giúp 2 đề TLV

M

meobachan

1/ Cảnh Huế, người Huế trong "Đây Thôn Vĩ Dạ"
2/ Không gian thắm đượm mỗi buồn khó tả trong khổ 2,3 bài "Tràng Giang"

Về bản thân mèo thì không đồng ý lắm với đề 1 vì bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ thực chất không phải là 1 bài thơ nói về cảnh Huế, người Huế, hướng học sinh phân tích theo yêu cầu này quả là sai lầm. :| Cho nên nếu làm cái đề này, tốt hơn hết cứ theo phân tích bình thường, tập trung vào khổ đầu tiên và chêm vào thêm mấy từ như “Cảnh Huế đẹp thơ mộng như thế …” hay “con người Huế hiện ra …”.

Đề 2:
Dàn ý:
1/ Phân tích khổ 2:
Lơ thơ cồn cát gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
- Câu 1: điểm xuyết vào bức tranh sông nước mênh mông đầy vắng lặng là hình ảnh những cồn cát nhỏ thưa thớt cùng với ngọn gió hắt hiu càng làm tăng thêm sự cô quạnh, vắng vẻ.
- Câu 2: 1 âm thanh từ xa vang vọng lại là tiếng một ngôi làng đã vãn chợ chiều. Đó là 1 âm thanh tiêu điều, xơ xác và đầy mơ hồ. Thi sĩ có thể loáng thoáng nghe thấy âm thanh đó từ rất xa, chứng tỏ không gian xung quanh thi nhân rất vắng lặng, cô tịch.
=> cảnh vật càng làm tăng thêm nỗi buồn hắt hiu, trống vắng trong lòng thi nhân.
- Câu 3 + 4: không gian được mở rộng ra theo ba chiều: chiều cao, chiều sâu và chiều rộng. Không gian như dãn nở, được đẩy cao hơn bởi hai động từ “xuống” và “lên”ngược hướng nhau, đặc biệt là cụm từ “sâu chót vót”. Vốn dĩ “chót vót” là từ dùng để chỉ độ cao, nhưng trong câu này, từ “chót vót” lại đi với từ “sâu” cho ta thấy được tài năng của thi nhân. Với cụm từ “sâu chót vót”, có cãm giác như cái nhìn của thi nhân như xuyên suốt vào tận vũ trụ với một nỗi buồn thấm đẫm cả không gian trầm tĩnh.
2/ Phân tích khổ 3:
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xnah tiếp bãi vàng
- Câu 1: những cánh bèo mỏng manh, trôi nổi “về đâu”, không xác định được phương hướng, chỉ biết thả trôi cho dòng nước đưa đẩy. Không chỉ 1 mà nhiều cánh bèo cứ “hàng nối hàng” - gợi lên số phận của một lớp người thanh niên torng xã hội cũ lúc bấy giờ.
- Câu 2 + 3 + 4: một loạt các từ phủ định “không” càng làm tăng thêm sự thiếu vắng, cô đơn, lạnh lẽo của 1 không gian thiếu hẳn sự sống, thiếu hẳn hơi ấm tình người. “Chuyến đò”, “cầu” là những hình ảnh để nối kết bờ này với bờ kia, nối kết con người với con người, tạo một mối quan hệ gắn bó, thân tình nhưng tìm mãi cũng không có. Thi nhân khao khát được nhìn thấy cảnh sống, hoạt động sống của con người, một chút “niềm thân mật” nhưng chỉ là vô vọng. Trước mặt chỉ là những “bờ xanh tiếp bãi vàng” trong lặng lẽ.
=> nỗi buồn bao trùm lên không gian sông nước, một nỗi buồn man mác, u sầu, bơ vơ của thi nhân mà cũng là của một lớp thanh niên sống trong đất nước bị mất chủ quyền. Một nỗi buồn mất nước.
 
H

hunganhqn

Với bài Tràng giang, mình có đọc đâu đó bài viết cho rằng: tâm trạng nhân vật trữ tình bị "lộ" quá nhiều, khổ nào cũng thấy có những từ ngữ tả tâm trạng: buồn, sầu, cô liêu,...Ý kiến này chưa được thuyết phục lắm, bởi cái độc đáo của HC là ở cách mượn yếu tố không gian để biểu đạt nỗi buồn ấy. Ở một chừng mực nào đó, cách nói này rất giống với Xuân Quỳnh khi chị viết về nỗi nhớ:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được.
Nhưng nỗi nhớ trong thơ XQ "sâu" hơn, vì nó ko chỉ được diễn tả bằng chiều rộng của ko gian mà còn bằng chiều dài của thời gian.


To thanh_kha: tâm trạng con người đúng là khó tả thật. Trong cuộc sống cũng như trong văn học :D.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom