giúp mình 2 câu thi thử chuyên Thái nguyên

K

kert_light

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1: Tại thời điểm ban đầu 2 chất điểm cùng đi qua O theo chiều dương thực hiện dao động điều hoà tên cùng một trục Õ có cùng biên độ nhưng chu kì T1=0,8s và T2=2,4s. Hỏi sau khoảng thời gian ngắn nhất bằng bao nhiêu thì 2 chất điểm đó di ngang qua nhau:
A 1,2s
B 0,3s
C 0,6s
D 0,2s

Câu 2:Vận tốc của electron chuyển động trên quỹ đạo K của nguyên tử Hidro là v1 thì vận tốc của nó khi chuyển động trên quãy đạo M là
A 3v1
B 9v1
C v1/3
D v1/9
 
N

nhoc_maruko9x

câu 1: Tại thời điểm ban đầu 2 chất điểm cùng đi qua O theo chiều dương thực hiện dao động điều hoà tên cùng một trục Õ có cùng biên độ nhưng chu kì T1=0,8s và T2=2,4s. Hỏi sau khoảng thời gian ngắn nhất bằng bao nhiêu thì 2 chất điểm đó di ngang qua nhau:
A 1,2s
B 0,3s
C 0,6s
D 0,2s
8227775_67fb_625x625.jpg


Lúc vẽ hình nhầm chiều quay :D
Khi T1 đi từ B đến A thì T2 đi từ B đến C (cùng thực hiện trong 0.2s). Từ đó dễ thấy là khi T1 đi từ A đến -B đồng thời T2 đi từ C đến A thì chắc chắn chúng sẽ đi ngang qua nhau.

Vậy cho pha ban đầu của T1 là 0, pha ban đầu của T2 là [tex]\fr{\pi}{6}[/tex]

[tex]\left\{x_1 = Acos\omega_1 t\\x_2=Acos(\omega_2 t+\fr{\pi}{6})[/tex]

Gặp nhau lần đầu khi [tex]x_1 = x_2 \Rightarrow \omega_1 t = \omega_2 t+\fr{\pi}{6} \Rightarrow t = 0.1[/tex]

Vậy tính từ lúc bắt đầu dao động thì mất 0.3s

Câu 2:Vận tốc của electron chuyển động trên quỹ đạo K của nguyên tử Hidro là v1 thì vận tốc của nó khi chuyển động trên quãy đạo M là
A 3v1
B 9v1
C v1/3
D v1/9
Khi chuyển động quanh quỹ đạo thì lực Coulomb là lực hướng tâm.

[tex]k\fr{|q_1||q_2|}{r^2} = \fr{mv^2}{r} \Rightarrow v = \sqr{\fr{k|q_1||q_1|}{mr} \Rightarrow[/tex] Vận tốc tỉ lệ nghịch với [tex]\sqr{r}[/tex]

[tex]r_M = n^2r_K = 9r_K \Rightarrow v_2 = \fr{1}{3}v_1[/tex]
 
Last edited by a moderator:
C

conifer91

Câu 2 : Lực liên kết giữa hạt nhân với e là lực điện , tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách . Bán kính quỹ đạo M =9 lằn bán kính quỹ đạo m => lực điện gấp 81 lần . lực điện này đóng vai trò F hướng tâm trong chuyển động tròn của e quanh hạt nhân F=mV^2/R => V=căn(F.R/m) . Khi chuyển động trên quỹ đạo M lực điện giảm 81 lần , R tăng 9 lần => V giảm 3 lần .

Câu 1 : Penguin làm đúng rồi ,nhưng ngồi rỗi qua nên quyết định làm thêm cách nữa :D . Giả sử sau thời gian t 2 vật gặp nhau lần đầu tiên , vật 1 quay đc góc A , vật 2 quay góc B (B>A) thì ta có pi/2-A=B-pi/2 .(nhìn hình vẽ của maruko sẽ thấy ) =>pi/2 -t.omegaA=t.omegaB-pi/2 <=> pi/2 - t.2.pi/2,4 =t.2.pi/0,8 - pi/2 <=> 0,5 - t.5/6 =t.5/2 -0,5 <=> 10.t/3 =1 =>t=0,3 s
 
Last edited by a moderator:
M

m4_vu0ng_001

câu 1 đáp án của mình là 1,2 s
Với câu này bạn có thể áp dụng công thức con lắc trùng phùng để làm,cực đơn giản
(n-1)T1=nT2
với T1 là chu kỳ dao động lớn hơn,ở bài này,T1=2,4s,T2=0,8s
như vậy,tính ra n=1,5
suy ra t=1,5*0,8=1,2s
bạ có thể kiểm chứng bằng cách vẽ vòng tròn lượng giác
 
P

po92911

đọc hình vẽ của nhoc_maru hong hiểu gì hết
giúp mình thêm chút nửa đc hong
 
K

kert_light

bài này đáp án là 0,3 mà bạn.nhưng đúng là cái hình vẽ khó hiểu quá
 
T

trytouniversity

hình vẽ rất khó hiểu, bạn nói nhiều thứ điểm quá, khó hiểu, khó hiểu...

Bạn nên chọn T1 là góc -5pi/6 ( T2 = 0 ) thì người đọc dễ hiểu hơn, làm như vậy hơi ngược.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom