Sách [Giới thiệu sách] Việt Nam sử lược

hoa du

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
13 Tháng ba 2018
1,636
4,603
486
19
Thái Nguyên
THPT Nguyễn Huệ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào tất cả mọi người!
Mọi người à, trong những ngày ở nhà phòng chống dịch hầu hết mọi người đều giết thời gian bằng việc lướt web, lướt face hoặc chơi các trò chơi điện tử đúng không? Nhưng lại có những hoạt động khác rất thú vị mà lại giúp chúng ta tiếp thêm kiến thức ví dụ là việc đọc sách đó nhé!
Bạn có yêu thích môn Lịch sử và muốn tìm hiểu kiến thức lịch sử không? Mình xin giới thiệu đến các bạn một cuốn sách mà mình yêu thích là cuốn “Việt Nam sử lược” nhé!
Còn bạn không thích môn lịch sử ư? Vậy thì theo mình cuốn “Việt Nam sử lược” này sẽ mang đến cho bạn niềm yêu thích môn sử và rất nhiều giai thoại, câu chuyện hay mà bạn không biết đến đấy!
92579512_233845037997040_3854303063019880448_n.gif

Cuốn sách được Nhà xuất bản Kim Đồng chỉnh sửa và tái bản. Bìa sách là loại bìa cứng và dày nên khi cầm đọc mang cho ta cảm giác vừa tay. Bìa trước của cuốn sách được vẽ theo phong cách thủy mặc khiến người đọc cảm nhận được tính chất hoài cổ và sử thi của nó.
Bìa sau của cuốn sách là một số lời bình của nhà Sử học Trần Trọng Kim - tác giả của cuốn sách và được trích dẫn từ lời tựa.
92158613_534652397188365_8957645081720913920_n.jpg

Nước ta có sách chép sử từ thời nhà Trần với cuốn Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu. Sang thời nhà Lê thì có Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn. Thời nhà Nguyễn có bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn và bộ Lịch sử triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú,..
Tuy nhiên để mọi người tiếp cận được ngôn ngữ của những bộ sách sử đó rất khó vì chúng được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán đúng không nào? Vì vậy nên năm 1920, học giả Trần Trọng Kim đã xuất bản cuốn Việt Nam sử lược đó. Và mọi người có biết không? Cuốn sách này được coi là “cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt ta (cho đến thời Pháp thuộc) và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu” đấy!
Cuốn sách được chia làm 5 phần theo từng giai đoạn lịch sử. Mỗi phần lại chia thành từng chương nhỏ với từng thời đại lịch sử giúp chúng ta dễ tìm kiếm và dễ đọc, hiểu hơn.
Phần đầu nội dung là nói về thời đại thượng cổ trong lịch sử Việt Nam ta. Ở phần đầu chúng ta sẽ được đi qua các triều đại lịch sử của nước. Đầu tiên là thời lập quốc của các Vua Hùng rồi đến thời nhà Thục do Thục Phán (tức An Dương Vương) trị vị. Tiếp đó lướt qua đời Tam đại và triều đại nhà Tần nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Và cùng nghiên cứu nhà Triệu - một triều đại không được công nhận trong lịch sử nước ta trước khi nước ta bước vào giai đoạn nghìn năm Bắc thuộc.
Phần thứ hai của cuốn sách chúng ta sẽ cùng đi qua gần một nghìn năm Bắc thuộc của đất nước và những cuộc khởi nghĩa giành lại đất nước của nhiều anh hùng lịch sử như: Hai bà Trưng,Bà Triệu, Lý Bí, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng,... và nhìn lại trận Bạch Đằng của Ngô Quyền - dấu mốc chấm dứt gần nghìn năm Bắc thuộc của nước ta.
Sang phần thứ ba ta sẽ được nhìn ngắm thời gian tự chủ của đất nước. Những thời đại mà Đại Việt ta giữ nước và phát triển đất nước quan các triều đại nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ và nhà Hậu Lê. Chúng ta sẽ được ngắm nhìn lại những chiến công oai vệ, những trận chiến đi vào lịch sử thế giới như Ba lần chống quân Mông Nguyên của nhà Trần. Hay ngắm nhìn cuộc khởi nghĩa Lam Sơn oai hùng của nhà Hậu Lê
Tới chương bốn chúng ta sẽ được nhìn lại thời kỳ phân tranh, nước non chia cắt hai miền vô cùng thương tâm đau lòng của nước ta. Và được nhìn lại thời Tây Sơn với người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ anh dũng, bất khuất, túc trí, đa mưu. Rồi chúng ta đi tới cái kết là sự thành lập của nhà Nguyễn, chấm dứt sự chia cắt Đàng trong, đàng ngoài.
Chương năm, chương cuối của cuốn sách sử này, chúng ta sẽ được điểm qua các vị vua thời nhà Nguyễn và những công lao cũng như sai lầm của họ. Để rồi dẫn tới sự kiện Pháp thuộc của nước ta.
92347206_707369826469572_4750272527031336960_n.jpg

Cuốn Việt Nam sử lược đã sơ lược được một cách ngắn gọn xúc tích dễ hiểu lịch sử vn qua các thời đại. Qua đó giúp mọi người nhất là các bạn cùng lứa tuổi như chúng mình đây dễ dàng tiếp xúc nghiên cứu và học hỏi thêm về lịch sử nước nhà. Cuốn sách khá bổ ích cho học sinh để tìm hiểu thêm về lịch sử nước ta. Các bạn hãy cùng đọc và tìm hiểu cuốn sách này nhé!
Chúc mọi người có một ngày tốt lành!
P/s: Đây là 1 bài giới thiệu sách của mình tham gia 1 cuộc thi trên fb. :'33
Tại mình cũng thích cuốn này lắm và cũng đang đọc nên mình gửi luôn bài của mình lên đây để giới thiệu với các bạn nha~
Ảnh mình chụp và bài mình viết nên có lỗi mong thồn cảm hihi. ^^
 

Quang Đông

Cựu CTV Thiết kế | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
24 Tháng ba 2019
444
2,960
316
Đồng Tháp
Hogwarts School of Witchcraft and Wizardry
Mình cũng không rành về review sách lắm nên có gì bạn bỏ qua.
Nói gì thì nói mình cũng nên vào phần ưu điểm trước nhỉ?
  • Có đầu tư ảnh chụp. Chịu khó làm ảnh động, hái hoa hái lá này nọ nhìn rất dễ thương.
  • Chọn thể loại sách giới trẻ ít đọc (hoặc cũng có thể có mình là ít đọc thôi :D) điều đó làm cho người đọc cảm thấy mới mẻ, hứng thú và tò mò với bài review hơn.
  • Có đầu tư nội dung
Và sau đây là một số điểm mình thấy chưa được ưng lắm (mấy này cố gắng là sửa được à)
  • Về ảnh:
    • Ảnh 1: ảnh này đẹp, tốt, bắt mắt nhưng hơi bị chói sáng, bớt được điểm này nữa thì tuyệt
    • Ảnh 2: ảnh này mình nghĩ nên bỏ đi mấy cái lấp la lấp lánh đi sẽ được hơn (ảnh này cũng bị chói sáng). Mình có đầu tư cái hoa thì mình nên đặt nó chỗ nào dễ dễ thấy chút chứ, đặt thế thì khó thấy.
    • Ảnh 3: giống ảnh 2.
    • Tham khảo các ảnh chụp sách để có thể cải thiện hơn nha bạn, nên chụp góc chính diện thì hơn, background nếu không có thì lấy tờ A4, A3 gì đó đặt lên chụp nhưng lưu ý khi chụp trên giấy A3, A4 hay các loại giấy tương tự thì nó rất đơn giản nên phải thêm phụ kiện như hoa, bút, đồng hồ,... (tham khảo ảnh chụp trên mạng rồi làm theo) Nhớ là chỉ khi túng lắm vì không kiếm được background thì mới dùng giấy trắng vẫn khuyến khích sử dụng cách background khác (nếu biết design thì có thể blend màu để bắt mắt )
    • Ngoài ra có một lựa chọn nhanh gọn lẹ nữa đó là lấy ảnh mạng :D
  • Về nội dung giống như bạn đang liệt kê kiểu mục a có cái này, có cái kia thay vào đó có thể dẫn dắt người đọc đi. Ví dụ: "Ngay từ những trang đầu, tác giả ("tên quyển sách") đã đưa ta ..."
  • Phần mở đầu của bạn:
    • Bạn đang thi review đúng không? Vậy nên có thể đại đa số những người đọc bài của bạn sẽ là những người thích đọc sách nên không cần "...ví dụ là việc đọc sách đó nhé!" và sau đoạn này đến cái đoạn "Bạn có yêu thích Lịch Sử ...." thì mình thấy nó hơi mất mạch.
    • Ví dụ phần mở đầu:
      Sau những năm tháng ngụp lặn trong những quyển sách ngôn tình ngọt hơn cả mật rồi đến những quyển self help mà tôi tin rằng nó sẽ giúp tôi thức sớm hơn hay đạt được điểm tối đa trong kì kiểm tra sắp đến. Tôi vẫn chìm đắm trong cái thế giới ấy cho đến khi tôi va phải quyển sách này - một quyển sách mà tôi nghĩ dù có dao kề tận cổ mình cũng sẽ chẳng buồn mua.
      Cái quyển mà tôi va phải ấy mang tên Việt Nam sử lược. Ngay từ cái tên đã dính dáng đến chữ "sử" - cái môn mà tôi chẳng bao giờ giỏi lên nổi, thế nhưng chẳng hiểu cái hôm đi nhà sách ấy có ai xui kiến như nào mà tôi lại đi mua cái quyển này, có lẽ tại tôi mê cái bìa. Và đến sau này tôi mới nhận ra rằng đây là một quyết định đúng đắn và nếu bạn vẫn chưa đọc Việt Nam sử lược thì bạn không biết rằng mình đã bỏ qua điều tuyệt vời gì đâu.
Nếu có điều đó trong nhận xét làm bạn phật lòng thì bạn bỏ qua.
Bạn có thể đọc qua bài review này, mặc dù không phải về quyển sách của bạn nhưng bạn có thể tham khảo cách viết của bạn ấy, thật sự mình thấy bài review này rất hay và cũng được nhiều người đánh giá cao: https://diendan.hocmai.vn/threads/viet-lach.794146/#post-3924741
 
  • Like
Reactions: hoa du
Top Bottom