Giúp em bài này

T

tlbb0305

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và O2 (số mol O2 gấp
đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X
sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. X có công thức phân tử là
A. C2H4 O2. B. CH2O2. C. C4H8O2. D. C3H6O2.

Điện phân dung dịch chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn
xốp). Để dung dịch sau điện phân làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng thì điều kiện của a và b
là (biết ion SO4 2- không bị điện phân trong dung dịch)


Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt:
A. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).
B. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).
C. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng.
D. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng.
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.hoahoc

Bài 1: Đối với những bài bình kín em dựa vào công thức PV=nRT. Khi thể tích ko đổi , T ko đổi R = const => P tỉ lệ thuận với số mol=> Pđ/Ps = nđ/ns
CnH2nO2 + (1,5n -1)O2 --> nCO2 + nH2O
1------------3n-2----------0-------0------> Số mol ban đầu = 3n -1
1------------1,5n-1--------n--------n
0------------1,5n-1--------n--------n------> Số mol sau = 3,5n-1
Theo bài 3n-1/3,5n-1 = 0,8/0,95 => n= 3
Bài 2. CuSO4---> H2SO4--> H+( 2a mol)
NaCl---> NaOH--> OH-(b mol)
Đề phenolphtalein chuyển sang hồng => môi trường bazo => OH-> H+ => b>2a
Bài 3> Quan sát đáp án thấy Al2O3 lưỡng tính nên HCl và NaOH không thể là hóa chất dùng cuối => A,B,C đều sai. Em ko cho thầy đáp án D nhưng D chắc là đúng.
 
Top Bottom