giúp em mấy bài ny nha các bác pro hóa!!!!!

G

greenstar131

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ cho một hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu. Nếu cho hỗn hợp tác dụng với HCl dư thu được 8,96 lit H2 (đktc) và 9g chất rắn. Nếu cho hỗn hợp tác dụng với NaOH thì dùng hết 200ml 1M. Tính %m mỗi chất trong hỗn hợp.

2/Ngâm 16,1g hỗn hợp gồm Fe, Al, Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được 6,72lít khí( đktc) và một chất rắn. Lượng chất rắn tác dụng vừa đủ với 100ml HCl 2M . Tính % m mỗi chất trong hỗn hợp.

3/ Hòa tan hoàn toàn 16,4g gồm Mg, FeO, Fe2O3 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 4,48lít khí duy nhất( đktc) . Nếu lấy 16,4g hỗn hợp tác dụng với H2 dư thu được 4,5g H2O. Tính %m mỗi kim loại?

4/ Hỗn hợp A gồm Al, Mg, Al2O3. Lấy 20,1g A tác dụng với NaOH dư thu được 6,72l H2( đktc). Mặt khác, nếu hòa tan hết 20,1 hỗn hợp trong V lít HCl 1M thu được 15,68 lít H2( đktc) và dung dịch B. Cần dùng 299ml KOH 1M mới trung hòa hết lượng axit dư trong B. Tính V, tính %m mỗi chất?
 
T

trang14

1/ cho một hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu. Nếu cho hỗn hợp tác dụng với HCl dư thu được 8,96 lit H2 (đktc) và 9g chất rắn. Nếu cho hỗn hợp tác dụng với NaOH thì dùng hết 200ml 1M. Tính %m mỗi chất trong hỗn hợp.

[TEX]m_{Cu} = 9 (g) [/TEX]
Khi cho hh TD vs HCl dư thì có Al tham gia P Ư
[TEX]n_{H_2} = 8,96 : 22,4 = 0,4 (mol)[/TEX]
[TEX]n_{Al} = n_{NaOH} 0,2 (mol) \Rightarrow n_{H_2} = 1,5 n_{Al} = 1,5.0,2 = 0,3 (mol)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow n_{H_2} = n_{Fe} = 0,4 - 0,3 = 0,1 (mol)[/TEX]

[TEX]\Rightarrow m_{Al} = 0,2.27 = 5,4 (g) ; m_{Fe} = 0,1.56 = 5,6 (g)[/TEX]

[TEX]%m_{Cu} = 45%[/TEX]
[TEX]%m_{Al} = 27%[/TEX]
[TEX]%m_{Fe} = 28%[/TEX]

2/Ngâm 16,1g hỗn hợp gồm Fe, Al, Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được 6,72lít khí( đktc) và một chất rắn. Lượng chất rắn tác dụng vừa đủ với 100ml HCl 2M . Tính % m mỗi chất trong hỗn hợp.

[TEX]n_{H_2} = 6,72 : 22,4 = 0,3 (mol)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow n_{Al} = \frac{2}{3}n_{H_2} = \frac{2}{3}.0,3 = 0,2 (mol)[/TEX]
[TEX]n_{Fe} = \frac{1}{2}n_{HCl} = \frac{1}{2}.0,2 = 0,1 (mol)[/TEX]

[TEX]%m_{Al} = \frac{0,2.27.100}{16,1}= 33,54%[/TEX]
[TEX]%m_{Fe} = =\frac{0,1.56.100}{16,1}= 34,78%[/TEX]
[TEX]%m_{Al_2O_3} = 100% - 33,54% - 34,78%= 31,68%[/TEX]
 
V

vietduc217

3/ Hòa tan hoàn toàn 16,4g gồm Mg, FeO, Fe2O3 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 4,48lít khí duy nhất( đktc) . Nếu lấy 16,4g hỗn hợp tác dụng với H2 dư thu được 4,5g H2O. Tính %m mỗi kim loại?

bài này nếu bạn giải theo cách tự luận thì cứ gọi x, y, z lần lượt là số mol của Mg, FeO, Fe2O3
bạn sẽ có 3 pt 3 ẩn giải khoẻ thui
pt1 là: khối lượng hh = 24x+72y+160z= 16,4
pt 2 dựa vào pư giải phóng khí : vì đề bài cho HNO3 đặc nóng nên khí giải phóng ra chỉ có thể là NO2
viết pt rùi ta có : 2x+y=0,2
pt 3 dựa vào phản ứng tạo nước, ta có : y+3z=0,25
 
P

phat_tai_1993

4/ Hỗn hợp A gồm Al, Mg, Al2O3. Lấy 20,1g A tác dụng với NaOH dư thu được 6,72l H2( đktc). Mặt khác, nếu hòa tan hết 20,1 hỗn hợp trong V lít HCl 1M thu được 15,68 lít H2( đktc) và dung dịch B. Cần dùng 299ml KOH 1M mới trung hòa hết lượng axit dư trong B. Tính V, tính %m mỗi chất?
Số mol của các chất trong hh lần lượt là: 0,2 ; 0,4 ; 0,05
Vậy: %mAl = 26,87% ; %mMg = 47,76% ; %mAl2O3 = 25,37%.
Thể tích V = 1,699 (l)
 
S

silvery21

trang14;705293 [TEX said:
n_{H_2} = 6,72 : 22,4 = 0,3 (mol)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow n_{Al} = \frac{2}{3}n_{H_2} = \frac{2}{3}.0,3 = 0,2 (mol)[/TEX]
[TEX]n_{Fe} = \frac{1}{2}n_{HCl} = \frac{1}{2}.0,2 = 0,1 (mol)[/TEX]

[TEX]%m_{Al} = \frac{0,2.27.100}{16,1}= 33,54%[/TEX]
[TEX]%m_{Fe} = =\frac{0,1.56.100}{16,1}= 34,78%[/TEX]
[TEX]%m_{Al_2O_3} = 100% - 33,54% - 34,78%= 31,68%[/TEX]
bài này có 1 chút sai sót
fải là nAl = 3/2 nH2 chứ
bn vít PT là rõ ma`
 
G

greenstar131

mí bác giúp em thêm 2 bài này nha:
BÀI 1. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm cho hh Al và FexOy thu được 69,6 g chất rắn B. Hoà tan B trong dd NaOH dư thấy có 6,72 lít khí bay ra và phần còn lại chất rắn không tan C hoà tan 1/3 lượng chất C cần dùng 60gam dd H2SO4 98% đun nóng .Tính khối lượng Al2O3 và xác định công thức của oxit sắt.


BÀI 2. Hoà tan a g kim loại M có hoá trị n không đổi phải dùng hết a mol H2SO4 đặc nóng thu được khí A và dd B .Cho khí A hấp thụ vào 45 ml dd NaOH 0,2 M thu được 0,608 gam muối. Mặt khác cô cạn dd B thu được 1.56 gam muối khan. Hoà tan muối này vào nước rồi cho 0,387 gam hh C gồm Zn và Cu vào khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thì thu được 1,44 g chất rắn D .Tính khối lượng kim loại M đem hoà tan và khối lượng mỗi kim loại trong D và C.
 
G

ga_t2_qx3

ta tính được n[Al d] là:0.2mol ,trọng chất rắn C chỉ còn lại là Fe và số mol của nó là 0,6 mol
theo phản ứng nhiệt nhôm thì ta tính được khối lương Al2O3=69,6-m[Al d]-m[Fe]=69,6-0,2*27-0,6*56=30,6
suy ra số mol Al2O3=0,3 mol,
suy ra số mol e ma Al đã nhường là =0,3*2*3=1,8mol
theo định luật bảo toàn nguyên tố thì ta có số mol nguyên tử Fe sinh ra băng số mol nguyên tử Fe trong phân tử FexOy
suy ra số mol e mà Fe nhận là=[0,6*2y]/x=số mol mà Al đã nhường=1,8
ta lập được tỉ lệ là y/x=3:2
suy ra công thứ của hợp chất là Fe2O3
 
Top Bottom