Giúp sức cùng giải bài này nào!!NOW

B

butnghien_hoahoctro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1. Khi mắc lần lượt R, L, C vào một điện áp xoay chiều ổn định thì cường độ dòng điện hiệu dụng của chúng lần lượt là 2A, 1A, 3A . Khi mắc mạch gòm R-L-C nối tiếp vào điện áp xoay chiều trên thì cường đô dòng điện hiệu dụng qua mạch là ?
Câu 2. Mạch điện R-L-C mắc nối tiếp, tụ điện có điện dung C = 10^-4/π, dòng điện qua mạch có biểu thức i = 2cos(ωt). Khi dòng điện tức thời qua mạch là 1A và đang giảm thì điện tích cực đại trên tụ là?
Câu 3. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa 2 khe là 1.2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Chiếu vào 2 khe đồng thời 2 bức xạ đơn sắc λ1=0.45µm, λ2 = 0.6µm. Số vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm trong khoảng MN (xM = 4mm, xN = 16mm) ở cùng một bên so với vân sáng trung tâm là?
thanks!!!
:khi (187)::khi (38):
 
H

huongnt94

Câu 1 từ gt\Rightarrow [TEX]Z_L=2R[/TEX] và [TEX]Z_C=\frac{2R}{3}[/TEX]
nên khi mắc cả 3 phần tử vào mạch thì tổng trở [TEX]Z=\sqrt{R^2+(2R-\frac{2R}{3})^2} \Rightarrow Z=\frac{ 5R}{3} \Rightarrow I=2.\frac{3}{5}=1.2A[/TEX]
Câu 3 vân trùng [TEX]k_1 \lambda_1=k_2 \lambda_2 \Rightarrow \frac{k_1}{k_2}=\frac{4}{3}[/TEX] vậy khoảng cách giữa vân trùng đầu tiên và vân trung tâm [TEX]L=4i_1=3mm[/TEX]
Gọi n là số vân trùng trong khoảng MN ta có [TEX]x_M<n.L<x_N\Leftrightarrow 4<n.3<16\Rightarrow 1.333<n<5.3333\Rightarrow n=2,3,4,5[/TEX] vậy có 4 vân trùng trong khoảng MN
 
Last edited by a moderator:
H

huongnt94

Câu 2 tớ không hiểu lắm vì đây là mạch RLC chứ ko phải mạch dao động lý tưởng tại sao lại hỏi là " Khi dòng điện tức thời qua mạch là 1A và đang giảm thì điện tích cực đại trên tụ là?"
 
B

butnghien_hoahoctro

Đề này là đề thi thử kosai được đâu bạn yên tâm đi!
Câu này mình cũng ko hiểu, cảm ơn bạn vì 2 bài trên nha, nếu được bạn xem lại bạn đó cho mình cái nha!
 
D

dhbkhna

câu 2 ko sai đâu. dùng vòng tròn lượng giác làm như cơ dao động. i đang giảm tức là chuyển động theo chiêu âm. nhưng đây đâu phải là mạch RLC chỉ là mạch LC thôi chứ. Mạch RLC thì lấy đâu ra ĐIỆN TÍCH CỰC ĐẠI
 
H

huongnt94

Đề này là đề thi thử kosai được đâu bạn yên tâm đi!
Câu này mình cũng ko hiểu, cảm ơn bạn vì 2 bài trên nha, nếu được bạn xem lại bạn đó cho mình cái nha!
mình nghĩ thế này bạn xem có đúng ko
do trong RLC thì [TEX]U_c[/TEX] và i của mạch luôn vuông pha với nhau nên[TEX](\frac{i}{I_0})^2+(\frac{U_c}{U_{0c}})^2=1 [/TEX] tại thời điểm[tex] i=1A=\frac{I_0}{2}[/tex] \Rightarrowhiệu điện thế qua tụ điện lúc này [TEX]U_C=\frac{\sqrt{3}U_{0c}}{2}[/TEX]
mà [TEX]q=CU_c=\frac{C\sqrt{3}U_{0c}}{2}=\frac{Q_0\sqrt{3}}{2}[/TEX]
có đáp án thì post lên đi bạn
 
D

dhbkhna

khi i= I0/2 thif q=Qocawn3/2 vậy nó cho cái C để làm gì nhể****************************???
 
B

butnghien_hoahoctro

Đáp án cho bài này là 100√3 đó bạn.
Mình cũng vẽ đường tròn ra để tính nhưng mà tính được giá trị âm mới đau chứ ko hiểu sai ở đâu.
Bạn vẽ ra xem thử thế nào
 
D

dhbkhna

vẽ rồi nhưng chỉ tìm đc CT liên quan thôi ko tìm đc kết quả. cũng chả biết nó cho C để làm gì nữa khi ko tìm đc U. hay là phải dùng đường tròn để tìm mối quan hệ của U và I
 
Top Bottom