Giúp mình 1 số bài vô cơ

D

duyvu09

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối KCl. Giá trị của m là
A. 11,92. B. 16,39. C. 8,94. D. 11,175.

Câu 2: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Fe, FeCl2, FeCl3 trong H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch B và 4,48 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Thêm NH3 dư vào dung dịch B thu được 32,1 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 16,8. B. 34,55. C. 25,675. D. 17,75.

Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 20,16 lít khí NO duy nhất (đktc). Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 99,30. B. 115,85. C. 104,20. D. 110,95.

Câu 4: Hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO với số mol mỗi chất là 0,1 mol. Hoà tan hết hỗn hợp X vào dung dịch Y gồm (HCl và H2SO4 loãng) dư thu được dung dịch A. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO3)2 1M vào dung dịch A cho tới khi ngừng thoát khí NO. Thể tích dung dịch Cu(NO3)2 và thể tích khí NO thoát ra (ở đktc) là
A. 50 ml ; 1,12 lít. B. 50 ml ; 2,24 lít.
C. 500 ml ; 1,12 lít. D. 250 ml ; 3,36 lít.
Câu5: Chia hỗn hợp X gồm 2 KL có hóa trị không đổi thành 2 phần = nhau.Hòa tan phần 1 bằng dd HCL dư thu được 1,792l H2.Nung phần 2 trong kk dư,thu được 2,84g hỗn hợp chất rắn chỉ gồm các oxit.Khối lượng hh X:
A.1,56 B.3,12 C.1,85 D.2,4
Giúp mình mấy câu này đã nhé cảm ơn mấy ban.
 
S

sot40doc

Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối KCl. Giá trị của m là
A. 11,92. B. 16,39. C. 8,94. D. 11,175.

Câu 2: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Fe, FeCl2, FeCl3 trong H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch B và 4,48 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Thêm NH3 dư vào dung dịch B thu được 32,1 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 16,8. B. 34,55. C. 25,675. D. 17,75.

Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 20,16 lít khí NO duy nhất (đktc). Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 99,30. B. 115,85. C. 104,20. D. 110,95.

Câu 4: Hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO với số mol mỗi chất là 0,1 mol. Hoà tan hết hỗn hợp X vào dung dịch Y gồm (HCl và H2SO4 loãng) dư thu được dung dịch A. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO3)2 1M vào dung dịch A cho tới khi ngừng thoát khí NO. Thể tích dung dịch Cu(NO3)2 và thể tích khí NO thoát ra (ở đktc) là
A. 50 ml ; 1,12 lít. B. 50 ml ; 2,24 lít.
C. 500 ml ; 1,12 lít. D. 250 ml ; 3,36 lít.
Câu5: Chia hỗn hợp X gồm 2 KL có hóa trị không đổi thành 2 phần = nhau.Hòa tan phần 1 bằng dd HCL dư thu được 1,792l H2.Nung phần 2 trong kk dư,thu được 2,84g hỗn hợp chất rắn chỉ gồm các oxit.Khối lượng hh X:
A.1,56 B.3,12 C.1,85 D.2,4
Giúp mình mấy câu này đã nhé cảm ơn mấy ban.
câu 1
trình độ e hạn chế ko làm nổi
câu 2
[TEX]n Fe(OH)_3 = \frac{32,1}{107} = 0,3 mol[/TEX]
[TEX]n SO_2 = \frac{4,48}{22,4} = 0,2 mol[/TEX]
theo đl bảo toàn e ta có
Fe cho 3 e , Cl nhận 1 e , [TEX]S^{+6} + 2 e = SO_2[/TEX]
=> 0,3 . 3 = [TEX]n_{Cl} + 0,2 . 2 [/TEX]
<=> [TEX]n_O = 0,5 mol[/TEX]
=> m hh = 0,5 . 35,5 + 0,3 . 56 = 34,55 gam
ĐÁP ÁN C

câu 3
bản chất hh ban đầu là hh Cu và S
ta có n NO = 20,16 / 22,4 = 0,9 mol
=> n e mà hh cho = 0,9 . 3 = 2,7 mol
ta có hpt
2n Cu + 6n S = 2,7
64n Cu + 32n S = 30,4
<=> n Cu = 0,3 mol
n S = 0,35 mol
theo đl bảo toàn n/tố ta có [TEX]Cu -> Cu(OH)_2 , S -> BaSO_4[/TEX]
hh KT gồm 2 chất trên
m = 0,3 . 98 + 0,35 . 233 = 110,95 gam
ĐÁP ÁN D

câu 4
bài này đề thiếu
trong hh trên khi cho vào HCl , [TEX]H_2SO_4[/TEX] thì có muối [TEX]Fe^{3+} , Fe^{2+}[/TEX] , một phần Fe chưa p/ứng với axit sẽ tác dụng với [TEX]Fe^{3+}[/TEX] , ko cho lượng khí [TEX]H_2[/TEX] thoát ra sẽ ko có KQ chính xác
ko biết đúng ko nhỉ

câu 5
theo bài , hh tan hoàn toàn trong axit => 2 KL tác dụng đc với HCl
ta có n e mà KL cho HCl = 1,792 / 22,4 . 2 = 0,08 . 2 = 0,16 mol
ta có n e mà KL cho HCl = n e mà KL cho oxi = 0,16 mol
=> n O = 0,16 / 2 = 0,08 mol
=> m 1 phần = 2,84 - 0,08 . 16 = 1,56 gam
=> m X = 1,56 . 2 = 3,12 gam
ĐÁP ÁN B
 
G

giotbuonkhongten

Câu 4: Hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO với số mol mỗi chất là 0,1 mol. Hoà tan hết hỗn hợp X vào dung dịch Y gồm (HCl và H2SO4 loãng) dư thu được dung dịch A. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO3)2 1M vào dung dịch A cho tới khi ngừng thoát khí NO. Thể tích dung dịch Cu(NO3)2 và thể tích khí NO thoát ra (ở đktc) là
A. 50 ml ; 1,12 lít. B. 50 ml ; 2,24 lít.
C. 500 ml ; 1,12 lít. D. 250 ml ; 3,36 lít.

Bài này dùng pp qui đổi về Fe và Fe3O4 --> nFe = 0,1 mol, nFe3O4 = 0,2 mol

[TEX]Fe^{\frac{+8}{3}} ---> Fe+2[/TEX]
0,2 ----------------------------- > 0,2

--> sau khi cho vào Y --> nFe2+ = 0,3 mol


Fe+2 - e --> Fe+3
0,3 ---- 0,3
N+5 + 3e --> N+2
------- 0,3 --- 0,1

--> V = 2,24 l & V Cu(NO3)2 = 0,05 l
 
J

junior1102

^^

Câu 4: Hỗn hợp X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO với số mol mỗi chất là 0,1 mol. Hoà tan hết hỗn hợp X vào dung dịch Y gồm (HCl và H2SO4 loãng) dư thu được dung dịch A. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO3)2 1M vào dung dịch A cho tới khi ngừng thoát khí NO. Thể tích dung dịch Cu(NO3)2 và thể tích khí NO thoát ra (ở đktc) là
A. 50 ml ; 1,12 lít. B. 50 ml ; 2,24 lít.
C. 500 ml ; 1,12 lít. D. 250 ml ; 3,36 lít.

nFe = 0,1 mol
nFe3+ = 0,4 mol ( 2nFe2O3 + 2nFe3O4)
nFe2+ = 0,2 mol ( nFeO + nFe3O4 )

khi cho x vào HCl và H2SO4 loãng .

Đề bài không cho khí thoát ra ,vậy ta sẽ giải theo trường hợp không có khí thoát ra .

nFe3+ trong dung dịch = 0,4 mol , như vậy phản ứng :

Fe + 2Fe3+ -> 3Fe2+

như vậy ,sau phản ứng ,trong dung dịch sẽ có 0,2 mol Fe3+ và 0,5 mol Fe2+ ,trong dung dịch sẽ có H+ dư của HCl và H2SO4 .

khi nhỏ Cu(NO3)2 vào dung dịch ,phản ứng :
3Fe2+ + NO3- + 4H+ ---> 3Fe3+ + NO + 2H2O

như vậy ,có thể thấy nNO = nNO3- = 0,1 mol .nCu(NO3)2 = 1/2nNO3- = 0,05 mol

vậy ,đáp án là VNO = 0,1 mol = 2,24 lít .CM Cu(NO3)2 = 0,05/1 = 0,05 lít = 50 ml

p/s : t nghĩ bài này không nên quy về Fe3O4 ,vì như thế thì sẽ không làm rõ được phản ứng của Fe với Fe3+ .
 
Last edited by a moderator:
M

mars.pipi

Hoà tan hoàn toàn 14,52 gam hỗn hợp X gồm NaHCO3, KHCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối KCl. Giá trị của m là
A. 11,92. B. 16,39. C. 8,94. D. 11,175.
vì NaHCO3 và MgCO3 cùng có M=84
quy hh về ACO3 (M=84) và KHCO3
giải hệ 84x+100y=14,52
x+y=0,15
\Rightarrow y=0,12=nKCl \Rightarrow m=8,94
 
Last edited by a moderator:
S

sot40doc

cách giải này độc thật
chưa thấy bao h
còn bài 4 chưa đủ dữ kiện , kết quả ko chính xác lắm
 
G

giotbuonkhongten

câu 4
bài này đề thiếu
trong hh trên khi cho vào HCl , [TEX]H_2SO_4[/TEX] thì có muối [TEX]Fe^{3+} , Fe^{2+}[/TEX] , một phần Fe chưa p/ứng với axit sẽ tác dụng với [TEX]Fe^{3+}[/TEX] , ko cho lượng khí [TEX]H_2[/TEX] thoát ra sẽ ko có KQ chính xác
ko biết đúng ko nhỉ

Axit dư thì ko biết 1 phần Fe chưa phản ứng vs axit ở đâu nhỉ :)

Vì H+ dư nên m làm ra luôn chứ có giới hạn thì chắc phải cân nhắc

mà sao nếu số mol Fe2+ = 0,5 thì ko ra đáp án giống mình
 
D

duyvu09

Cảm ơn các bạn hôm sau mình sẽ post tiếp vài bài:D.Cố gắng xem bài 4 giúp mình nhé.
 
D

duyvu09

Cho dòng khí co đi qua hôn hợp 0,2 mol gồm FeO và Fe2O3 đun nóng
Sau một thời gian thu đc 5,6(lit) CO2 và 19,2g chất rắn X
Cho X t/dụng với HNO3 thu đc V(l) khí NO
tính V=?
Bài này giúp mình nhé
Và cho mình hỏi nếu đề có thêm axit HNO3 dư thì dùng ĐL BT cho Fe2+ được không các bạn.
Nghĩa là chỉ lấy mol của Fè2+/3 là ra mol No
 
J

junior1102

^^

Cho dòng khí co đi qua hôn hợp 0,2 mol gồm FeO và Fe2O3 đun nóng
Sau một thời gian thu đc 5,6(lit) CO2 và 19,2g chất rắn X
Cho X t/dụng với HNO3 thu đc V(l) khí NO
tính V=?
Bài này giúp mình nhé
Và cho mình hỏi nếu đề có thêm axit HNO3 dư thì dùng ĐL BT cho Fe2+ được không các bạn.
Nghĩa là chỉ lấy mol của Fè2+/3 là ra mol No


HNO3 dư thì Fe luôn lên Fe3+ , các trường hợp sau phản ứng còn dư Fe hoặc Cu với lượng cụ thể thì mình tính số mol Fe2+ dựa theo số mol Fe và Cu dư
.
Ta có nCO2 = nO trong oxit = 0,25 mol -> khối lượng hh trước phản ứng
= 19,2, + 0,25.16 = 23,2 gam , từ đây tính được nFeO = nFe2O3 = 0,1 mol .

như vậy ,trước phản ứng khả năng cho e của hỗn hợp là từ Fe2+ = 0,1 mol ,chỉ cho 0,1 mol e .

sau phản ứng ,có 0,25 mol O bị khử -> số e được trả về Fe là 0,25.2 = 0,5 mol

-> tổng số mol e mà hỗn hợp sau phản ứng có thể cho là 0,5+0,1 = 0,6 mol , đủ để 0,2 mol N+5 nhận để về N+2 .

-> VNO = 0,2.22,4 = 4,48 lít .
 
D

duyvu09

Cảm ơn bạn rất hay.Cho mình hỏi là Fe203 pư với Co thiếu như trên thì thành Fe0 hả bạn?.
Luôn tiện bạn làm giúp mình 2 bài nay luôn
Bài 1. Một hỗn hợp gồm Al và một oxit sắt, chia thành 2 phần bằng nhau.
- Để hoà tan hết phần 1 cần 200 ml dd HCl 0,675M, thu được 0,84 (l) H2 (đktc).
- Nung phần 2, phản ứng hoàn toàn lấy sản phẩm tác dụng với NaOH dư thấy còn 1,12g rắn không tan.
Công thức của oxit sắt là:
A. Fe2O3 B. FeO C. Fe 3O4 D. Fe2O3 hoặc FeO

Bài 2. Cho hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt. Chia A thành 2 phần bằng nhau.
Phần (1) cho tác dụng với dung dịch H2SO4loãng thu được 0,672 (l) khí (đktc).
Phần (2) phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn, thu được hỗn hợp B, cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được
134,4 ml khí (đktc) sau đó cho tiếp dung dịch H2SO4 loãng, dư được 0,4032 (l) H2(đktc).
Công thức của oxit sắt là:
A. Fe2O3 B. FeO C. Fe3O4 D. FeO hoặc Fe3O4
 
N

nhoc_maruko9x

Bài 1. Một hỗn hợp gồm Al và một oxit sắt, chia thành 2 phần bằng nhau.
- Để hoà tan hết phần 1 cần 200 ml dd HCl 0,675M, thu được 0,84 (l) H2 (đktc).
- Nung phần 2, phản ứng hoàn toàn lấy sản phẩm tác dụng với NaOH dư thấy còn 1,12g rắn không tan.
Công thức của oxit sắt là:
A. Fe2O3 B. FeO C. Fe 3O4 D. Fe2O3 hoặc FeO

[TEX]n_{HCl} = 0.135; n_{H_2} = 0.0375[/TEX]

[TEX]=> n_{HCl}[/TEX] phản ứng với oxit [TEX]= 0.135 - 0.075 = 0.06[/TEX]

Phần rắn ko tan là Fe = 0.02 mol

Mol Fe trong oxit = 0.02, mol O trong oxit = 0.06/2 = 0.03 [TEX]=> Fe_2O_3[/TEX]
 
N

nhoc_maruko9x

Bài 2. Cho hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt. Chia A thành 2 phần bằng nhau.
Phần (1) cho tác dụng với dung dịch H2SO4loãng thu được 0,672 (l) khí (đktc).
Phần (2) phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn, thu được hỗn hợp B, cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được
134,4 ml khí (đktc) sau đó cho tiếp dung dịch H2SO4 loãng, dư được 0,4032 (l) H2(đktc).
Công thức của oxit sắt là:
A. Fe2O3 B. FeO C. Fe3O4 D. FeO hoặc Fe3O4
[TEX]n_{Al}[/TEX] = 0.02 mol

[TEX]n_{Al}[/TEX] dư = 0.004 mol

[TEX]=> n_{Al}[/TEX] phản ứng nhiệt nhôm = 0.016 mol

[TEX]=> n_e = 0.048 mol[/TEX]

[TEX]n_{Fe} = 0.4032/22.4 = 0.018 mol[/TEX]

mà [TEX]n_e = 0.048[/TEX] => Fe nhận 8/3 e => Là [TEX]Fe_3O_4[/TEX]
 
Top Bottom