giúp mình bài nay nhé

T

trannam93

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

chia 7,8 gam hỗn hợp X gôm Mg và Al thành 2 phần bằng nhau
Phần 1: hoà tan vào 250ml dd HCl aM, phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch thu được 12,775gam chất rắn khan
Phần 2: hoà tan vào 500ml dd HCl aM, sau khi phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch thu được 18,1 gam chất rắn khan. giá trị của a la bao nhiêu?
 
N

nhoc_maruko9x

Giả sử cả 2 lần axit đều hết. Vậy thì độ chênh lệch khối lượng rắn phải = 3.9g.
Nhưng khối lượng lại chênh lệch 5.325g => Lần 1 axit hết, lần 2 axit dư.

[tex]m_{Cl^-}[/tex] lần 1 = 12.775 - 3.9 = 8.875g

[tex]=> n_{Cl^-} = n_{HCl} = 0.25 => a = 1M.[/tex]
 
J

junior1102

^^

chia 7,8 gam hỗn hợp X gôm Mg và Al thành 2 phần bằng nhau
Phần 1: hoà tan vào 250ml dd HCl aM, phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch thu được 12,775gam chất rắn khan
Phần 2: hoà tan vào 500ml dd HCl aM, sau khi phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch thu được 18,1 gam chất rắn khan. giá trị của a la bao nhiêu?

Ta có mỗi phần có khối lượng là 3,9 gam .
ở phần 1 : m tăng = 8,875 gam = 0,25 mol Cl- -> dù cho kim loại có phản ứng hết hay còn dư thì nHCl đã tham gia phản ứng là 0,25 mol .
bài toán cho thêm phản ứng 2 là để xác định kim loại ở phản ứng 1 dư hay thiếu ,nếu thiếu thì ko thể xác định được nồng độ mol của HCl ở phản ứng 1 .
Tính ở phần 2 : m tăng = 18,1-3,9 = 14,2 gam = 0,4 mol Cl- -> kim loại ở phản ứng 1 còn dư -> HCl ở phản ứng 1 hết -> a = 0,25/0,25 = 1 , nồng độ HCl là 1M.
 
Last edited by a moderator:
T

trannam93

nhưng đề bài nói là cô cạn dung dịch co mà, tức là nếu KL dư thì làm sao tính được số mol HCl theo cách ấy được
các bạn xem lai hộ mình với
 
Top Bottom