giup em voi huhuhuh

V

vitcon12

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các Bác Ơi Giúp Em Giải Mấy Bài Này Với :
Bài 1 : Cho 5,6 gam Bột Fe tác dụng với O2 thu được 7,36 gam hỗn hợp X gồm hỗn hợp các ôxit sắt và sắt dư . hoà tan X trong dung dich HNO3 , đặc nóng (dư) thu được V lít NO2 (giả sử là duy nhất) ơ d.k.t.c . Tính V
Bài 2 :cho 1 đinh sắt vao 1 lít dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,5 M và AgNO3 0.12 M . Sau khi phản ứng hết tạo được một dung dịch A với màu xanh đã phai một phần và một chất rắn B có khối lượng lớn hơn khối lượng đinh sắt ban đầu là 10,4 gam. Tính khối lượng của cây đinh sắt ban đầu
Bai 3 :Để a gam bột Fe ngoài không khí , sau một thời gian thu được 30 gam chất rắn B. Hòa tan hết B bằng axit H2SO4 đặc nóng thu được 8,4 lít SO2 duy nhất (dktc) giá trị của a là ?
Các bác nao giải hộ giúp em với em phải làm đề cương 50 câu giờ vướng 3 câu này ai lam được Giúp Em Với
Em Xin Cám ơn nhiều !
 
P

philosopher

Bạn có thể giải các bài trên như sau:
Bài 1: nFe = 0,1mol
Phần Oxi đã tác dụng với Fe là: 7,36 - 5,6 = 1,76g = 0,11mol.
O2 + 4e → 2O2-
0,22 ← 0,11
Từ pt trên → tổng ne đã nhận = 0,22mol
→ ne mà Fe đã cho O2 = 0,22mol
ne mà Fe ban đầu có thể cho đi trong pứ với HNO3 là: 0,1.3 = 0,3mol ; nhưng vì đã cho O2 0,22mol nên chỉ còn 0,8mol
→ nNO2 = 0,8mol. → V = 17,92l
Bài 2:
nCu(NO3)2 = 1,5mol ; nAgNO3 = 0,12mol
Thứ tự ưu tiên các pứ: Fe pứ với muối Ag trước, rồi sau đó đến muối Cu
Màu xanh mới chỉ bị phai một phần chứng tỏ Fe đã pứ hết với AgNO3 rồi chuyển sang Cu(NO3)2 nhưng lại chưa td hết với Cu(NO3)2 (Fe hết, Cu(NO3)2 dư).
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
0,06 ← 0,12 → 0,12
Từ pt trên → độ chênh lệch khối lượng giữa Ag sinh ra và Fe tham gia pứ = 0,12.108 – 0,06.56 = 9,6g
→ trong pứ với muối Cu lượng Cu sinh ra phải lớn hơn lượng Fe pứ là 10,4 – 9,6 = 0,8g
Cứ 1mol Fe pứ khlg tăng 64 – 56 = 8g
→ 0,1mol Fe pứ thì khlg sẽ tăng 0,8g
→ nFe = 0,16mol
→ m = 8,96g
Bài 3: Bài này ngược với bài 1.
nSO2 = 0,375mol → ne H2SO4 đã nhận = 0,375.2 = 0,75mol
Ta có khlg Oxi trong chất rắn B = 30–a (g) → n = 30-a /16 mol
Theo như pt cho nhận e đã viết ở B1, ta có ne mà O2 đã nhận là: 30-a /8 mol
nFe ban đầu = a/56 mol
nFe tối đa có thể cho đi = 3a/56 mol
Vì đến pứ với H2SO4 chỉ cho đi 0,75mol e nên ta có pt sau:
(3a /56) – (30-a /8) = 0,75
Giải ra, bạn có a = 25,2g
Đây thực sự là những bài không khó mà chỉ cần vận dụng những kĩ năng rất cơ bản là đã giải quyết được. Bạn cần nắm chắc các kĩ thuật giải toán đồng thời rèn luyện khả năng tư duy linh hoạt hơn nữa. Chúc bạn mau chóng tiến bộ.
 
Top Bottom