giúp mình với

L

leo345

Ngày nay khi cuộc sống ngày càng phát triển thì đã có biết bao nhiêu trò chơi mới ra đời để phục vụ nhu cầu giải trí của con người , đặc biệt là trẻ em.Nhưng khi rời thành phố ồn ào , náo nhiệt để đến với những làng quê yên bình sau những lũy tre xanh , thỉnh thoảng ra lại được nhìn ngắm những đứa trẻ say sưa trong những trò chơi dân gian thú vị, một trong những trò chơi ấy là “ ô ăn quan”.
Ô ăn quan đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời, có thể nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước ở nơi đây. Những câu truyện lưu truyền về Mạc Hiển Tích , đỗ Trạng nguyên năm 1086 nói rằng ông đã có một tác phẩm bàn về các phép tính trong trò chơi Ô ăn quan và đề cập đến số ẩn của ô trống xuất hiện trong khi chơi. Ô ăn quan đã từng phổ biến ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của Việt nam nhưng những năm gần đây chỉ còn được rất ít trẻ em chơi. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn trò chơi này.
Theo các nhà nghiên cứu, ô ăn quan thuộc họ trò chơi mancala, tiếng Ả Rập là manqala hoặc minqala (khi phát âm, trọng âm rơi vào âm tiết đầu ở Syria và âm tiết thứ hai ở Ai Cập) có nguồn gốc từ động từ naqala có nghĩa là di chuyển.
Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng.... Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan.
Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả... hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 50. Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan.
Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi ngồi bên đó. Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân.
Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận.
Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau: Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc.
Nếu liền sau ô có quân đã bị ăn lại là một ô trống rồi đến một ô có quân nữa thì người chơi có quyền ăn tiếp cả quân ở ô này ... Do đó trong cuộc chơi có thể có phương án rải quân làm cho người chơi ăn hết toàn bộ số quân trên bàn chơi chỉ trong một lượt đi của mình. Trường hợp liền sau ô đã bị ăn lại là một ô vuông chứa quân thì người chơi lại tiếp tục được dùng số quân đó để rải. Một ô có nhiều dân thường được trẻ em gọi là ô nhà giàu, rất nhiều dân thì gọi là giàu sụ. Người chơi có thể bằng kinh nghiệm hoặc tính toán phương án nhằm nuôi ô nhà giàu rồi mới ăn để được nhiều điểm và có cảm giác thích thú.
Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương.Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm.
Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy; tình huống này được gọi là hết quan, tàn dân, thu quân, kéo về hay hết quan, tàn dân, thu quân, bán ruộng. Ô quan có ít dân (có số dân nhỏ hơn 5 phổ biến được coi là ít) gọi là quan non và để cuộc chơi không bị kết thúc sớm cho tăng phần thú vị, luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt.
Ô ăn quan thú vị, có tính chiến thuật ,có thể sử dụng các vật liệu đa dạng , dễ kiếm để chuẩn bị trò chơi . Chỉ với một khoảng sân nho nhỏ và những viên sỏi, gạch, đá là các em nhỏ đã có thể vui chơi. Có thể thấy dấu ấn của Ô ăn quan trong đời sống và văn học, nghệ thuật .Trò chơi giúp cho trẻ tăng cường khả năng quan sát và tính toán nhanh.
 
L

leo345

Bài Làm 1: Từ xa xưa , dân tộcViệt Nam ta đã nổitiếng với nhiều tròchơi dân gian. Và bâygiờ , với thời đạitiếngbộ của khoahọc kĩ thuật , ngườingười bị cuốn vàodòng bận rộn củanhịp sống xã hội thìnhững thú vui nàytrở nên có ý nghĩa lớn lao, đặc biệt là tròchơi thả diều.Thả diều là trò chơidân gian được ông cha ta áp dụng vàođời sống từ nghìnđời nay. Đó là mộtthú vui tao nhã , mộtthú tiêu khiển tinh tềđã góp phần hìnhthành nên một bảnsắc văn hóa truyềnthống của tộc ngườiViệt chúng ta.Diều được làm từnhững chất liệu khácnhau (như giấy , vải ,nilon...) nhưng đượcưa chuộng nhất hiệnnay là diều làm bằngvải. Với nhiều kíchthước và màu sắc đadạng , cộng thêmnhững hình ảnh đặctrưng người chơi sẽdễ dàng lựa chọn chomình một con diềuvừa ý.Thả diều là trò chơidựa theo sức nângcủa gió , bởi thế đểthực hiện được mộtthả diều , trướctiên, ta phải lựa chọnđịa điểm. Địa điểm lítưởng để thả diều đócó thể là một bãi cỏhoặc đồng ruộng -nơi có đất bằng rộngrãi ; không vướng câycối ; không vướngđường dây điện; xalối đi lại và đặc biệt ,nơi đó phải có gió
nhẹ.Diều có thể thả đượcdo một hoặc haingười. Khi có haingười thả diều thìmột người cầm diều,một người cầm cuộndây. Khi thả đứngngược chiều gió,hướng mũi diều lêntrời chếch 45 độ. khi có gió thả diều nhẹnhàng cho thật cân ,người cầm dây giậtnhẹ để nâng diều lênvà từ từ thả dây dàira cho diều lên cao.Còn đối với diều mộtngười thả thì cũngthực hiện như quitrình hai ngườinhưng người thảphải đảm nhiệm luônnhiệm vụ cầm cuộndây của người kia.Cách làm diều đơngiản nhất qua cácbước sau:- vuốt hai nan tre dàikhoảng 40-50 cm.cắt một miếng giấyhình vuông khoảng20 x 20 cm hoặc hơn.- cắt hai dải giấy cóđầu nhọn dài khoảng30-30 cm làm cánhhay tai, đầu to chỉkhoảng 2-3 cm.- cắt dãi và làm 2 dảigiấy dài khoảng200-300 cm để làmđuôi. Bề ngangkhoảng 2-3 cm.- đặt miếng giấy hìnhvuông lên bàn; dùngmột nan tre làxương sống đúngbằng cạnh xéo củahình vuông; dùnggiấy nhỏ dán xươngsống đó vào giấy.- hai bên xương sốngcó hai đầu vuông,gấp hai bên lại một ítvà bôi hồ vào.- dùng nan tre còn lạilàm hình cung; bẻ
hình cung cho khéovà hai đầu cung đódán vào hai phần đãgấp ở trên; giữ phầngấp đó cho đến khikhô.- dùng các miếnggiấy nhỏ dán lại nanhình cung vào miếnggiấy vuông.- cột cọng dây phíadưới bụng vào xươngsống và nối vào sợidây dài để neo chiếcdiều khi bay.- dán hai dải hai taivào 2 đầu của nanhình cung.- dán hai dải đuôivào phía đuôi.Thả diều là một tròchơi bổ ích và lí thúđối với mỗi ngườichúng ta.
 
L

leo345

Bài Làm 2 : Trò chơi dân gian của Việt Nam rất nhiều, không thể kể hết được. Em có thể xem qua bài về TòHe nhé!
Trong số các trò chơi dân gian, có lẽ tò he vẫn là một trong những trò chơi còn được hiện hữu đến nay. Mới đây thôi, tò he còn được chọn là một trong những mặt hàng nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của Việt Nam tham gia trong Chương trình giao lưu văn hóa Việt - Mỹ.

Xưa kia, tò he là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa: chơi, ăn, cúng, lễ… Cái tên “tò he” cũng tồn tại trong dân gian từ khá lâu, và người làm nghề có ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Xuân La (xã Phượng Dực, Phú Xuyên - Hà Tây). Theo lời một cụ già trong làng, nghề nặn tò he có lịch sử hơn 300 năm. Nhưng đến nay, vẫn chưa có thông tin chính xác về cái tò he này có từ bao giờ?

Ban đầu, người ta gọi tò he là đồ chơi chim cò: các con công, gà, lợn, cá, trâu, bò… những con vật gần gũi với đời sống của cư dân nông nghiệp; Nhưng về sau, sản phẩm thường được gắn với một chiếc kèn ống sậy, đầu kèn có dính kẹo mạch nha, nguyên liệu làm bằng bột gạo hấp chín, màu sắc tươi rói và có nhiều chủng loại. Kèn có thể phát ra một thứ âm thanh hấp dẫn, khi thổi lên có tiếng kêu ngắt quãng tò… te… tò… te. Có lẽ vì thế người ta gọi là “tò te”, sau nói chệch thành “tò he”. Một loại sản phẩm khác không thuộc loại chim cò mà là các mâm bồng như: nải chuối, đĩa xôi, chân giò, quả cau, quả hồng, quả oản… để phục vụ cho các bà, các cô đi lễ chùa vào các ngày rằm, mồng một có màu sắc đẹp. Sản phẩm tương đối giống đồ thực và pha thêm chút đường có thể ăn được nên trẻ con và người lớn đều thích, thường gọi là bánh vòng hoặc “con bánh”.

Người nặn tò he có một nguyên tắc của dòng họ là chỉ truyền cho con trai và con dâu. Nặn tò he có nguồn gốc lâu đời nhưng do tư liệu chép đã bị cháy nên không tìm ra được ông tổ nghề. Hơn nữa, trong làng có rất nhiều dòng họ: Ðặng, Nguyễn, Vũ, Lê, Chu, Trịnh... mà họ nào cũng biết nặn tò he. Vì thế chức danh ông tổ nghề được phong cho dòng họ nào cũng xứng đáng cả.
Ðể nặn ra tò he chỉ cần những nguyên liệu rất đơn giản, gần gũi với cuộc sống nông dân. Ðó là những sản phẩm nông nghiệp do chính bàn tay họ làm ra: bột gạo, phẩm mầu, que tre.

Giai đoạn làm bột là giai đoạn công phu nhất. Bột được làm từ gạo nếp trộn với gạo tẻ nghiền nhỏ theo tỷ lệ 1 kg gạo tẻ với 1 lạng gạo nếp. Nhào bột với nước cho đến khi bột nhuyễn, quyện dính vào nhau, vê thành cục. Cho cục bột vào nồi nước đang sôi để một giờ đồng hồ đến khi bột nổi, chìm rồi lại nổi thì vớt ra, để nguội bột, và nhuộm màu cho bột.

Màu sắc dùng để nhuộm bột cũng lấy từ cây nhà lá vườn: mầu xanh từ lá cây, màu đỏ của gấc, mầu vàng từ nghệ, mầu đen từ tro bếp, màu tím từ một loại lá của người dân tộc thiểu số... Ðiều đáng nói ở đây là mầu rất bền, không bị loang ra. Màu nào vẫn giữ nguyên màu đó khi ta đem trộn lẫn chúng vào nhau.

Tò he - Lưu giữ nét văn hóa dân gian
Với một hòm hành trang gọn nhẹ, các nghệ nhân nặn tò he thường xa nhà ít nhất là vài ba ngày, lâu là hàng tháng trời. Họ rong ruổi trong các phiên chợ quê, trong các ngõ xóm, phố phường để sống và giữ nghề tổ tiên? Đâu có họ là có đám đông trẻ nhỏ xúm quanh. Chỉ được xem các nghệ nhân thao tác thôi, cũng đủ thấy mê rồi. Cá biệt, có người mời họ về nhà đắp những nhân vật trong hòn non bộ, nặn những bộ tam đa, những nhân vật trong truyền thuyết. Những lần như vậy, họ thường được đón tiếp và trả công khá hậu hĩnh. Theo các nghệ nhân, nếu một ca gạo chuyển thành bột, qua tay người nặn, thành sản phẩm bán thu về có giá trị bằng 3 ca gạo. Xưa thế, nay vẫn thế. Nhiều gia đình làm nghề xây nhà, mua sắm trang thiết bị, dành tiền cho con đi học, tất cả đều trông vào hòm hàng tò he.

Người làm tò he bây giờ cũng năng động rất nhiều trước thị hiếu của khách hàng. Nếu như ngày trước các đối tượng để nặn tò he chủ yếu là các loại cây quả, con giống, hình người là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới,.. thì bây giờ tò he phong phú hơn rất nhiều. Với riêng đối tượng thiếu nhi, họ rất để ý đến những phim hoạt hình mới mà các em được xem. Nếu “chẳng may” các em yêu cầu được mua những hình mình thích thì chỉ cần nhìn qua là các nghệ nhân có thể nặn giống được. Và để nắm vững được thời gian cụ thể của những ngày hội, ngày lễ họ có trong tay cả quyển sách ghi lại các ngày lễ tết của tất thảy mọi vùng miền trong cả nước. Họ cũng quan tâm cả đến thời tiết, nhiệt độ… vì đó cũng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cũng như số lượng tò he bán được.
Nghệ nhân cao tuổi nhất trong làng là cụ Ðặng Văn Tố (81 tuổi). Cụ được phong tặng những danh hiệu:“Nghệ nhân dân gian”, “Ngôi sao quê lụa” của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam và UBND tỉnh Hà Tây. Cụ đã vinh dự được mang nghề truyền thống của quê hương đại diện cho Việt Nam tham gia "Những ngày văn hóa Việt Nam" tại Nhật Bản. Nghề nặn tò he đã được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến. Đó thực sự là những phần thưởng quý giá dành cho người có nhiều cống hiến trong việc giữ gìn và phát huy làng nghề truyền thống - nghề làm tò he.



Tìm hướng đi mới cho nghề làm tò he
Đã có một thời gian, nghề làm tò he truyền thống này tuởng chừng như bị mai một do không cạnh tranh nổi với nhưng món đồ chơi nước ngoài. Đặc biệt là đồ chơi Trung Quốc vừa rẻ, bền đẹp lại đa dạng về mẫu mã, màu sắc. Tuy nhiên, nhờ những chính sách nhằm duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống của Đảng và Chính phủ, làng nghề Xuân La đã và đang gìn giữ được một loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hoá dân gian.

Song, cũng như nhiều làng nghề truyền thống khác ở nước ta là đều vướng mắc ở “đầu ra”’ cho sản phẩm. Xuân La cũng đang vươn mình tìm đến những thị trường rộng lớn hơn. Người ta thích tò he không giống như sự yêu thích những thứ đồ chơi hiên đại, đắt tiền. Mà thích ở cái mộc mạc, đậm tính dân tộc của tò he, ở tính thủ công từ những đôi tay khéo léo. Sở dĩ tò he chưa được quảng bá rộng rãi ra nước ngoài là vì nhược điểm của chất liệu tạo ra chúng. Bột gạo rất rẻ và dẻo khi nặn nhưng lại không để được lâu, dễ bị mốc và khô, nứt. Mỗi sản phẩm tò he thông thường chỉ để được từ 3 đến 30 ngày (tuỳ thuộc vào tay nghề của thợ nặn, thời tiết và cách bảo quản). Gia đình nghệ nhân dân gian Đặng Văn Tố từng đón tiếp rất nhiều đoàn khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu về nghề nặn tò he. Trong số những vị khách ấy, có không ít người đặt vấn đề đưa tò he ra nước ngoài. Thế nhưng sản phẩm làm ra, đem đóng hộp mang sang đến nước bạn thì bị khô nứt. Kế hoạch đưa tò he ra thị trường thế giới đành phải tạm dừng ...vô thời hạn!
Một mặt, người dân Xuân La vẫn cố gắng duy trì nghề truyền thống của mình. Mặt khác, họ không ngừng thử nghiệm, tìm kiếm những chất liệu mới. Gia đình bà Diền là gia đình đầu tiên và duy nhất ở Xuân La thử nặn tò he bằng bột đao. Tò he làm bằng bột đao có thể để được rất lâu (khoảng 1năm) mà không sợ nứt, mốc. Nhưng nhược điểm là rất khó nặn và không đẹp bằng tò he làm từ chất liệu bột gạo. Hơn nữa, khi nặn xong phải đem luộc lại - mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, thợ nặn phải làm trước ở nhà rồi mới đem bán. Chính điều này làm mất đi cái hay của tò he - người mua được chứng kiến tận mắt bàn tay khéo léo của thợ nặn.

Mong muốn lớn nhất của người dân Xuân La là có được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trong việc định hướng phát triển cho làng nghề. Đặc biệt là sự giúp đỡ của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, tìm ra chất liệu mới để làm tò he không những đẹp mà còn bền hơn rất nhiều lần . Có như thế, làng nghề Xuân La mới phát triển hết nội lực của mình và tò he Việt Nam mới có thể bước chân vào “sân chơi” lớn hơn.

Tò he là sản phẩm đồ chơi dân gian độc đáo, vừa mang bản sắc dân tộc, vừa mang tính khoa học. Nó có tầm quan trọng trong cuộc sống, học tập, vui chơi giải trí và rèn luyện tính thẩm mỹ cho trẻ em. Những người tạo tác ra nó mặc dù chưa đủ nâng các sản phẩm của mình lên hàng mỹ nghệ (vì sản phẩm chỉ sử dụng trong khoảng từ 10 đến 30 ngày) nhưng các sản phẩm ấy đã để lại cho người xem những tình cảm thắm đượm. Ngôn ngữ khối trong tò he giàu tính biểu cảm, tính nhịp điệu mang nét gợi nhớ. Nó giản dị như ca dao, là tích tụ của trí tuệ nhân dân qua nhiều đời. Tò he thực sự là món ăn tinh thần rất gần gũi với người dân Việt Nam.
 
Top Bottom