giup em lam voi...thax a chj nhju

B

baby_lucky69

Cuối năm 1427 sau hội thề, quân Minh rút khỏi nước ta. Đầu năm 1428 thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo. Cuộc kháng chiến chống quân Minh hoàn toàn thắng lợi, chấm dứt hai mươi năm thảm khốc dưới ách đô hộ tàn bạo của giặc Minh, mở ra một kỉ nguyên hòa bình, độc lập lâu dài cho dân tộc.
Bài " Bình Ngô đại cáo" gồm 4 phần :
Phần 1 : " Việc nhân nghĩa ... còn ghi" Luận đề về nhân nghĩa.
Phần 2 : " Vừa rồi ... chịu được" Bản cáo trạng tội ác của giặc Minh.
Phần 3 : " Ta đây ... chưa thấy xưa nay" Quá trình cuộc kháng chiến.
Phần 4 : " Phần còn lại" Tuyên bố cuộc kháng chiến kết thúc mở ra một kỉ nguyên hòa bình độc lập cho đất nước.
Trong bài cáo Nguyễn Trãi đã thể hiện nổi bật tư tưởng nhân nghĩa mà cụ thể đó là lòng yêu nước thương dân, đánh đuổi bọn gian tà cướp nước và bán nước đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Bài cáo này còn thể hiện nổi bật lòng căm thù giặc cao độ, lòng tự hào dân tộc của Nguyễn Trãi
 
B

baby_lucky69

Bình Ngô đại cáo là bài cáo của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.
Về mặt văn chương, tác phẩm được người đương thời, ngay cả hậu thế, đều rất thán phục và coi là thiên cổ hùng văn. Có nhiều ý kiến cho rằng: đây được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của Việt Nam (sau bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt và trước bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Hồ Chí Minh).
Tác giả bài Đại Cáo này là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê, Nguyễn Trãi. Ông tuy không tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu, nhưng cũng theo phò Bình định Vương Lê Lợi từ khi nghĩa quân Lam Sơn còn ở thế yếu trước sự đàn áp của quân Minh, đã vạch ra nhiều kế sách giúp cho nghĩa quân Lam Sơn thu phục nhân tâm và giành được ưu thế trên chiến trường. Tương truyền, ông là người nghĩ ra kế sách viết dòng chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” (Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi thần) trên lá cây, tạo ra như một điềm trời, khẳng định về yếu tố "thiên mệnh" cho Lê Lợi, làm lòng người nhanh chóng hướng về nghĩa quân Lam Sơn.
Sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã phong thưởng cho Nguyễn Trãi là bậc cao trọng nhất bên văn quan, ông được ban quốc tính (tức được mang họ vua, họ Lê), tước Hầu (Quan Phục Hầu) chỉ kém tước Công một bậc. Trên thực tế ông vừa là cố vấn, vừa là quân sư, nhà chính trị, tài kiêm văn võ rất thân với vua.


Nhưng trước khi ghép mấy phần này thì chị nên viết ngắn gọn tiểu sử của Nguyễn Trãi nha .
 
Top Bottom