giúp mình giải các bài lý thi thử đại học mọi người ơi

T

tumonobeo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1:Nối 2 cực của 1 máy phát điẹn xoay chiều 1 pha vào 2 đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần măc nối tiếp với 1 cuộn dây thuần cảm.Bỏ qua điện trở của máy phát .Khi roto quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điẹn hiệu dụng trong mạch là 1 A.Khi roto quay đều với tốc đọ 3n vòng/phút thì cường độ hiệu dụng trong mạch là căn 3 A.Nếu roto quay với tốc độ 2n vòng/phút thì cảm kháng trong đoạn mạch là bn?
câu 2: con lắc lò xo thẳng đứng,độ cứng k=100N/m.vật nặng m=1kg .nâng vật lên cho lò xo có chiều dài tự nhiên rồi thả nhẹ để con lắc dao động.Bỏ qua mọi lực cản khi vật m đến vị trí thấp nhất thì nó tự động đc gắn thêm vật Mo=500g 1 cách nhẹ nhàng,chọn gốc thế năng là VTCB.Lấy g=10m/s^2.Hỏi năng lượng của hệ thay đổi 1 lượng là bn?
câu 3: KLhi tăng điện áp của ống Rơnghen từ U đến 2U thì bước sóng giới hạn của tia X thay đổi 1,9 lần.vận tốc ban đầu max của electron thoát ra từ catôt bằng bn?
câu 4:một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phảng nghiêng a=30 độ,hệ ma sát giữa vật và mpn thay đổi cùng vs sự tăng kcach x tính từ đỉnh mpn theo quy luật:hệ số ma sát=0,1x.vật dừng lại trc khi đến chân mpn.lấy g=10m/s^2.thời gian kể từ lúc vật bắt đầu cho đến khi dừng lại là bn?
câu 5: 1 nguồn sáng có công suất P=2w.phát ra ánh sáng có bước sóng 0,597 micromet.tỏa ra đùe theo mọi hướng,nếu coi đường kính con ngươi của mắt là 4 mm,có thể cảm nhận đuợc ánh sáng tối thiểu có 80 photôn lọt vào mắt trong 1 s,bỏ qua sự hấp thụ photon của môi trường,kc xa nguồn sáng mà mắt còn trông thấy nguồn là bn?
câu 6:hai con lăc đơn cùng chiều dài và cùng khối lượng,các vật nặng coi là chất điểm.chúng đc đặt trong cùng 1 nơi và trong điện trường đều E có phương thẳng đứng hướng xuống.gọi To là chu kì chưa tích điện của mỗi con lắc,các vật nặng đc tích điện là q1 và q2 thì chu kì trong điện trường tương ứng là T1 và T2.Biết T1=0,8To và T2=1,2To.tính q1/q2
câu 7: Đặt điẹn áp xoay chiều U=Uo cos(100nt+n/3) (V) vào 2 đầu 1 cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=1/2n(H) .ở thời điềm điện áp giữa 2 đầu cuộn cảm là 100 căn 2 (V) thì cường độ dòng điện cuộn cảm là 2(A).Viết biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm.
 
D

duynhan1

câu 1:Nối 2 cực của 1 máy phát điẹn xoay chiều 1 pha vào 2 đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần măc nối tiếp với 1 cuộn dây thuần cảm.Bỏ qua điện trở của máy phát .Khi roto quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điẹn hiệu dụng trong mạch là 1 A.Khi roto quay đều với tốc đọ 3n vòng/phút thì cường độ hiệu dụng trong mạch là căn 3 A.Nếu roto quay với tốc độ 2n vòng/phút thì cảm kháng trong đoạn mạch là bn?
- Suất điện động hiệu dụng máy phát điện 1 pha TỈ LỆ THUẬN tốc độ quay.
-Tần số của dòng điện TỈ LỆ THUẬN tốc độ quay dẫn đến cảm kháng TỈ LỆ THUẬN với tốc độ quay do L không đổi.
----
$$\begin{cases} U_1 = I_1 . \sqrt{R^2 + ZL_1^2} \\ 3U_1 = I_2 \sqrt{R^2 + 9ZL_1^2} \end{cases} \Rightarrow 3 (R^2+ZL_1^2) = R^2+9ZL_1^2 \Rightarrow R^2 = 3ZL_1^2 \Rightarrow U_1 = 2ZL_1 \\
2U_1 = I_3 . \sqrt{R^2+ 4ZL_1^2} \Rightarrow I_3 = \frac{4}{\sqrt{7}} $$
Chỉ tính được thế này thôi, đề có nhầm không nhỉ :D.
câu 2: con lắc lò xo thẳng đứng,độ cứng k=100N/m.vật nặng m=1kg .nâng vật lên cho lò xo có chiều dài tự nhiên rồi thả nhẹ để con lắc dao động.Bỏ qua mọi lực cản khi vật m đến vị trí thấp nhất thì nó tự động đc gắn thêm vật Mo=500g 1 cách nhẹ nhàng,chọn gốc thế năng là VTCB.Lấy g=10m/s^2.Hỏi năng lượng của hệ thay đổi 1 lượng là bn?
Mấy bài này bạn tưởng tượng ra chứ đừng bảo toàn năng lượng thì sẽ không gặp rắc rối.
Năng lượng ban đầu = $\frac12 kA_1^2$ với $A_1 = \frac{mg}{k}$.
----
Khi vật ở vị trí thấp nhấp, ta gắn thêm vật Mo thì cũng giống như hệ chúng ta gồm 2 vật m và Mo rồi kéo vật tới vị trí LÒ XO GIÃN $2A_1$ rồi thả cho hệ dao động, như vạy dễ thấy biên độ sẽ là: $A_2 = 2A_1 - \frac{(m+M_o).g}{k} = \frac{m-M_o}{k} . g$
Dễ nhẩm thấy $A_2 = \frac12 A_1 \Rightarrow \Delta W = \frac34 . \frac12 k . A_1^2 = \frac38 . k . ( \frac{mg}{k})^2 = \frac38 \frac{m^2 g^2}{k}$

Bạn thế số nhé :).
câu 3: KLhi tăng điện áp của ống Rơnghen từ U đến 2U thì bước sóng giới hạn của tia X thay đổi 1,9 lần.vận tốc ban đầu max của electron thoát ra từ catôt bằng bn?
Quên rồi, :D
câu 4:một vật trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phảng nghiêng a=30 độ,hệ ma sát giữa vật và mpn thay đổi cùng vs sự tăng kcach x tính từ đỉnh mpn theo quy luật:hệ số ma sát=0,1x.vật dừng lại trc khi đến chân mpn.lấy g=10m/s^2.thời gian kể từ lúc vật bắt đầu cho đến khi dừng lại là bn?
Trong trường hợp này lực ma sát đóng vai trò như lực đàn hồi, biểu thức lực ma sát sẽ là: $F_ms = \mu . N = 0,1 . m .g . sin 30^o . x= \frac12 mg x$
Nó giống y chang lực đàn hồi của lò xo nên nếu bạn xem đó là lực đàn hồi thì k ở đây sẽ là $k = \frac12 mg$
Lực ma sát sẽ tăng từ 0 đến cực đại do đó thời gian là $t= \frac{T}{4} = 2 \pi \sqrt{\frac{m}{\frac12mg}} = ... $ :D

Buồn ngủ, mai tiếp nhé, gần thi rồi bạn nên ôn lý thuyết thì sẽ tốt hơn, chúc bạn thi tốt :D
 
T

tumonobeo

uhm,bài 1 .kquả cho ra tính theo R ,t quên mất
bài 3 c nhớ lại rồi giảng lại cho t với
bài 2 bài 4 c giải thích dễ hiểu quá.thaks c nha :)
còn bài 5.6.7 nữa #:-S
 
D

duynhan1

câu 5: 1 nguồn sáng có công suất P=2w.phát ra ánh sáng có bước sóng 0,597 micromet.tỏa ra đùe theo mọi hướng,nếu coi đường kính con ngươi của mắt là 4 mm,có thể cảm nhận đuợc ánh sáng tối thiểu có 80 photôn lọt vào mắt trong 1 s,bỏ qua sự hấp thụ photon của môi trường,kc xa nguồn sáng mà mắt còn trông thấy nguồn là bn?
Bài này nhé, nếu người đứng xa nguồn sáng 1 khoảng R, thì bạn tưởng tượng có một mặt cầu có bán kính R, mắt của người giống như 1 cái lỗ có diện tích $S = \pi . 2^2$ ở giữa đặt 1 nguồn sáng, số pho ton chui qua cái lỗ đó phải lớn hơn 80photon trên 1 giây.
---
Số pho-ton phát ra trên 1 giây là: $n = \frac{P}{\frac{hc}{\lambda}}$
Số pho-ton qua lỗ là: $$N = n . \frac{S}{S_{cau}} = \frac{\pi . 2^2}{4.\pi R^2} \ge 80 \Leftrightarrow R \le \sqrt{ \frac{P}{\frac{hc}{\lambda}} . \frac{1}{80}} = 8665000126 (mm) = 8665 (km)$$

câu 6:hai con lăc đơn cùng chiều dài và cùng khối lượng,các vật nặng coi là chất điểm.chúng đc đặt trong cùng 1 nơi và trong điện trường đều E có phương thẳng đứng hướng xuống.gọi To là chu kì chưa tích điện của mỗi con lắc,các vật nặng đc tích điện là q1 và q2 thì chu kì trong điện trường tương ứng là T1 và T2.Biết T1=0,8To và T2=1,2To.tính q1/q2
Bàu này ta không cần để ý chiều E để đỡ tốn thời gian, mình cũng không cần xác định cái nào lớn cái nào bé, cái nào âm, cái nào dương. :) Chỉ viết biểu thức ra thôi ;)
---
$$T=2 \pi \sqrt{\frac{l}{g}} \Rightarrow \begin{cases} \frac{T_1}{T_o} = \sqrt{\frac{g}{g_1}} = \sqrt{\frac{g}{g+a_1}} \\ \frac{T_2}{T_o} = \sqrt{\frac{g}{g+a_2}}
\end{cases} \Rightarrow \begin{cases} a_1 = \frac{1-0,8^2}{0,8^2} . g \\ a_2 = \frac{1-1,2^2}{1,2^2} \end{cases} \Rightarrow \frac{a_1}{a_2} = - \frac{81}{44} $$
Mà $ a= \frac{F}{m} = \frac{E.q}{m} \Rightarrow \frac{a_1}{a_2} = \frac{q_1}{q_2} = \frac{-81}{44} $

câu 7: Đặt điẹn áp xoay chiều U=Uo cos(100nt+n/3) (V) vào 2 đầu 1 cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=1/2n(H) .ở thời điềm điện áp giữa 2 đầu cuộn cảm là 100 căn 2 (V) thì cường độ dòng điện cuộn cảm là 2(A).Viết biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm.
$Z_L = 50 \Rightarrow I_o = \frac{U_o}{50}$,
Chỉ có cuộn cảm thuần nên i trễ pha hơn u $\frac{\pi}{2}$, khi mà lệch pha $pi/2$ thì ta luôn có: $\frac{u^2}{U_o^2} + \frac{i^2}{I_o^2} = 1 \Rightarrow I_o = \sqrt{12}$
$$i = \sqrt{12} \cos ( 100nt - \frac{\pi}{6})$$
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom