Giúp mình làm một số bài tập về Mắt với

  • Thread starter diplunmine@gmail.com
  • Ngày gửi
  • Replies 2
  • Views 14,302

D

diplunmine@gmail.com

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Một mắt bình thường về già, khi điều tiết tối đa thì tăng độ tụ của mắt thêm 1dp

a) Xác định điểm cực cận và cực viễn

b) tính độ tụ của thấu kính phải đeo (cách mắt 2cm) để mắt nhìn thấy một vật cách mắt 25cm không điều tiết

Bài 2: Một người mắt cận đeo sát mắt kính -2 dp thì nhìn thấy rõ vật ở vô cực mà không điều tiết. Điểm Cc khi không đeo kính cách mắt 10 cm. Khi đeo kính, mắt nhìn thấy được điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu?

Bài 3: Mắt của một người có tiêu cự của thể thủy tinh là 18 mm khi không điều tiết

a) Khoảng cách từ quang tâm mắt đến võng mạc là 15 mm. Mắt bị tật gì?

b) Xác định tiêu cự và độ tụ của thấu kính phải mang để mắt thấy vật ở vô cực không điều tiết ( kính ghép sát mắt )

Bài 4 Mắt của một người có điểm cực viễn và cực cận cách mắt lần lượt là 0,5 m và 0,15 m

a) Người này bị tật gì về mắt?

b) Phải ghép sát vào mắt thấu kính có độ tụ bao nhiêu để nhìn thấy vật đặt cách mắt 20 m không điều tiết?
 
T

thanhcong1594

Bài 3:
a)
f max = 18 mm ; OV = 15 mm
f max > OV ---> viễn thị
b)
Gọi tiêu cự của thấu kính phải đeo là f(k)
Khi không đeo kính và không điều tiết, vật M ở vô cực (d1 = vc) cho ảnh ở M' (d'1 = 18)
Kính đeo phải có f(k) sao cho vật ở M' (d2 = -18) cho ảnh ở M'' (d'2 = 15)
---> 1/f(k) = 1/d2 + 1/d'2 = -1/18 + 1/15 = 3/270 = 1/90 ---> f(k) = 90 mm = 9 cm
f(k) = 0,09 m ---> Độ tụ D(k) = 1/0,09 ~ 11,11 (điôp)
 
G

galaxy98adt

1)
a) Vì là mắt bình thường về già nên điểm cực viễn là vô cực và $f_v = 0,015 (m)$
=> $D_v = \frac{1}{f_v} = \frac{1}{0,015} = \frac{200}{3} (dp)$
Vì khi điều tiết tối đa thì tăng độ tụ của mắt thêm 1dp => $D_c = D_v + 1 = \frac{200}{3} + 1 = \frac{203}{3} (dp)$
=> $f_c = \frac{1}{D_c} = \frac{3}{203} (m)$
=> $OC_c = d_c = \frac{d'_c * f_c}{d'_c - f_c} = \frac{0,015 * \frac{3}{203} }{0,015 - \frac{3}{203}} = 1 (m)$
Vậy [tex]OC_c = 100 (cm), OC_v = \infty[/tex]
b) Kính cách mắt 2 cm => Vật cách mắt 23 cm
Để nhìn vật qua kính mà không phải điều tiết thì ảnh phải nằm trên điểm cực viễn của mắt, tức là [tex]d'_v = \infty[/tex], thấu kính là TKHT
ADCT: [tex]\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{d'_v} = \frac{1}{23} + \frac{1}{\infty} = \frac{1}{23}[/tex]
=> f = 23 cm = 0,23 m => [tex]D = \frac{1}{f} = \frac{100}{23} (dp)[/tex]
Vậy ta cần đeo TKHT có độ tụ là [tex]\frac{100}{23} (dp)[/tex] để thỏa mãn đề bài.
2)
Theo giả thiết, ta có: f = - 50 cm => TKPK
Ta có: Cc = 10 cm => d' = - 10 cm
ADCT: $\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{d'} => \frac{1}{d} = \frac{1}{f} - \frac{1}{d'} = \frac{1}{-50} - \frac{1}{-10} = \frac{2}{25}$
=> d = 12,5 (cm)
Vậy khi đeo kính, mắt nhìn thấy được điểm gần nhất cách mắt 12,5 cm
3)
(Đã làm bởi thanhcong1594, bạn tham khảo) :D :D :D
4)
a) Vì điểm cực viễn và cực cận của người đó cách mắt lần lượt là 0,5 m và 0,15 m => người đó bị cận
b) Theo giả thiết, d = 20, d' = -0,5
ADCT: $\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{d'} = \frac{1}{20} + \frac{1}{-0,5} = -\frac{ 39}{20}$
=> $f = -\frac{20}{39} (m)$ => $D = \frac{1}{f} = -\frac{ 39}{20} (dp)$
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom