giúp con sư phụ ơiiiiiiii!!!

O

oridavichi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

hoà tan hoàn toàn 14,2g hỗn hợp C gồm MgCO3 và muối cacbonat kim loại R vào dd HCl 7,3% vừa đủ, thu được dd D và 3,36 lít CO2 ở đktc . Nồng độ MgCl2 trong dd D là 6,028%
a/ xác địng R và thành phần % các chất trong C
b/ Cho dd NaOH dư vào dd D, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí đến khi phản ứng hoàn toàn. Tính số gam chất rắn còn lại sau khi nung:D
 
E

etete

a,nCO2 = 0,15 mol
CT muối R2(CO3)x
R2(CO3)x + 2xHCl --> 2RClx + xCO2 + xH2O (1)
MgCO3 + 2HCl --> MgCl2 + CO2 + H2O (2)
nHCl =2n CO2 =0,3
m dd HCl = 0,3 . 36,5 . 100 / 7,3 =150 g
m dung dịch D =14,2 +150 - 0,15.44 =157,6 g
m MgCl2=9,5 g=> n MgCl2= 0,1 mol
n CO2 tham gia pứ (1)= 0,15 - 0,1 = 0,05 mol
n R2(CO3)x= 0,05/ x
m R2(CO3)x = 14, 2- 0,1 . 84= 5,8 g
2R + 60x=116x
R=28x => x=2 ; R= 56( R là Fe)
% MgCO3=59,15%; % FeCO3= 40,85 %
b, MgCl2---> Mg(OH)2 ---->MgO
0,1mol..........0,1................0,1
2FeCl2---> 2Fe(OH)2----> 2Fe(OH)3 ---> Fe2O3
0,05mol........................................... ........0,025
m rắn= 0,1 . 40 + 0,025.160=4,4 g
 
W

whitetigerbaekho

Gọi:
M là NTK của R
a là số oxi hóa của R trong muối --> CTPT muối của
R là R(2/a)CO3.
Câu 1. Từ nCO2 = n hỗn hợp = 0,5 nHCl = 3,36/22,4 =0,15
--> nHCl = 0,15 x 2 = 0,3 mol nặng 0,3 x 36,5 =
10,95 gam. --> dung dịch axit HCl 7,3% nặng 10,95/0,073 = 150
gam.
Mà m dung dịch sau phản ứng = m dung dịch axit + m
C - m CO2 bay ra
= 150 + 14,2 - (0,15 x 44) = 157,6 gam
--> m MgCl2 = 0,06028 x 157,6 = 9,5 gam
--> n MgCl2 = 9,5/95 = 0,1 mol = n MgCO3 --> m MgCO3 = 0,1 x 84 = 8,4 gam chiếm 8,4/14,2
= 59,154929%
--> m R(2/a)CO3 = 14,2 - 8,4 = 5,8 gam chiếm
5,8/14,2 = 40,845071%
--> n R(2/a)CO3 = 0,15 - 0,1 = 0,05 mol.
--> PTK của R(2/a)CO3 = 5,8/0,05 = 116. --> 2M/a = 116 - 60 = 56 hay M = 23a.
Chọn a = 2 với M = 56 --> R là Fe.
Câu 2. Khối lượng chất rắn sau khi nung đến khối lượng
không đổi là khối lượng của 0,1 mol MgO và 0,05
mol FeO(1,5). (FeO(1,5) là cách viết khác của
Fe2O3. Cũng là oxit sắt 3 nhưng PTK chỉ bằng 80). m chất rắn sau khi nung = (0,1 x 40) + (0,05 x 80) =
8 gam.
 
O

oridavichi

sư phụ ơi con muốn thi 19/4 hoá cấp tỉnh sư phụ cho con mấy cái công thức logic cho con ôn hoá nhe sư phụ
con cảm ơn,( con mới học lớp 9 thôi!!!)o-+:)
 
W

whitetigerbaekho

Công thức thì bạn sẽ phải tự tìm hiểu trên mạng và kinh nghiệm bản thân để làm ác dạng bài thôi
P/s: mình cũng là học sinh thôi nhé, không phải sư phụ đâu :))
 
O

oridavichi

Công thức thì bạn sẽ phải tự tìm hiểu trên mạng và kinh nghiệm bản thân để làm ác dạng bài thôi
P/s: mình cũng là học sinh thôi nhé, không phải sư phụ đâu :))

hay nói hay, nhưng tui chỉ hỏi bạn chỉ cho tui 1 số trang wed thui, tui tìm miết mà đâu có đâu, toàn mấy cái công thức tui học hết rùi, nếu bạn biết trang nào hay chỉ cho tui với
 
Top Bottom