giup cau hoa nay voi cac ban

V

vanhuyen12h1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Hoà tan hết m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch X. Cho 360 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được 2a gam kết tủa. Mặc khác, nếu cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, cũng thu được a gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là
A. 18,81 B. 15,39 C. 20,52 D. 19,665
Câu2: Đun nóng 10,71 gam hỗn hợp X gồm propyl clorua và phenyl clorua với dung dịch NaOH loãng, vừa đủ và đun nóng, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng thu được 8,61 gam kết tủa, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng phenyl clorua có trong hỗn hợp X là
A. 4,0 gam. B. 2,71 gam. C. 4,71 gam D. 6,0 gam.
 
K

khanh_1994

Câu 1. ở trường hợp cho 360 ml NaOH mà thu được 2a gam kết tủa. Trong khi 400 ml NaOH mà chỉ thu được a gam kết tủa. Chứng tỏ ở phần 1 (phần 360 ml NaOH ý) Al(OH)3 không tan. Phần 2 Al(OH)3 tan 1 phần.
TH1: Al3+ + 3OH- ====> Al(OH)3
0,36mol ===>0,12 mol.
TH2: Al3+ + 3OH- ====> Al(OH)3
a mol ==> 3a mol ====> a mol
Al(OH)3 + OH- ====> [Al(OH)4]-
b mol ==> b mol
ta có hệ pt : a - b = 0,12/2 (1) ; 3a + b = 0,4 (2)
có a = 0,115 mol; b = 0,055 mol
nAl3+ = 0,115 mol => nAl2(SO4)3 = 0,0575 mol => m = 19,665 g.

Bài 2:
bài này hay lắm bạn ạ
ta thấy hỗn hợp tác dụng NaOH loãng đun nong nên C6H5Cl không tác dụng được chỉ có C3H7Cl tác dụng được thôi.
nAgCl = 0,06 mol. ==> nC3H7Cl = 0,06 mol. ==> m C3H7Cl = 4,71 g
===> m C6H5Cl = 10,71 - 4,71 = 6g
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom