Giúp mình vài câu trong đề thi thử với!

B

blue_dreams

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu1: Một nguồn âm S phát ra âm có tần số xác định. Năng lượng âm truyền đi phân phối đều trên mặt cầu tâm S bán kính R. Bỏ qua sự phản xạ của sóng âm trên mặt đất và các vật cản. Tại điểm A cách đều nguồn âm S 100m, mức cường độ âm là 20dB. vị trí điểm B mà tại đó mức cường độ âm bằng 0 là:
A.100m B.1000m c.50m d.500m
câu2: một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox có vận tốc bằng 0 tại hai thời điểm liên tiếp t1=1,75s và t2=2,5s, tốc độ trung bình trong khoảng thời gian đó là 16cm/s. toạ độ chất điểm tại thời điểm t=0 là:
a.-8cm b.0cm c.-3cm d.-4cm
câu3:một con lắc đơn được kéo ra khỏi VTCB một góc nhỏ anpha0 rồi buôn không vận tốc ban đầu. coi rằng trong quá trình dao động lực cản của môi trường tác dụng lên con lắc không đổi và bằng 1/100 trọng lượng của con lắc. số dao động toàn phần mà con lắc thực hiện được cho đến khi dừng lại là:
a.500 b.25 c.50 d.1000
câu4:một con lắc lo xo treo thẳng đứng khi CB lo xo giãn 4cm.Bỏ qua mọi lực cản. Kích thích cho vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với chu kì T thì thấy thời gian lo xo bị nén trong một chu kì là T/3. biên độ của vật bằng
a.8cm b.2 căn 3 c.4cm d.3 căn 2 cm

Câu5: một con lắc đơn treo ở trần thang máy. khi thang máy đứng yên,con lắc dao động với f=0.25Hz. khi thang máy đi xuống thẳng đứng, chậm dần đều với gia tốc bằng một phần ba gia tốc trọng trường tại nơi đặt thang máy thì con lắc đơn dao động vơi chu kì:
a. căn 3 b.2 căn 3 c. 3 căn 3 d. 3 căn 2

Câu 6: tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hoà. trong khoảng thời gian dentat, con lắc thực hiện 60 dao động toàn phần. thay đổi chiều dài 44cm thì cũng trong khoảng thời gian dentat ấy, nó thực hiện 50 dao động. chiều dài ban đầu của con lắc là:
a. 100cm b.144cm c.80cm d.60cm

Câu 7: một đồng hồ được điều khiển bởi một con lắc đơn. đồng hồ chạy đúng ở mực ngang mặt biển. đưa đồng hồ lên cao 3,2km so mặt biển ( nhiệt độ không đổi). BIết R=6400km. để đồng hồ chạy đúng thì phải
a. tăng chiều dài 1 phần trăm
b. giảm chiều dài 1 phần trăm
c. tăng chiều dài 0,1 phần trăm
d. giản chiều dài 0,1 phần trăm

Câu 8: cho mạch đien xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. biết L=CR^2.đặt vào hai mạch điện áp xoay chiều ổn định, mạch có cùng hệ số công suất với hai giá trị của tần số góc ômega1=50pi và ômega2=200pi. hệ số công suất của mạch ứng với là
a. 1/can2 b.0.5 c. 2 căn 13 d.3 căn 12

Câu9:một máy biến áp lý tưởng gồm một cuộc sơ cấp và hai cuộn thứ cấp. cuộn sơ cấp có n1=1320 vòng và U1=220V. cuộn thứ cấp thứ 1 có U2=10V I2=0,5A, cuộn thứ cấp thứ 2 có n3=25 vòng và I3=1,2A. cường dọ dòng điện qua cuộn sơ cấp là
a. 0,023 b.0,045 C0,035 d . 0,055
 
M

miducc

Câu 7: một đồng hồ được điều khiển bởi một con lắc đơn. đồng hồ chạy đúng ở mực ngang mặt biển. đưa đồng hồ lên cao 3,2km so mặt biển ( nhiệt độ không đổi). BIết R=6400km. để đồng hồ chạy đúng thì phải
a. tăng chiều dài 1 phần trăm
b. giảm chiều dài 1 phần trăm
c. tăng chiều dài 0,1 phần trăm
d. giản chiều dài 0,1 phần trăm


Áp dụng công thức
delta t=T(-h/R - delta l/2l) (với T là khoảng thời gian mà đồng hồ chạy sai, trong bài này cũng k cần quan tâm đến T)
để đồng hồ vẫn chạy đúng thì delta t=0
=>bạn thay số liệu vào tìm được tỉ lệ delta l/l
sau đó nhân với 100 là ra đáp án
Chú ý là phải giảm chiều dài dây
 
Last edited by a moderator:
I

_iniesta_

Câu 6: tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hoà. trong khoảng thời gian dentat, con lắc thực hiện 60 dao động toàn phần. thay đổi chiều dài 44cm thì cũng trong khoảng thời gian dentat ấy, nó thực hiện 50 dao động. chiều dài ban đầu của con lắc là:
a. 100cm b.144cm c.80cm d.60cm
[TEX] n_1 T_1 = n_2 T_2[/TEX]
[TEX] 60T_1 =50 T_2 -> 6T_1 =5T_2 --> 36l_1 =25 l_2 [/TEX]
--> [TEX] l_2 > l_1[/TEX]
và ta có [TEX] l_2 - l_1 =44[/TEX]
 
I

_iniesta_

Câu5: một con lắc đơn treo ở trần thang máy. khi thang máy đứng yên,con lắc dao động với f=0.25Hz. khi thang máy đi xuống thẳng đứng, chậm dần đều với gia tốc bằng một phần ba gia tốc trọng trường tại nơi đặt thang máy thì con lắc đơn dao động vơi chu kì:
a. căn 3 b.2 căn 3 c. 3 căn 3 d. 3 căn 2
[TEX]\frac{T}{T'} = \sqrt{\frac{g+a}{g}} ->T' =2 \sqrt{3}[/TEX]
 
I

_iniesta_

câu4:một con lắc lo xo treo thẳng đứng khi CB lo xo giãn 4cm.Bỏ qua mọi lực cản. Kích thích cho vật dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với chu kì T thì thấy thời gian lo xo bị nén trong một chu kì là T/3. biên độ của vật bằng
a.8cm b.2 căn 3 c.4cm d.3 căn 2 cm
góc quét [tex]\varphi = \frac{2 \pi}{T } * \frac{T}{3} =\frac{2 \pi}{3}[/tex]
--> trong nửa chu kì lò xo nén [TEX] \frac{\pi}{3}[/TEX]
--> vẽ đường tròn
--> [TEX]\frac{\large\Delta L }{2} = A -> A =8[/TEX]
 
I

_iniesta_

câu2: một chất điểm dao động điều hoà trên trục Ox có vận tốc bằng 0 tại hai thời điểm liên tiếp t1=1,75s và t2=2,5s, tốc độ trung bình trong khoảng thời gian đó là 16cm/s. toạ độ chất điểm tại thời điểm t=0 là:
a.-8cm b.0cm c.-3cm d.-4cm
vận tốc bằng 0 tại 2 vị trí biên
--> [TEX] \frac{T}{2 } = 2,5- 1,75[/TEX]
[TEX]v_{tb} = \frac{2A}{\frac{T}{2}} =16 --> A =6[/TEX]
xét [TEX] \frac{t_1}{T} = 7/6 --> t = T + \frac{T}{6}[/TEX]
--> tại t= 0 vật ở vị trí + _ A/2 = -3
 
I

_iniesta_

câu1: Một nguồn âm S phát ra âm có tần số xác định. Năng lượng âm truyền đi phân phối đều trên mặt cầu tâm S bán kính R. Bỏ qua sự phản xạ của sóng âm trên mặt đất và các vật cản. Tại điểm A cách đều nguồn âm S 100m, mức cường độ âm là 20dB. vị trí điểm B mà tại đó mức cường độ âm bằng 0 là:
A.100m B.1000m c.50m d.500m
[TEX]I = \frac{E}{4 \pi r^2 t}[/TEX]
--> [TEX] \frac{I_A}{I_B} = \frac{r_B ^2}{r_A ^2}[/TEX]
[TEX] L_A = 10 lg (\frac{I_A}{I_0} =20 --> \frac{I_A}{I_0} =100[/TEX]
[TEX] L_B = 10 lg (\frac{I_B}{I_0} =0 --> \frac{I_B}{I_0} =1[/TEX]
[TEX] \frac{I_A}{I_B} = \frac{r_B ^2}{r_A ^2} =100 [/TEX]
[TEX] -> r_B = 10 r_A =1000[/TEX]
 
T

tuan13a1

câu 8
do 2 hệ sócoong suất không đổi nên z1=z2
sau một lạot các biểu thức biến đổi dơn giản bạn có
L=1/omega1*omega2*C
nhân cả 2 vế với C ta có
l*c=1/ômega1*omega2
như vậy nếu gọi omega* là tần số góc khi công suất cực đại thì omega*=căn(omega1*omega2)
vậy omega*=100pirad
khi công suất cực đại thì hệ số công suất =1
klhiomega=50pi thì cosphi=0.5
thay vào thấy thoả mản
vậy đáp án là B


mình không có cách nào để gỏ công thức,chán quá
 
Last edited by a moderator:
M

miducc

câu3:một con lắc đơn được kéo ra khỏi VTCB một góc nhỏ anpha0 rồi buôn không vận tốc ban đầu. coi rằng trong quá trình dao động lực cản của môi trường tác dụng lên con lắc không đổi và bằng 1/100 trọng lượng của con lắc. số dao động toàn phần mà con lắc thực hiện được cho đến khi dừng lại là:
a.500 b.25 c.50 d.1000

Theo mình ở câu này áp dụng công thức
delta anpha=4.Fc/mg
Với Fc=mg/100
Khi đó số dao động toàn phần mà con lắc thực hiện được cho đến khi dừng lại là
N=anpha0/delta anpha
Bài này phải có thêm số liệu anpha0 nữa, nếu không thì tính thế nào được, bạn?
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom