giúp em bài này với

L

longthientoan07

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu1: theo SGK thì điều kiện cần để có phản ứng trùng ngưng là: các monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo liên kết với nhau. nhưng em lại gặp một câu trong đề thi có nói HCHO và C6H5OH cũng gọi là monome có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng. em thấy mâu thuẫn quá vì 2 chất này là đơn chức mà?
câu2: tại sao không viết HgNO3 mà sách lại viết là Hg2(NO3)2
câu3: Khi oxi hoá một chất hữu cơ bằng dung dịch nước kali pemanganat thu được 6,4g kalibenzoat, 11,04g K2CO3, 20,88g MnO2, 4,88g KOH và nước.
Chất hữu cơ đó là chất gì?
A. Toluen
B. Propyl benzen
C. Cumen (isopropyl benzen)
D. Etyl benzen
câu4:Để điều chế dung dịch Na2CO3 10%, ta cho m(g) CaCl2.6H2O vào 47ml dung dịch Na2CO3 25% (d = 1,09 g/ml). Tính m?
A. 12,8g
B. 15,07g
C. 12,04g
D. 14,235g
 
H

hocmai.hoahoc

câu1:
HCHO và C6H5OH là những trường hợp đặc biệt.
câu 2:
Hai cách viêt là tương đương, viết Hg2(NO3)2 đúng bản chất hơn
câu3:
nKMnO4 = nMnO2 = 0,24 mol
nC6H5COOK = 0.04 mol, nK2CO3 = 0.08 mol
Theo bảo toàn nguyên tố K thì nKOH = 0,04 mol
Mà theo đề ra: nKOH = 0.087 mol???
Câu 4:
mddNa2CO3 ban đầu= 51.23 g
nNa2CO3 pu = nCaCl2.6H2O = m/219
mdd sau pu = mddNa2CO3 ban đầu + m – mCaCO3 = 51.23+m-100m/219
m Na2CO3 sau pu = mNa2CO3 ban đầu- mNa2CO3 pu = 51,23/4-106m/219
Dung dịch Na2CO3 10% => (51,23/-106m/219)*100/( 51.23+m-100m/219)= 10
=> m
 
Top Bottom