Giúp Em Môn Hoá Với huhuhhu

Status
Không mở trả lời sau này.
V

vitcon12

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các Bác Ơi Giúp Em Giải Mấy Bài Này Với :
Bài 1 : Cho 5,6 gam Bột Fe tác dụng với O2 thu được 7,36 gam hỗn hợp X gồm hỗn hợp các ôxit sắt và sắt dư . hoà tan X trong dung dich HNO3 , đặc nóng (dư) thu được V lít NO2 (giả sử là duy nhất) ơ d.k.t.c . Tính V
Bài 2 :cho 1 đinh sắt vao 1 lít dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,5 M và AgNO3 0.12 M . Sau khi phản ứng hết tạo được một dung dịch A với màu xanh đã phai một phần và một chất rắn B có khối lượng lớn hơn khối lượng đinh sắt ban đầu là 10,4 gam. Tính khối lượng của cây đinh sắt ban đầu
Bai 3 :Để a gam bột Fe ngoài không khí , sau một thời gian thu được 30 gam chất rắn B. Hòa tan hết B bằng axit H2SO4 đặc nóng thu được 8,4 lít SO2 duy nhất (dktc) giá trị của a là ?
Các bác nao giải hộ giúp em với em phải làm đề cương 50 câu giờ vướng 3 câu này ai lam được Giúp Em Với
Em Xin Cám ơn nhiều !
 
T

_thebest_off

1) có 0,1 mol Fe 0,055 mol [tex]{O}_{2}[/tex] phản ứng
có sơ đồ cho nhận e
[tex]Fe^{0} -3e--> Fe^{+3} [/tex]
[tex]O_{2}^{0} + 4e--> 2O^{-2}[/tex]
[tex]N^{+5}+1e--> N^{+4}[/tex]
Theo định luật bảo toàn e ---> 3 . 0,1 = 4.0.055 + n( n là số mol NO_{2} ) -->n -->V
Mấy bài này bạn sử dụng bảo toàn e là ra ý mà :)
 
G

giotbuonkhongten

Bài 1 : Cho 5,6 gam Bột Fe tác dụng với O2 thu được 7,36 gam hỗn hợp X gồm hỗn hợp các ôxit sắt và sắt dư . hoà tan X trong dung dich HNO3 , đặc nóng (dư) thu được V lít NO2 (giả sử là duy nhất) ơ d.k.t.c . Tính V
nFe=0.1mol
mO2=mX-mFe ban đầu(theo đlbtkhối lượng)=1.76=> nO2=0.055
Fe – 3e --> Fe+3
0.1—0.3
O2 + 4e --> 2O2-
0.055- 0.22
N+5 + 4e -->N+1
-------0.08—0.02=> V=.....
 
H

hoangoclan161

Trả lời bài 3

Bài 3 :Để a gam bột Fe ngoài không khí , sau một thời gian thu được 30 gam chất rắn B. Hòa tan hết B bằng axit H2SO4 đặc nóng thu được 8,4 lít SO2 duy nhất (dktc) giá trị của a là ?
Khi để m (g) bột Fe ngoài không khí ta thu được hỗn hợp rắn B gồm các oxit của Fe và Fe dư:
[TEX]2Fe+O_2 \rightarrow 2FeO (1)[/TEX]
[TEX]4Fe+3O_2 \rightarrow 2Fe_2O_3 (2)[/TEX]
[TEX]3Fe+2O_2 \rightarrow Fe_3O_4 (3)[/TEX]
Rắn B gồm [TEX]FeO,Fe_2O_3,Fe_3O_4,Fe[/TEX] dư.
Hoà tan hỗn hợp B bằng dung dịch [TEX]H_2SO_4[/TEX] đặc,nóng thì xảy ra các phản ứng:
[TEX]2FeO+4H_2SO_4 \rightarrow Fe_2(SO_4)_3 +SO_2 +4H_2O (4)[/TEX]
[TEX]2Fe_3O_4+10H_2SO_4 \rightarrow 3Fe_2(SO_4)_3+SO2 +10H_2O (5)[/TEX]
[TEX]2Fe+6H_2SO_4 \rightarrow Fe_2(SO_4)_3+3SO_2+6H_2O (6)[/TEX]
[TEX]Fe_2O_3+3H_2SO_4 \rightarrow Fe_2(SO_4)_3 +3H_2O (7)[/TEX]
Từ (1),(2),(3),(4),(5),(6),(7) ta thấy Fe bị oxi hoá về [TEX]Fe^{+3}[/TEX] theo sơ đồ (xem trong file đính kèm vì mình không biết vẽ trên máy)
+Khi Fe tác dụng với [TEX]O_2[/TEX] thì bản chất là Fe nhường electron cho [TEX]O_2[/TEX] . Ta có:
[TEX]m_{O_2 pu}=m_B-n_{Fe}=(30-a) gam[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow n_{O_2pu}=\frac{30-a}{32}[/TEX]
Từ bán phản ứng thu electron của [TEX]O_2[/TEX]
[TEX]O_2+4e \rightarrow 2O^{-2} (8)[/TEX]
Từ (8) ta có số mol electron do Fe nhường cho [TEX]O_2[/TEX] nhận là:
[TEX]n_1=\frac{30-a}{8}[/TEX]
+Khi B tác dụng với dung dịch [TEX]H_2SO_4[/TEX] thì bản chất là hỗn hợp B nhường electron khử [TEX]SO_4^{2-}[/TEX] về [TEX]SO_2[/TEX]
[TEX]SO_4^{2-}+2e+4H^+ \rightarrow SO_2+2H_2O (9)[/TEX]
Theo giả thiết ta có:
[TEX]n_{SO_2}=\frac{8,4}{22,4}=0,375 (mol)[/TEX]
Theo (9) số mol electron do hỗn hợp B nhường cho [TEX]SO_4^{2-}[/TEX] là:
[TEX]n_2=2n_{SO_2}=2.0,375=0,75 (mol)[/TEX]
Mặt khác biến trực tiếp:
[TEX]Fe^0 \rightarrow Fe^{3+}+3e (10)[/TEX]
Theo (10) tổng số mol electron mà Fe nhường ra để biến thành [TEX]Fe^{3+}[/TEX] là: [TEX]n_3=3.\frac{a}{56} (mol e)[/TEX]
Theo định luật bảo toàn e ta có:
[TEX]n_3=n_1+n_2 \Leftrightarrow 3.\frac{a}{56}=\frac{30-a}{8}+0,75 [/TEX][TEX]\Leftrightarrow a=25,2 (gam)[/TEX]
 

Attachments

  • Hình minh hoạ.doc
    25 KB · Đọc: 0
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom