giúp đỡ mấy bài lÝ này

M

maichungduong02

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1:Một mạch dao động LC lí tưởng đang thực hiện dao động điện từ tự do. Cho biết khi điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là 1,2mV thì cường độ dòng điện trong mạch là 1,8mA và khi điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là 0,9mV thì cường độ dòng điện là 2,4mA .Cường độ dòng điện Max trong mạch là
A 3 mA B 4 mA C 5 mA D 6mA
Câu 2 :Trong thí nghiệm sóng dừng trên 1 sợi dây AB có chiều dài không đổi với đầu A gắn vào một nhánh âm thoa dao động điều hoà theo phương vuông góc với dây. KHi để đầu B tự do và tần số âm thoa là 22 Hz thì người ta đếm được trên dây có 6 điểm nút ( coi gần đúng  là một điểm nút)Nếu để đầu B cố định mà vẫn có 6 điểm nút trên dây thì tần số âm thoa là
A 16,8 Hz B 24,2 Hz C 18Hz D 20Hz
Câu 3: Một là xo nhẹ độ cứng k=100N/m có một đầu cố định , còn đầu kia gắn vào một vật nhỏ có m =0,25kg và được đặt trên giá đỡ nằm ngang dọc theo trục lò xo.Hệ số ma sát trượt giữa vật và giá đỡ là 0,04. g=10m/s.Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo giãn 10cm rồi thả nhẹ cho vật dao động tắt dần . Vận tốc vật khi đi qua vị trí Cb lần 2 là
A 1,92m/s B 1,94m/s C1,96 m/s D 1,98 m/s

Mấy bạn giúp mình giải 3 bài này cái, cụ thể dùm mình cái nha ..:DCảm ơn
 
M

maichungduong02

sao tạo topic bên này chẳng ai trả lời vậy trời, hix , mù mà chẳng có ai dẫn đường, bên box toán + hoá mấy mod hướng dấn nhiệt tình mà sao bên này post bài lâu lắc mà koo ai giúp cả , chán
 
R

riven

Câu 3: Một là xo nhẹ độ cứng k=100N/m có một đầu cố định , còn đầu kia gắn vào một vật nhỏ có m =0,25kg và được đặt trên giá đỡ nằm ngang dọc theo trục lò xo.Hệ số ma sát trượt giữa vật và giá đỡ là 0,04. g=10m/s.Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo giãn 10cm rồi thả nhẹ cho vật dao động tắt dần . Vận tốc vật khi đi qua vị trí Cb lần 2 là
A 1,92m/s B 1,94m/s C1,96 m/s D 1,98 m/s

Bài này tớ chưa chắc chắn lắm, bạn xem thấy có hợp lí ko:

[TEX]\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}=20[/TEX]

Độ giảm biên độ trong 1 T:

[TEX]\Delta A=\frac{{4F}_{ms}}{k}=4.{10}^{-3}m[/TEX]

Khi kéo lx ra 10cm, lx sẽ chuyển động ngược chiều kéo về VTCB lần 1 và qua VTCB, đến vị trí biên (lúc này ở trạng thái nén) lx sẽ cđ ngược lại tới VTCB lần 2 => Vật đi trong thời gian 3/4T (diễn đạt vầy hơi khó hiểu nhỉ)

=> delta A (ở vtcb lần 2) = 3.10^-3 m

Biên độ vật khi tới VTCB thứ 2 là: [TEX]{l}_{o}[/TEX]-3.10^-3=0,097m

Vận tốc cần tìm: [TEX]v=\varpi .0,097=1,94m/s[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
L

lovee_11

ok..............bạn lm đúng oy
cho bạn ý dễ hỉu hơn: mỗi lần đi từ biên->0 hoặc ngc lại thì biên độ giảm nguy*m*g/k (viết đại thế,ko bít gõ ct:D)
 
Top Bottom