giúp mình với

C

congso1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Hai con lắc lò xo giống nhau cùng có khối lượng vật nặng m=10g, k= 10N/cm, dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng song song kề liền nhau (vị trí cân bằng hai vật đều ở cùng gốc tọa độ). biên độ của con lắc thứ hai lớn gấp 3 lần biên độ con lắc thứ nhất. Biết rằng lúc hai vật gặp nhau chúng chuyển động ngược chiều nhau. Khoảng thời gian giữa hai lần hai vật nặng gặp nhau liên tiếp là:
A. 0,02s B. 0,04s C. 0,03s D.0,01s
2) Cho mạch điện xoay chiều AB gồm hai đoạn AN và NB mắc nối tiếp, đoạn AN chỉ có cuộn cảm thuần L=5pi/3 (H), đoạn NB gồm R=100căn3 ôm và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều ổn định u=Ucăn2*cos(120pi*t) (V). Để điện áp hiệu dụng trên đoạn mạch NB cực đại thì điện dung của tụ điện bằng.
A. 10­­-4/(3,6pi) B. 10­­-4/(1,8pi) C.10­­-4/(36pi) D. 10­­-4/(7,2pi)
 
F

forever_love_thienthan

Giả sử chúng gặp nhau ở li độ x1, con lắc 1 đi về bên trái và con lắc 2 đi về bên phải. Sau nửa chu kì thì chúng gặp nhau ở li độ -x1, tiếp theo nửa chu kì gặp nhau ở li độ +x1.
Như vậy khoảng thời gian gặp nhau 3 lần liên tiếp là:
(3-1).T/2=T=0,02(s).Đáp án B!
 
F

forever_love_thienthan

2) Cho mạch điện xoay chiều AB gồm hai đoạn AN và NB mắc nối tiếp, đoạn AN chỉ có cuộn cảm thuần L=5pi/3 (H), đoạn NB gồm R=100căn3 ôm và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều ổn định u=Ucăn2*cos(120pi*t) (V). Để điện áp hiệu dụng trên đoạn mạch NB cực đại thì điện dung của tụ điện bằng.
A. 10­­-4/(3,6pi) B. 10­­-4/(1,8pi) C.10­­-4/(36pi) D. 10­­-4/(7,2pi)
[TEX]{U}_{RC}[/TEX] max khi [TEX]{{Z}_{C}}^{2} - {Z}_{L}.{Z}_{C} - {R}^{2} = 0[/TEX] thay số vào bấm máy nhớ!
 
T

thelemontree10

Đáp án bài 1 là D 0.01(s).

Mình làm như sau. Để dễ hình dung, mình vẽ ra giấy 2 vòng tròn đồng tâm O, với R (C2) = 3 R (C1) = 3A.

Bên trục Ox, tạm lấy 1 đường thẳng vuông góc Ox tại K ( OK < A ).

Gọi phi 1 là pha của vật 1, phi 2 là pha của vật 2 tại lúc gặp nhau.

Nhìn hình thấy phi 1 < phi 2 <=> cos phi 1 > cos phi 2 => X k = A.cos phi 1 = 3A.cos phi 2

Gọi delta phi là góc quay của mỗi vật tính từ lần gặp 1 đến lần gặp 2. Ta có A.cos( phi 1 + delta phi ) = 3A.cos( phi 2 + delta phi ) <=> sin delta phi . ( sin phi 1 - 3.sin phi 2 ) = 0 <=> sin delta phi = 0 ( nếu sin phi 1 = 3.sin phi 2 thì ta sẽ có 1 = 9 :) ) <=> delta phi = k.pi

Giữa 2 lần gần nhất => delta phi = pi. Tới đây là ra rồi.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom