giúp mình với

P

pham_khanh_1995

Em dua theo bai nay de lam nhe. Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.
Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.
Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.
(Các) nguồn
Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
Đọc truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, ta bùi ngùi thương cảm cho kiếp sống béo bọt nổi lên trên mặt bể hiện tượng, rồi bọ đánh chìm trong quên lãng nghìn đời.
Không ! Cái chết của Lão Hạc dù kết thảm bi thảm như thế nào, lão vẫn giữ lại cho chúng ta bức thông điệp về nổi trăn trở của một con người trong niềm đau nhân cách. Ta không đưa Lão Hạc đên tận huyệt mồ quên lãng, nhưng vẫn thấy sâu thẳm huyệt lòng một niềm rưng rưng không nguôi. Người cha “Thà chết chứ không chịu bán đi một sào…” cái mãnh vườn thân yêu dành cho đứa con khốn khổ. Nam Cao lạnh lùng đẩy nấc thang đạo đức đến ranh giới của thị phi, khiến chúng ta dầu không bắng lòng vẫn không giám vội vàng phê phán.

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỏ ổi,,, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giớ ta thấy họ là những người đáng thương…” Nam Cao đã quá thương Lão Hạc. Cái đẹp và cái xấu xa bao giờ cũng là cánh tay của một thân thể, không vì cánh tay trái xấu mà lại đem tay phải chặt đứt cánh tay trái đi, vì chặt đi thì chính thân thể này đau chứ không phải cánh tay đau. Thứ từ bi đầy trí huệ này không phải chỉ giành cho con người, mà đến cả một con chó. Một ngưởi đã khóc vì trót lừa một con chó! Một người như thế có thể lừa được người đạo đức, lừa được cả tên ăn trộm, nhưng tuyệt đối không lừa được chính bản thân mình. “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh. Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn!”. Nam Cao tạm ngắt câu chuyện ở đó. Ta chưng hửng: thì ra Lão hạc “cũng ta phết chứ chả vừa đâu”. Chính chung ta cũng bị lừa. Khi con người chưa về với ba tấc đất tì mọi gia trị vẫn chưa xác định. Kẽ vội vàng hoặc ngợi ca, hoặc phê phán. “Không! cuộc đời chưa hẳng đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn mà buồn thepo nghĩa khác”. Theo nghĩa nào vậy” Đó là cái bi đát của thân phận con người? hay sự bất công của Thượng đế? Nam Cao nói lững, không giải thích, không biện minh. Cái văn phong lạnh lùng của hiện thực ấy lại có lúc triêt lý một cách siêu thực đến không ngờ.

Cũng như những nhân vật Thứ trong “Sống Mòn”, Chí Phèo ở làng Vũ Đại trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh đặt sắc- đôi lúc đến dị hợm- nhưng dều đáng thương, họ là những tầng lớp thấp cùng của xã hội phong kiến, họ có đời sống bần cùng, nhưng lại có phẩm chất cao đẹp. Cao đẹp chứ không phải “cao thượng”, những cái dõm đáng, nặt thiệp, tế nhị dường như không có chổ đứng trong tác phẩm của Nam Cao. Ông để cho nhân vật Lão Hạc của mình suy nghĩ một cách tầm thường. Lấy vợ cho con mình thì “xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu, chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; lang này đã chết con g con gaiái đâu mà sợ” Thương con đứt ruột nhưng lại bất lực khi thấy con ra đi. “Thẻ của nó người cha giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi”. Tiếng nấc nghẹn ngào bật ra từ đáy lòng của người cha dường như không còn chút gì ấm ức, cam chịu. Lời lẽ ngậm ngùi đó khiến ta có cảm tưởng của một bà mẹ hơn một người cha. Ở đây Nam Cao dựng lên một gười cha bị cái đói khổ đến cùng cực kéo lão ra giữa vòng lẩn quẩn, và lão đã trụ lại một cách vững chãi trên mãnh đất nhân phẩm trơn tru và mờ nhạt, khó mà phân biệt ranh giới của chúng. Tronh cái nền xám xịt âm u đó, Lão Hạc đã chọn cho mình một cái chết. Chết nhưng không rơi vào đáy mồ hư vô chủ nghĩa. Ta lặng lẽ đi phúng điếu Lão Hạc, và cũng ngậm ngùi đón nhận cái nghĩa cử thiêng liêng của lão giành cho người ở lại, “Bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng”. Tình thương lão giành cho người ở lại giường như đã vắt cạn hết lòng tự trọng của một con người, xoá sạch nổi cao ngạo đối với một con chó, và đầy ắp nổi cưu mang đối với giá trị nhân phẩm trót vời của nền luân lý Á Đông. Cái chết của Lão Hạc dù “vật vã trên giường… vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết”, nhưng ai hiều được cái bên trong tội nghiệp đến rùng mình ấy còn tàn trử một hòn ngọc vô giá lấp lánh rạng ngời niềm vui tiếc hạnh. Có hai người hiểu Lão: một ông giáo và một tên ăn trôm hàng xóm. Chỉ ở hai thái cực luân lý này mới hiểu được con người trong xã hội thực dân nữa phong kiến đầy hư danh thực lợi đó. Nam Cao đã từng trên quan điểm nhân bản của Thánh hiền, lặn sau xuống đáy tột cùng của xã hội để hiểu một con người. Tình thương yêu và sự trong sáng của ông đã được đền bù thoả đáng. Ông thông cảm cho cuộc đời, vì “một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu”. Ở đây ông “chỉ buồn chứ không nở giận”, mà buồn là “… buồn theo một nghĩa khác..” Trong cái bi đát của con người torng xã hội hỗn mang ấy, ông tìm ra một ý nghĩ cho cuộc sống: Tình thuông yêu (Nhân) và lẽ sống cao đẹp (Nghĩa). Ý nghĩa đó là ngôi sao Bắc đẩu lấp lánh rọi đường cho những nhân vật trong truyện của ông mò mẫm đi giữa bối cảnh mờ mịt của chế độ phong kiến thực dân đương thời, nhờ đó họ có thể ngẩng mặt sống trườn qua cơn trốt xoáy ác liệt của hư vô.
 
Y

yasakachikizio

Mình giúp bạn nè
...........................
Sau 6 năm trời vất vả , tôi quay trở lại nơi chôn rau cắt rốn , về thăm cha ... Nhưng từ xa , tôi thấy cỏ mọc tùm lum , ... Tôi hoảng hốt , vội chạy vô nhà ,,,... Vừa đẩy vô cửa , tôi lặng ng` đi khi thấy căn nhà trống trơn ... Ông giáo đứng bên tôi lúc nào không hay ... Ông đưa cho tôi một bọc tiền , ... khẽ nói : " Ông ấy đi rồi , ra đi vì cậu ... " .. Tôi quỵ xuốnh .... Cha ơi !!!!!!!!!!!

Thân bài thì mình gợi ý nhé :
- Ng` con nhớ lại nh~ nỗi khổ cực của cha : - Vợ mất sớm
- Một mình gà trống nuối con
- Mình lại bỏ cha mà đi
- Cha già cả , sống một mình
- cHA vì mình mà chết , vì mình , vì cuộc sống tương lai của mình
- Nh~ ân hận của ng` con : - Sự hối hận vì mình ích kỉ , chỉ nghĩ cho hp của mình
- Hok quan tâm đến cha
- Để cha chịu khổ
- Là đứa con bất hiếu
- Tâm trạng đau đơn , khắc khổ vfa nh~ giọt nc mắt ân hận muộn màng
Kết bài bạn tự làm nhé
 
Top Bottom