Giúp em làm mấy bài này với!

L

longsat035

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Hai người phụ nữ đều có mẹ bệnh bạch tạng (do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường), bố không mang gen gây bệnh, họ đều lấy chồng bình thường. Người phụ nữ thứ 1 sinh 1 con gái bình thường, người phụ nữ 2 sinh 1 con trai bình thường. Tính xác suất để con của 2 người phụ nữ này lấy nhau sinh ra 1 đứa con bệnh bạch tạng.
A. 1/4 B. 26/128 C. 1/16 D. 49/144
Câu 2: Ở người khả năng uốn cong lưỡi do 1 gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường A quy định. Trong một quần thể đạt cân bằng di truyền có 64% người có khả năng trên. Một thanh niên có khả năng uốn cong lưỡi lấy vợ không có khả năng đó. Xác suất sinh con không uốn cong lưỡi là:
A. 0.1728. B. 1/4 C. 0.375 D. 0.24
Câu 3: Kiểu gen của cá thể đực là aaBbDdXY thì số cách sắp xếp nhiễm sắc thể kép ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc vào kỳ giữa giảm phân I là:
A. 8 B. 16 C. 6 D. 4
Câu 4: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 lai với cá thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỷ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ, xác suất để F2 có 4 cây hoa đỏ trong 5 cây con là:
A. 0,1. B. 0,4292. C. 0,219. D. 0,625.
Câu 5: Ở người, nhóm máu MN được quy định bởi cặp alen đồng trội LM = LN, kiểu gen LMLM : nhóm máu M, LNLN: nhóm máu N.Trong một gia đình có bố mẹ đều có nhóm máu MN. Xác suất để họ sinh 3 con nhóm máu M, 2 con nhóm máu MN, 1 con có nhóm máu N là:
A. 15/256 B. 6/128 C. 1/1024 D. 3/64
Câu 6: Quần thể bướm Bạch Dương ban đầu có p(B) = 0,01, q(b) = 0,99 với B:alen quy định cánh đen, b: cánh trắng. Do ô nhiễm bụi than nên kiểu hình đen chiếm ưu thế hơn kiểu hình trắng, nếu tỷ lệ sống sót đến khi sinh sản của bướm đen là 20%, bướm trắng là 10% thì tần số alen đời sau là:
A. p(B) = 0,01; q(b) = 0,99 B. p(B) = 0,02; q(b) = 0,98
C. p(B) = 0,04, q(b) = 0,96 D. p(B) = 0,004, q(b) = 0,996
Câu 7: Bệnh phenylketonuria ở người là do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Trong quần thể người có tần số người bị bệnh này là 1/10000, quần thể cân bằng di truyền. Xác suất để một cặp vợ chồng đều bình thường sinh đứa con trai đầu lòng bị bệnh là:
A. 0,00495 B. 0,002475. C. 1/8 D. 0,0049.10-2

Câu 8: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Trong quần thể người cứ 200 người có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh 1 đứa con bình thường là:
A. 0,1308 B. 0,99999375 C. 0,9999375 D. 0,0326.


Giúp mình với các bạn! Cảm ơn nhiều
 
M

mars.pipi

Hai người phụ nữ đều có mẹ bệnh bạch tạng (do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường), bố không mang gen gây bệnh, họ đều lấy chồng bình thường. Người phụ nữ thứ 1 sinh 1 con gái bình thường, người phụ nữ 2 sinh 1 con trai bình thường. Tính xác suất để con của 2 người phụ nữ này lấy nhau sinh ra 1 đứa con bệnh bạch tạng.
bài này mình thấy khó đấy hic
2 ng phụ nữ ấy có KG: Aa
lấy chồng bt có kg AA hoặc Aa
2 ng` phụ nữ này sinh con trai con gái bt mà lấy nhau cho con bạch tạng =>2ng con KG Aa
xs để ng con có KG Aa:
TH1: Aa x AA --->1/2Aa: 1/2AA => xs ng con bt mang KG Aa =1/2
TH2: Aa x Aa -->1/4AA:2/4Aa:1/4aa =>xs ng con bt mang KG Aa =2/4: (1/4AA+2/4Aa)=2/3
=>xs ng con bt mang KG (Aa=1/2+2/3)/2=7/12
xs cần tìm =7/12.7/12
Ở người khả năng uốn cong lưỡi do 1 gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường A quy định. Trong một quần thể đạt cân bằng di truyền có 64% người có khả năng trên. Một thanh niên có khả năng uốn cong lưỡi lấy vợ không có khả năng đó. Xác suất sinh con không uốn cong lưỡi là:
A. 0.1728. B. 1/4 C. 0.375 D. 0.24
p=0,4 q=0,6
ng thanh niên cần có KG Aa với xs = 2.0,4.0,6/0,64=0,75
ng vợ ng thanh niên chắc chắn KG aa
=>xs=0,75.1/2(a)=0,375
Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 lai với cá thể đồng hợp lặn được thế hệ con có tỷ lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ, xác suất để F2 có 4 cây hoa đỏ trong 5 cây con là:
đây là kiểu tương tác bổ trợi A_B_ cho KH hoa đỏ
F1 tự thụ phấn đc: 9 đỏ: 7 trắng
[tex]xs= (9/16)^4.7/16.C_5^4= 0,219[/tex]
Ở người, nhóm máu MN được quy định bởi cặp alen đồng trội LM = LN, kiểu gen LMLM : nhóm máu M, LNLN: nhóm máu N.Trong một gia đình có bố mẹ đều có nhóm máu MN. Xác suất để họ sinh 3 con nhóm máu M, 2 con nhóm máu MN, 1 con có nhóm máu N là:
MN x MN--->1/4MM:2/4MN:1/4NN
[tex]xs =0,25^3.0,5^2.0,25.C_6^3.C_3^2=15/256[/tex]
Bệnh phenylketonuria ở người là do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Trong quần thể người có tần số người bị bệnh này là 1/10000, quần thể cân bằng di truyền. Xác suất để một cặp vợ chồng đều bình thường sinh đứa con trai đầu lòng bị bệnh là:
A. 0,00495 B. 0,002475. C. 1/8 D. 0,0049.10-2
a=0,01 và A=0,99
vợ chồng bt sinh con bạch tạng cần KG Aa xs=2.0,01.0,99
Xác suất để một cặp vợ chồng đều bình thường sinh đứa con trai đầu lòng bị bệnh là= 0,25.0.5.(2.0,01.0,99)^2 = đáp án D
Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Trong quần thể người cứ 200 người có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh 1 đứa con bình thường là:
A. 0,1308 B. 0,99999375 C. 0,9999375 D. 0,0326.
xs sinh con bệnh là 1/200.1/200.1/4=0,25.10^-6 =x
xs sinh con bt` =1-x= đáp án B
 
Last edited by a moderator:
L

longsat035

thanks bạn nhiều! bạn giỏi thật đấy. còn hai bài nữa bạn ơi.
Mà hình như câu 7 bạn làm bị sai rồi. không có đáp án nơi!
 
Last edited by a moderator:
M

mars.pipi

mình sửa lại b7 r`. 2 câu kia mình chưa làm đc :D

làm tiếp
Quần thể bướm Bạch Dương ban đầu có p(B) = 0,01, q(b) = 0,99 với B:alen quy định cánh đen, b: cánh trắng. Do ô nhiễm bụi than nên kiểu hình đen chiếm ưu thế hơn kiểu hình trắng, nếu tỷ lệ sống sót đến khi sinh sản của bướm đen là 20%, bướm trắng là 10% thì tần số alen đời sau là:
thành phần kiểu gen của QT ban đầu ( cân bằng DT)
AA= p.p= 0,0001, Aa= 2. 0,01. 0,99= 0,01899; aa= q.q= 0,9801
Sau đó do tỉ lệ sống sót khác nhau ta tính tỉ lệ KG còn lại đến khi sinh sản
AA= 20%.0,0001 = 0,00002
Aa=20%.0,01899= 0,00396
aa= 10% .0,9801= 0,00396
Sau đó tính tỉ lệ % của từng kiểu gen khi đến tuổi sinh sản
AA= 0,00002/ (0,00002+ 0,00396+0,00396) = 0,001
Aa= 0,00396(0,00002+ 0,00396+0,00396) =0,039
aa= 0,96
Từ đó tính được tần số alen và đó cũng là tần số alen đời sau
A= 0,98, a= 0,02
 
Last edited by a moderator:
S

sadspirit

Hai người phụ nữ đều có mẹ bệnh bạch tạng (do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường), bố không mang gen gây bệnh, họ đều lấy chồng bình thường. Người phụ nữ thứ 1 sinh 1 con gái bình thường, người phụ nữ 2 sinh 1 con trai bình thường. Tính xác suất để con của 2 người phụ nữ này lấy nhau sinh ra 1 đứa con bệnh bạch tạng.

2 ng phụ nữ ấy có KG: Aa
lấy chồng bt có kg AA hoặc Aa
2 ng` phụ nữ này sinh con trai con gái bt mà lấy nhau cho con bạch tạng =>2ng con KG Aa
xs để ng con có KG Aa:
TH1: Aa x AA --->1/2Aa: 1/2AA => xs ng con bt mang KG Aa =1/2
TH2: Aa x Aa -->1/4AA:2/4Aa:1/4aa =>xs ng con bt mang KG Aa =2/4: (1/4AA+2/4Aa)=2/3
=>xs ng con bt mang KG (Aa=1/2+2/3)/2=7/12 (ở đây chia 2 là do có 2 TH phải không?)
xs cần tìm =7/12.7/12

...bạn ơi có thể giảng chút bài này cho mình không...
...theo bài giải thì giới tính của các con ở đâu vậy?
 
T

thuhien248

a=0,01 và A=0,99
vợ chồng bt sinh con bạch tạng cần KG Aa xs=2.0,01.0,99
Xác suất để một cặp vợ chồng đều bình thường sinh đứa con trai đầu lòng bị bệnh là= 0,25.0.5.(2.0,01.0,99)^2 = đáp án D
^^. tớ thấy đáp án đúng nhưng cách làm thì có vẻ chưa ổn.
xs để 1 ng bình thường mang gen bạch tạng là (2.0,01.0,99)/(1-1/10000) = 2/101:
xs= 0,25.0,5.(2/101)^2
và cũng = đáp án D. :d
 
S

sadspirit


bài này mình thấy khó đấy hic
2 ng phụ nữ ấy có KG: Aa
lấy chồng bt có kg AA hoặc Aa
2 ng` phụ nữ này sinh con trai con gái bt mà lấy nhau cho con bạch tạng =>2ng con KG Aa
xs để ng con có KG Aa:
TH1: Aa x AA --->1/2Aa: 1/2AA => xs ng con bt mang KG Aa =1/2
TH2: Aa x Aa -->1/4AA:2/4Aa:1/4aa =>xs ng con bt mang KG Aa =2/4: (1/4AA+2/4Aa)=2/3
=>xs ng con bt mang KG (Aa=1/2+2/3)/2=7/12
xs cần tìm =7/12.7/12 (có phải nếu đúng là phải nhân với 1/4 nữa vì
Aa x Aa cho 1/4 aa mà)



Hai người phụ nữ có kiểu gen Aa lấy chồng bình thường có kiểu gen AA hoặc Aa
xs sinh con bạch tạng sẽ được tính bằng tổng xs các trường hợp

TH1: Cả 2 đàn ông đều AA : xs sinh con bạch tạng = 1/2 x 1/2 x 1/4 = 1/16


TH2: 1 đàn ông AA. 1 đàn ông Aa : xs sinh con bạch tạng = 2 x 1/2 x 2/3 x 1/4 = 1/6


TH3: Cả 2 đàn ông là Aa : xs sinh con bạch tạng = 2/3 x 2/3 x 1/4 = 1/9


Tổng xs = 1/16 + 1/6 + 1/9 = 49/144. Đáp án D


 
D

dark_angel10001

giải thêm vài câu về các quy luật di truyền nữa nha mấy bạn
1. ở 1 loài thực vật, gen quy định hạt dài là trội hoàn toàn so với alen quy định hạt tròn, gen quy định hạt chín sớm là trội so với alen quy định hạt chín muộn. Cho cây dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn, ở đời con thu được 4000 cây, trong đó có 160 cây có hạt tròn chín muộn. Số cây hạt dài chín sớm ở đời con là:
A. 2160 B.840 C.3840 D.2000

2. giao phấn giữa hai cây (P) hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho F1xF1->F2: 9 cây hoa đỏ: 7 cây hoa trắng. Chọn ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Xác suất để xuất hiện cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là:
A.1/81 B.1/16 C.81/256 D.16/81

3. ở 1 loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp, gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu vàng, gen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Giao phấn cây thân cao, quả màu đỏ, tròn với cây thân thấp,quả màu vàng, dài thu được F1 gồm 81 cây thân cao, quả đỏ, dài; 80 cây thân cao, quả vàng, dài; 79 cây thân thấp, quả đỏ, tròn; 80 cây thân thấp , vàng , tròn. Sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với kết quả trên?
A. Aa BD/bd x aa bd/bd B. AB/ab Dd x ab/ab dd C. AD/ad Bb x ad/ad bb D. Ad/aD Bb x ad/ad bb

4. 500 TB sinh giao tử có KG BV/bv giảm phân. Trong đó có 360 TB xảy ra HVG. Tần số HVG là:
A.5% B.10% C.20% D.40%

5. P: đực đen, xù x cái lông trắng, thẳng- F1:100% đen, xù- F1xF1->F2: thu được 1000 con gồm 4KH, trong đó có 50 trắng, xù. Biết: 1 gen quy định 1 tính trạng, HVG chỉ xảy ra ở con cái, tần số hoán vị là:
A.30% B.25% C. 10% D. 20%

6. P t/c -> F1 đều có lông trắng, dài.Cho F1 lai phân tích thì thu được : 5 con lông trắng, dài: 5 con lông trắng ngắn: 4 con lông đen, ngắn: 4 con lông xám, dài: 1 con lông đen, dài: 1 con lông xám, ngắn. Biết màu xám do gen lặn quy định. Kiểu gen và kiểu hình của con F1 và tần số HVG là:
A. Aa Bd/bD_ lông trắng, dài_ 20%
B. Aa BD/bd_ lông trắng, dài_20%
C. Aa Bd/bD_ lông đen, ngắn_ 40%
D. AB/ab Dd_ lông đen, dài_ 40%

7. Câu 7,8: ở loài TV, alen A: hạt đen>a: hạt trắng, alen B: hạt trơn>b: hạt nhăn. DD: hạt tròn, Dd: hạt bầu, dd: hạt dài. Các gen quy định màu sắc và hình dạng vỏ liên kết hoàn toàn. P t/c cây hạt đen, trơn, dài x cây hạt trắng, nhăn, tròn-> F1, cho F1xF1->F2. Trong các cây cho hạt đen, trơn, tròn ở F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ:
A.3/16 B.6/64 C.9/27 D.9/16
8. cho các cây hạt đen, trơn, tròn ở F2 giao phấn với nhau, cây hạt trắng, nhăn, tròn ở F3 chiếm tỉ lệ:
A.0,16 B.0,32 C.0,325 D.0,84

9. Câu 9,10: lai ruồi giâm cái thuần chủng mắt đỏ, cánh bình thường với ruồi đực mắt trắng, cánh xẻ thu được F1: 100% ruồi mắt đỏ, cánh bình thường. Cho F1xF1-> F2:ruồi cái: 300 con mắt đỏ, cánh bình thường; ruồi đực: 135 con mắt đỏ, cánh bình thường : 135 con mắt trắng, cánh xẻ : 14 con mắt đỏ, cánh xẻ : 16 con mắt trắng, cánh bình thường (biết gen A quy định màu mắt, gen B quy định dạng cánh) Kiểu gen của P la`:
A.XAXABB (ruồi cái mắt đỏ, cánh bình thường) x XaYbb (ruồi đực mắt trắng, cánh xẻ)
B.XABXAB (ruồi cái mắt đỏ, cánh bình thường) x XabY (ruồi đực mắt trắng, cánh xẻ)
C.AAXBXB (ruồi cái mắt đỏ, cánh bình thường) x aXbY (ruồi đực mắt trắng, cánh xẻ)
D.AABB (ruồi cái mắt đỏ, cánh bình thường) x aabb (ruồi đực mắt trắng, cánh xẻ)
10. trong tổng số ruồi thu được, ruồi đực mắt đỏ, cánh bình thường chiếm tỉ lệ:
A.2,5% B.5% C.22,5% D.50%
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom