Vật lí 9 Giúp em với bài này hóc quá!!!!

Băng Du

Học sinh
Thành viên
19 Tháng ba 2018
8
0
26
21
Hà Nội
Trường THCS Nguyễn Văn Huyên
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1
Mạch điện gồm điện trở R1=30Ω và một biến trở con chạy có số ghi 40Ω-1,5A mắc nối tiếp với nhau. Hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đoạn mạch luôn không dổi U=9V.
a) Số ghi trên biến trở có ý nghĩa gì?
b) Tính hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu cuộn dây biến trở.
c) Tính chiều dài dây dẫn dùng để quấn biến trở này, biết dây quấn làm bằng Nikêlin có điện trở suất bằng 0,4×10^-6Ωm và có tiết diện bằng 0,5mm2
d) Thay R1 bằng đèn (6V-3W) và điều chỉnh biến trở để đèn sáng bình thường. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và tính điện trở của biến trở và hiệu suất H của mạch khi đó.
 

Sơn Nguyên 05

Banned
Banned
Thành viên
26 Tháng hai 2018
4,478
4,360
596
Hà Tĩnh
MT
Bài 1
Mạch điện gồm điện trở R1=30Ω và một biến trở con chạy có số ghi 40Ω-1,5A mắc nối tiếp với nhau. Hiệu điện thế đặt vào 2 đầu đoạn mạch luôn không dổi U=9V.
a) Số ghi trên biến trở có ý nghĩa gì?
b) Tính hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu cuộn dây biến trở.
c) Tính chiều dài dây dẫn dùng để quấn biến trở này, biết dây quấn làm bằng Nikêlin có điện trở suất bằng 0,4×10^-6Ωm và có tiết diện bằng 0,5mm2
d) Thay R1 bằng đèn (6V-3W) và điều chỉnh biến trở để đèn sáng bình thường. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và tính điện trở của biến trở và hiệu suất H của mạch khi đó.
a)40 ôm là điện trở tối đa của biến trở, tức khi con chạy của biến trở ở vị trí cuối cùng thì điện trở của biến trở là ôm.
1,5A là cường độ dòng điện định mức của biến trở, tức biến trở chỉ chịu được cường độ tối đa chạy qua nó là 1,5A.
b) Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu biến trở là U = 1,5 . 40 = 60V
c) Áp dụng công thức tính điện trở: [tex]R = \frac{\rho .l}{S}[/tex]= [tex]\Rightarrow l = \frac{R.S}{\rho } = \frac{40.0,5.10^{-6}}{0,4.10^{-6}}[/tex]= 50 (m)
d) Cường độ dd định mức của đèn là [tex]I = \frac{P}{U} = \frac{3}{6} = 0,5[/tex](A)
Vì HĐT của nguồn = 9V nên ta mắc biến trở nối tiếp với đèn.
Để đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua đèn là I = 0,5A, HĐT ở hai đầu đèn là U = 6V
Vì mạch nối tiếp nên HĐT ở hai đầu biến trở là U' = 3V, cường độ dòng điện chạy qua biến trở là I' = 0,5A.
Do đó, điện trở của biến trở lúc này là: [tex]R' = \frac{U'}{I'} = \frac{3}{0,5} = 6 (\Omega )[/tex]
 
Top Bottom