chí Linh Sơn Phú của Nguyễn Mộng Nguyên; Tịch Cư Ninh Thể Phú của Nguyễn Hàng; Hàn Nho Phong Vị Phú của Nguyễn Công Trư).
Trong ca dao, phú là một kiểu cấu tứ được dùng phổ biến bên cạnh các kiểu cấu tứ khác ( tỉ hứng) để trực tiếp tả cảnh, kể chuyện hoặc phô diễn tâm tình.
 
T

tuanh038

Ủa,mình tưởng trong sách giá khoa cũng có giới thiệu về thể phú mà
Nếu muốn tìm hiểu sâu sắc thì bn nên đọc sgk văn nâng cao ấy
trong sách nâng cao có, nhưng mình không thể bê y nguyên vào cả được với lạ từng đó lượng thông tin không đủ để thuyết minh bạn à!!!:) bọn mình học sách nâng cao mà, nhưng giù sao mình cũng cảm ơn nhé!:):)
 
B

bupbexulanxang

cũng bài viết số 5 nèh
giúp tui : thuyết minh về 1 nhà nghiên cứu khoa học ,hoặc 1 điển tích người tốt việc tốt nha
đang cần gấp
2 hôm nữa thì nộp bài nàh
ai gúp viết hẳn 1 bài nguyên chỉnh tui thanks liền
 
Q

quinhmei

>>> Trả lời tuanh038
"Phú" là gì?

"Phú" nghĩa đen là bày tỏ, miêu tả, là thể văn xuôi có vần dùng để tả cảnh vật, phong tục, tính tình. Phú được chia làm hai loại:

1. Phú cổ thể gọi là Phú lưu thuỷ, như một bài ca, hoặc một bài văn xuôi dài mà có vần.

2. Phú Đường luật là thể phú được đặt ra từ đời Đường vừa có vần vừa có đối, có luật bằng trắc nghiêm nhặt.

Bố cục một bài phú gồm có 6 phần: 1, Lung; 2, Biện nguyên; 3, Thích thực; 4, Phu diễn; 5, Nghị luận; 6, Kết.

Cách đặt câu trong một bài phú gồm có các kiểu sau: Câu tứ tự, câu bát tự, câu song quan, câu cách cú, câu gối hạc.

Có hay chữ (tài giỏi), có tài hoa mới viết được phú. Cần hiểu thi pháp về phú mới cảm nhận được cái hay của văn chương, tư tưởng của phú và văn tế
 
Q

quinhmei


Định nghĩa.
- Phú (nghĩa đen là bày tỏ, mô tả) là một thể văn có vần dùng để tả cảnh vật, phong tục hoặc tính tình.

- Theo cách làm phú có thể chia làm hai lối; Phú cổ thể và phú Đường luật.

1) Cổ thể (thể cũ) là thể phú có trước đời nhà Đường, có vần mà không có đối, hoặc như một bài ca thật dài hoặc như một bài văn xuôi mà có vần, lối sau này gọi là lối phú lưu thủy. (nước chảy) (xem bài đọc thêm 1)
2) đường luật là thể phú đặt ra tự đời nhà đường, có vần có lối, có theo luật bằng trắc. Lối này phải theo qui củ nhất định và là lối phú thông dụng nhất. Vậy ta phải xét kỹ phép tắc lối này.

Cách hiệp vần trong lối phú Đường Luật.- Cách hiệp vần có thể theo.

1) Lối độc vận: từ đầu đến cuối chỉ dùng một vần.
2) Lối liên vận: một bài dùng nhiều vần.

Nếu đầu bài ra sẳn cho mình làm (như trong khi đi thi) thì có hai cách:

1) Hạn vận: (hạn chế các vần), tức là ra sẳn một câu làm vần, mình phải theo thứ tự các chữ trong câu ấy mà gieo vần cho đủ và không được gieo vần khác vào.
2) Phóng vận (phóng: thả, cho tự do) nghĩa là mình muốn gieo vần gì cũng được tùy ý mình.
Trong lối Đường phú, bao giờ cũng đặt hai câu đối nhau gọi là hai vế thì vần gieo ở cuối về dưới.

- Trong lối Đường phú, có mấy cách đặt câu như sau:
1) Câu tứ tự, mỗi vế bốn chữ:
2) Câu bát tự, mỗi vế tám chữ chia làm hai đoạn bằng nhau;
3) Câu song quan
4) Câu cách cú
Luật bằng trắc trong lối Đường phú.- Về luật bằng trắc như trên đã nói, chỉ kể những chữ cuối vế và những chữ đậu câu.

1.) Nếu mỗi vế chỉ có một đoạn (tứ tự, song quan) thì hể chữ cuối vế trên là bằng thì chữ cuối vế dưới phải là trắc; hoặc trái lại thế.
Thí dụ:
Tứ tự
Đau quá đòn hằn (b)
Rát hơn lửa bỏng (t)
(Trần Tế Xương – Bài phú hỏng thi)
Song quan
Năm vua Thành Thái mười hai (b)
Lại mở khoa hti Mỹ trọng (t)
(Trần Tế Xương – Bài phú hỏng thi)
3) Nếu mỗi vế có nhiều đoạn (bát tự, cách cú, gối hạt), hễ ở vế trên cuối chữ vế là bằng thì các chữ đậu câu phải là trắc; đến vế dưới thì chữ cuối vế đổi làm trắc mà các chữ đậu câu lại là bằng. Thí dụ:
Bát tự
Nghiện chè nghiện rượu (t), nghiện cả cao lâu (b)
Hay hát hay chơi (b) hay nghề xuống lõng (t)
Cách cú
Thầy chắc hẳn văn chương có mực (t), lễ thánh xem giò (b).
Có mừng thầm mũ áo đến tay (b), gặp người nói mộng (t)
(Trần Tế Xương – Bài phú hỏng thi)
Gối bạc
Áo vải thô nặng trịch (t), lạnh làm mền, nực làm gối (t), bốn mùa thay đổi bấy nhiêu (b)
Khăn lau giắt đỏ lòm (b) , giải làm chiếu, vận làm quần (b), một bộ ăn chơi quá thú (t)
(Nguyễn Công Trứ - Hàn nho phong vị phú)

- Cách sắp đặt các đoạn mạch trong bài Đường phú cũng tựa như bài thơ;
1) Lung là đoạn mở bài nói bao quát cả ý nghĩa đầu bài.
2) Biện nguyên là đoạn nói nguyên ủy gốc tích cho rõ ý đầu bài;
3) Thích thực là đoạn giải thích rõ ý đầu bài;
4) Phu diễn là đoạn bày tỏ cho rộng ý đâầ bài;
5) Nghị luận là đoạn bàn bạc về ý nghĩa đầu bài;
6) Kết là đoạn thắt lại ý đầu bài.
Trong mỗi đoạn phú hoặc mỗi vần phú (trong các bài phú liên vận thì các câu hiệp theo một vần họp lại thành một vần phú), thường đặt vài bốn câu tứ tự hoặc bát tự trước, rồi đến một ít câu song quan, sau đến ít nhiều câu cách cú hoặc gối hạc.
thì dụ: Đoạn “Lung” trong bài phú Khổng tử mộng Chu công của Nguyễn Nghiễm.
(Tứ Tự) Cơ mầu vận chuyển; -Lòng thực cảm thông.
(song quan) khác thuở điềm xưa Hiên hậu;
- Lạ chừng giấc mộng Cao tông.
(Cách cú) Gánh cương thường nhậm lấy một mình, khá khen Phu tử;
- Thuở mộng mị đường bằng có ý, từng thấy Chu công.

Cũng có khi cả bài phú, từ đầu đến cuối, đều đặt những câu 4 chữ; loại này có thể gọi là lối phú tứ tự .

 
Last edited by a moderator:
L

love_haveto_away

cũng bài viết số 5 nè

mọi người ơi giúp mình đề này nha
"Tư tuởng nhân nghĩa của nguyễn trãi ( ví dụ trong các bài trong sách ngữ văn 10,nâng cao)"
làm ơn giúp mình nha
 
Top Bottom