Theo mình, chi tiết cuối truyện là một chi tiết biểu trưng cho sự sống, sự hi sinh, tần tảo của người đàn bà hàng chài, cũng là hình ảnh đẹp, hình ảnh "viên ngọc sáng ngời" của bức tranh nghệ thuật:
- Màu hồng hồng trong bức ảnh đen trắng: Chính là màu của sự sống. sự sống ở đây chính là niềm tin sống, sự vị tha, hi sinh, là tình mẫu tử cao đẹp, là những phẩm chất sáng ngời của người đàn bà hàng chài. Tất cả những phẩm chất đó được kết tinh lại thành một viên ngọc sáng, toả sáng rạng ngời trong bao sự đen tối, lầm than của cuộc sống.
-Hình ảnh đó cũng là hình ảnh đẹp của nghệ thuật, là cái nhìn đa chiều, tinh tuý từ nghệ thuật. Nghệ thuật không chỉ là cái đẹp của thiên nhiên, không chỉ là cái hoàn mỹ của cảnh sắc, mà nó còn phải chứa chan tấm lòng nhân ái bao la. Nghệ thuật phải phản ánh được cuộc sống của con người, vì con người chính là hình ảnh trung tâm của nghệ thuật, là cái đẹp "chân. thiện, mĩ" mà nghệ thuật chân chính luôn hướng đến.
-Hình ảnh người đàn bà hàng chài như bước ra từ bức tranh còn là hình ảnh gợi nhắc cho tác giả, cũng như mỗi chúng ta về cái đẹp, về sự sống bất diệt, về niềm tin và sự hinh cao thượng của con người lao động bình dị, lặng thầm. Nó cũng mang hình ảnh "hồng" của sự sống mới, là niềm mong ước của tác giả cho cuộc sống ngày mai tươi đẹp hơn.
Hhihi, tới đây thì tớ tạm thời hết luận điểm rồi, các bạn nào đọc qua, rồi góp ý, cùng thảo luận cho chủ topic với!