giúp mình vài bài về ancol

N

nhok_0712

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mong các bạn giúp mình giải...chi tiết 1 tí nhé

Câu 3: Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 1,76 gam CO2. Khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng H2O và CO2 sinh ra là
A. 1,76 gam B. 2,76 gam. C. 2,48 gam. D. 2,94 gam.



Câu 11: Cho Na dư vào một dung dịch cồn (C2H5OH + H2O), thấy khối lượng H2 bay ra bằng 3% khối lượng cồn đã dùng. Dung dịch cồn có nồng độ phần trăm là
A. 72,57%. B. 70,57%. C. 75,57%. D. 68,57%.

Câu 12: Ancol X mạch hở có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Cho 9,3 gam ancol X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3OH. B. HOCH2CH2OH. C. HOCH2CH(OH)CH2OH. D. C2H5OH.

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol no A mạch hở cần ít nhất 0,25 mol O2. Công thức phân tử của ancol A là
A. C2H6O2. B. C3H8O2. C. C3H8O3. D. C2H6O.


Câu 16: Oxi hoá m gam etanol thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được 0,56 lít khí CO2 (ở đktc). Khối lượng etanol đã bị oxi hoá tạo ra axit là
A. 1,15 gam. B. 4,60 gam. C. 2,30 gam. D. 5,75 gam.


Câu 21: Đun nóng 2 ancol đơn chức X, Y với H2SO4 đặc được hỗn hợp gồm 3 ete. Lấy ngẫu nhiên một ete trong số 3 ete đó đốt cháy hoàn toàn được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. X, Y là
A. C2H5OH và C3H7OH. B. Hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon bằng nhau.
C. Hai ancol đơn chức không no. D. CH3OH và C2H5OH.

Câu 22: Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là
A. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH. B. C2H5OH và CH3OH.
C. CH3OH và C3H7OH. D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH.


Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là
A. 9,8 ; propan-1,2-điol. B. 4,9 ; propan-1,2-điol. C. 4,9 ; propan-1,3-điol. D. 4,9 ; glixerol.
 
Q

quynhan251102

câu 3:anken khi dot cho nH2O=nCo2=0.04mol=> mH2O+mCO2=2.48
cau 11:gia su ban dau co 100g dung dich.m g C2H5Oh
c2H5OH->1/2 H2
H2O=>1/2 H2
co:1/2 (m/46+(100-m)/18)=0.03*100=>m=75.57g=>%c2H5OH=75.57%
cau 12:dua voa dap an thay cac ruou deu la ruou no=> CTTQ:CnHn+2(OH)n=>n/2 H2
suy ra n=2=>B
P/s: sr minh ko go duoc tieng viet
 
T

traitimvodoi1994

Câu 3: Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 1,76 gam CO2. Khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng H2O và CO2 sinh ra là
A. 1,76 gam B. 2,76 gam. C. 2,48 gam. D. 2,94 gam.
Đốt X như đót Y -->số mol H2O=số mol CO2=0,04
--->m H2O=0,72--->tổng khối lg=2,48

Câu 11: Cho Na dư vào một dung dịch cồn (C2H5OH + H2O), thấy khối lượng H2 bay ra bằng 3% khối lượng cồn đã dùng. Dung dịch cồn có nồng độ phần trăm là
A. 72,57%. B. 70,57%. C. 75,57%. D. 68,57%.
cho Na vào thì cả C2H5OH và H2O cùng tạo ra H2 bay lên
số mol H2=1/2 số mol h2O + 1/2 số mol ancol-->2 số mol h2=số mol h2O+số mol nacol=3%(18 mol H2O + 46.số mol ancol)
==>n ancol+ n H2O= 3%(mancol + m H2O)
--->100 n ancol + 100n h2O=3mAncol+3m H2O
--->só phần trăm =75,57%

Câu 12: Ancol X mạch hở có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Cho 9,3 gam ancol X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3OH. B. HOCH2CH2OH. C. HOCH2CH(OH)CH2OH. D. C2H5OH.
nH2=0,15mol
giả xử có x nhóm chức --> n h2=ancol. x/2
n ancol=2nH2/x
vs x=1(loại)
x=2 --->M=82 -->C2H4OH thỏa mãn
 
C

chontengi

.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol no A mạch hở cần ít nhất 0,25 mol O2. Công thức phân tử của ancol A là
A. C2H6O2. B. C3H8O2. C. C3H8O3. D. C2H6O

[TEX]CnH2n+2Oa + \frac{3n+1-a}2O_2 --->[/TEX]

--> 3n - a = 4

(a;n)= (2;2)

--> A


Câu 16: Oxi hoá m gam etanol thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được 0,56 lít khí CO2 (ở đktc). Khối lượng etanol đã bị oxi hoá tạo ra axit là
A. 1,15 gam. B. 4,60 gam. C. 2,30 gam. D. 5,75 gam.

nCO2 = nCH3COOH = 0,025

m = 46.0,025 = 1,15


Câu 21: Đun nóng 2 ancol đơn chức X, Y với H2SO4 đặc được hỗn hợp gồm 3 ete. Lấy ngẫu nhiên một ete trong số 3 ete đó đốt cháy hoàn toàn được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. X, Y là
A. C2H5OH và C3H7OH. B. Hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon bằng nhau.
C. Hai ancol đơn chức không no. D. CH3OH và C2H5OH.

nCO2 =0,15

nH2O= 0,2

--> ancol no

n ancol = 0,05

--> số C = 3

--> D


.
Câu 22: Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là
A. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH. B. C2H5OH và CH3OH.
C. CH3OH và C3H7OH. D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH


nCO2 = 0,4

nH2O = 0,4

CnH2nO --> n = 4

--> D


Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là
A. 9,8 ; propan-1,2-điol. B. 4,9 ; propan-1,2-điol. C. 4,9 ; propan-1,3-điol. D. 4,9 ; glixerol.


nO2 = 0,8

[TEX]CnH2n+2Oa + \frac{3n+1-a}2O_2 --->[/TEX]

--> 3n - a = 7

(n;a) = (3;2)

td được với Cu(OH) --> propan1,2điol

m = 0,05.98 = 4,9 g
 
Top Bottom