Toán 11 Giới hạn dãy số

Sweetdream2202

Cựu Cố vấn Toán
Thành viên
24 Tháng mười 2018
1,616
1,346
216
24
TP Hồ Chí Minh
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Giới hạn hữu hạn
- Ta nói dãy số [tex](u_n)[/tex] có giới hạn là 0 khi n tiến đến dương vô cực, nếu [tex]|u_n|[/tex] có thể nhỏ hơn một số dương tùy ý, kể từ một số hạng nào đó trở đi.
kí hiệu: [tex]\underset{n\rightarrow+ \propto }{lim}u_n=0[/tex].
- Ta nói dãy số [tex](u_n)[/tex] có giới hạn là a khi n tiến đến dương vô cực, nếu [tex]\underset{n\rightarrow+ \propto }{lim}(u_n-a)=0[/tex].
kí hiệu: [tex]\underset{n\rightarrow+ \propto }{lim}u_n=a[/tex].
- đối với giới hạn của dãy số: [tex]\underset{n\rightarrow+ \propto }{lim}u_n=limu_n[/tex].
- một vài giới hạn đặc biệt:
  • [tex]lim\frac{1}{n}=0[/tex]; [tex]lim\frac{1}{n^k}=0,k\in \mathbb{N^*}[/tex]
  • [tex]limq^n=0[/tex] với [tex]|q|<1[/tex]
  • [tex]u_n=c=>limu_n=c[/tex]
- định lý về giới hạn hữu hạn của dãy số.
+ nếu [tex]limu_n=a[/tex] và [tex]limv_n=b[/tex] thì:
  • [tex]lim(u_n\pm v_n)=a\pm b[/tex]
  • [tex]lim(u_n.v_n)=limu_n.limv_n=a.b[/tex]
  • [tex]lim\frac{u_n}{v_n}=\frac{limu_n}{limv_n}=\frac{a}{b}[/tex] với [tex]b\neq 0[/tex]
+ nếu [tex]u_n>0[/tex] với mọi n và [tex]limu_n=a[/tex] thì [tex]a>0[/tex]; [tex]lim\sqrt{u_n}=\sqrt{a}[/tex]

2. Giới hạn vô cực
- ta nói dãy số [tex]u_n[/tex] có giới hạn dương vô cực khi n tiến tới dương vô cực nếu [tex]u_n[/tex] có thể lớn hơn 1 số dương bất kì, kể từ số hạng nào đó trở đi.
[tex]limu_n=+\propto[/tex]
- ta nói dãy số [tex]u_n[/tex] có giới hạn âm vô cực khi n tiến tới dương vô cực nếu [tex]u_n[/tex] có thể nhỏ hơn 1 số âm bất kì, kể từ số hạng nào đó trở đi.
[tex]limu_n=-\propto[/tex]
- một vài giới hạn đặc biệt:
  • [tex]lim(n^k)=+\propto[/tex] với k nguyên dương
  • [tex]lim(q^n)=+\propto[/tex] với q>1
- định lý:
  • nếu [tex]limu_n=a[/tex] và [tex]limv_n=\pm \propto[/tex] thì [tex]lim\frac{u_n}{v_n}=0[/tex]
  • nếu [tex]limu_n=a>0[/tex], [tex]limv_n=0[/tex] và [tex]v_n>0[/tex] với mọi n thì [tex]lim \frac{u_n}{v_n}=+\propto[/tex]
  • nếu [tex]limu_n=+\propto[/tex], [tex]limv_n=a>0[/tex] thì [tex]lim(u_n.v_n)=+\propto[/tex]
3. các dạng toán

a. dạng [tex]\frac{\propto }{\propto }[/tex]: [tex]lim\frac{u_n}{v_n}[/tex]

- cách nhận biết dạng này là khi [tex]n\rightarrow +\propto[/tex] thì [tex]u_n\rightarrow +\propto[/tex] và [tex]v_n\rightarrow +\propto[/tex]
- phương pháp thường dùng để khử dạng này là chia cả tử và mẫu cho lũy thừa bậc cao nhất của n có trong phân thức đó.

b. dạng [tex]\frac{0}{0}[/tex] hoặc [tex]\propto -\propto[/tex]
- phương pháp thường dùng để khử dạng này này là sử dụng nhân lượng liên hợp, rồi sau đó dùng tiếp phương pháp của dạng 1.
- các dạng liên hợp thường dùng:
  • [tex]a-b=\frac{a^2-b^2}{a+b}[/tex]
  • [tex]a+b=\frac{a^2-b^2}{a-b}[/tex]
  • [tex]a- b=\frac{a^3- b^3}{a^2+ ab+b^2}[/tex]
  • [tex]a+b=\frac{a^3+b^3}{a^2-ab+b^2}[/tex]
 
  • Like
Reactions: strong brave
Top Bottom