- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng đưa ra 6 lưu ý khi làm bài thi môn Lịch sử, các em học sinh lớp 12 có thể tham khảo.
Thứ nhất, trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Cách cho điểm trắc nghiệm khách quan hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm (kể cả không chấm bằng máy - chấm theo cách thủ công) nên các em hãy yên tâm về bài làm của mình. Bài làm trên phiếu trắc nghiệm không được phép tẩy xóa, hoặc tô quá một phương án, vì máy sẽ bỏ qua không chấm.
Thứ hai, bài kiểm tra (45 phút, học kì và thi) gồm 40 câu hỏi chia làm 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao) được dải đều theo phân phối chương trình và ma trận đề, thời gian làm bài sẽ trôi qua rất nhanh. Vì vậy, mỗi học sinh phải nỗ lực hết mình, phải bằng chính những kiến thức, năng lực của mình trong quá trình học tập để làm bài.
Thứ ba, các em cần chú ý về các mức độ đối với bài kiểm tra – đánh giá và thi: Mức độ biết sẽ kiểm tra kiến thức cơ bản về lịch sử trong chương trình, sách giáo khoa nhưng tránh kiểm tra ghi nhớ máy móc quá nhiều sự kiện, ngày tháng, con số… Mức độ này sẽ tập trung vào những phần trọng tâm cơ bản.
Chẳng hạn, phần lịch sử thế giới là những sự kiện lịch sử có tác động sâu sắc đến thế giới và khu vực như: Sự hình thành và tan rã của trật tự hai cực Ianta, quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc, các tổ chức quốc tế, khu vực, cách mạng khoa học kĩ thuật, khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, Liên Xô sụp đổ, Chiến tranh lạnh…
Lịch sử của các quốc gia trên thế giới chỉ nên tập trung vào những đóng góp của quốc gia đó cho văn minh nhân loại, hoặc một vài điểm mang tính truyền thống, bản sắc riêng của từng quốc gia.
Tương tự, phần lịch sử dân tộc cần tập trung vào những mốc lịch sử quan trọng như: Sự thành lập Đảng, Cách mạng tháng Tám năm 1945, những sự kiện lịch sử tiêu biểu năm 1954, 1975, 1986 hay những chiến dịch lớn mang tầm vóc và ý nghĩa quyết định; hoặc các thành tựu cơ bản về kinh tế, chính trị, một số nét văn hóa riêng độc đáo, bản sắc, những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp của dân tộc…
Mức độ hiểu đòi hỏi thí sinh phải hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng (phần kiến thức trọng tâm cơ bản như đã đề cập ở trên), trên cơ sở đó biết khái quát, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ giữa sự kiện này với sự kiện khác (học lịch sử không chỉ học một sự kiện đơn lẻ mà là chuỗi các sự kiện có mối quan hệ, ảnh hưởng, tác động với nhau).
Thay vì kiểm tra việc học thuộc lòng và nhớ sự kiện lịch sử như nhớ nguyên nhân, diễn biến, ngày tháng, số liệu cụ thể… các câu hỏi sẽ tập trung vào khả năng hiểu biết lịch sử của học sinh và thông qua những hiểu biết đó yêu cầu các em phát hiện những mối quan hệ của sự kiện lịch sử này đối với các sự kiện lịch sử khác, để từ đó hiểu sâu sắc hơn về sự kiện lịch sử được học.
Thứ tư, học để thi trắc nghiệm khác xa so với học để thi tự luận. Nếu như học thi tự luận thí sinh có thể “tủ” một vài chủ đề để lấy điểm cao trên cơ sở đã học hết chương trình thì học thi trắc nghiệm phải bao trùm toàn bộ chương trình và không bỏ sót bất cứ nội dung nào. Các em yên tâm, nhưng nội dung trong chương trình giảm tải lớp 10, 11 và 12 sẽ không có trong đề kiểm tra, đề thi.
Thứ năm, các câu hỏi dù ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng hay vận dụng cao cũng chỉ có 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D), trong đó chỉ có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất. Mỗi câu trắc nghiệm trong đề thi sẽ bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc mệnh đề dẫn luận liên quan đến nội dung kiến thức trong chương trình cấp học. Các em hãy bình tĩnh, tự tin dựa trên cơ sở kiến thức đã có của mình để tô đậm bằng bút chì chỉ một phương án đúng nhất.
Với bài kiểm tra 45 phút và bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử, mỗi câu trả lời đúng (tô đúng phương án) sẽ được 0,25 điểm trên tổng số 40 câu (40 x 0,25 điểm = 10 điểm). Như vậy, nếu câu hỏi tự luận yêu cầu thí sinh phải viết ra giấy thi, diễn giải vào bài thi theo những suy nghĩ của mình thì câu hỏi trắc nghiệm chỉ yêu lựa chọn các phương án đã cho sẵn.
Thứ sáu, khi trả lời cần phải chú ý đến thời gian đã quy định dành cho cả bài thi nói chung và từng câu hỏi nói riêng để có thể làm tốt và hết tất cả các câu hỏi. Đối với những câu hỏi đã rõ trong tầm hiểu biết của mình thì nhanh chóng trả lời. Với những câu hỏi không chọn được đáp án đúng do khó, do bản thân chưa học đến thì cố gắng tư duy, suy luận, nhớ lại lời giảng của thầy cô trên lớp. Trường hợp không tìm ra đáp án thì chấp nhận trả lời theo phán đoán cảm tính, không nên để mất nhiều thời gian vào câu hỏi đó.
Thứ nhất, trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Cách cho điểm trắc nghiệm khách quan hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm (kể cả không chấm bằng máy - chấm theo cách thủ công) nên các em hãy yên tâm về bài làm của mình. Bài làm trên phiếu trắc nghiệm không được phép tẩy xóa, hoặc tô quá một phương án, vì máy sẽ bỏ qua không chấm.
Thứ hai, bài kiểm tra (45 phút, học kì và thi) gồm 40 câu hỏi chia làm 4 mức độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao) được dải đều theo phân phối chương trình và ma trận đề, thời gian làm bài sẽ trôi qua rất nhanh. Vì vậy, mỗi học sinh phải nỗ lực hết mình, phải bằng chính những kiến thức, năng lực của mình trong quá trình học tập để làm bài.
Thứ ba, các em cần chú ý về các mức độ đối với bài kiểm tra – đánh giá và thi: Mức độ biết sẽ kiểm tra kiến thức cơ bản về lịch sử trong chương trình, sách giáo khoa nhưng tránh kiểm tra ghi nhớ máy móc quá nhiều sự kiện, ngày tháng, con số… Mức độ này sẽ tập trung vào những phần trọng tâm cơ bản.
Chẳng hạn, phần lịch sử thế giới là những sự kiện lịch sử có tác động sâu sắc đến thế giới và khu vực như: Sự hình thành và tan rã của trật tự hai cực Ianta, quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc, các tổ chức quốc tế, khu vực, cách mạng khoa học kĩ thuật, khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, Liên Xô sụp đổ, Chiến tranh lạnh…
Lịch sử của các quốc gia trên thế giới chỉ nên tập trung vào những đóng góp của quốc gia đó cho văn minh nhân loại, hoặc một vài điểm mang tính truyền thống, bản sắc riêng của từng quốc gia.
Tương tự, phần lịch sử dân tộc cần tập trung vào những mốc lịch sử quan trọng như: Sự thành lập Đảng, Cách mạng tháng Tám năm 1945, những sự kiện lịch sử tiêu biểu năm 1954, 1975, 1986 hay những chiến dịch lớn mang tầm vóc và ý nghĩa quyết định; hoặc các thành tựu cơ bản về kinh tế, chính trị, một số nét văn hóa riêng độc đáo, bản sắc, những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp của dân tộc…
Mức độ hiểu đòi hỏi thí sinh phải hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng (phần kiến thức trọng tâm cơ bản như đã đề cập ở trên), trên cơ sở đó biết khái quát, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ giữa sự kiện này với sự kiện khác (học lịch sử không chỉ học một sự kiện đơn lẻ mà là chuỗi các sự kiện có mối quan hệ, ảnh hưởng, tác động với nhau).
Thay vì kiểm tra việc học thuộc lòng và nhớ sự kiện lịch sử như nhớ nguyên nhân, diễn biến, ngày tháng, số liệu cụ thể… các câu hỏi sẽ tập trung vào khả năng hiểu biết lịch sử của học sinh và thông qua những hiểu biết đó yêu cầu các em phát hiện những mối quan hệ của sự kiện lịch sử này đối với các sự kiện lịch sử khác, để từ đó hiểu sâu sắc hơn về sự kiện lịch sử được học.
Thứ tư, học để thi trắc nghiệm khác xa so với học để thi tự luận. Nếu như học thi tự luận thí sinh có thể “tủ” một vài chủ đề để lấy điểm cao trên cơ sở đã học hết chương trình thì học thi trắc nghiệm phải bao trùm toàn bộ chương trình và không bỏ sót bất cứ nội dung nào. Các em yên tâm, nhưng nội dung trong chương trình giảm tải lớp 10, 11 và 12 sẽ không có trong đề kiểm tra, đề thi.
Thứ năm, các câu hỏi dù ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng hay vận dụng cao cũng chỉ có 4 phương án gây nhiễu (A, B, C, D), trong đó chỉ có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất. Mỗi câu trắc nghiệm trong đề thi sẽ bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc mệnh đề dẫn luận liên quan đến nội dung kiến thức trong chương trình cấp học. Các em hãy bình tĩnh, tự tin dựa trên cơ sở kiến thức đã có của mình để tô đậm bằng bút chì chỉ một phương án đúng nhất.
Với bài kiểm tra 45 phút và bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử, mỗi câu trả lời đúng (tô đúng phương án) sẽ được 0,25 điểm trên tổng số 40 câu (40 x 0,25 điểm = 10 điểm). Như vậy, nếu câu hỏi tự luận yêu cầu thí sinh phải viết ra giấy thi, diễn giải vào bài thi theo những suy nghĩ của mình thì câu hỏi trắc nghiệm chỉ yêu lựa chọn các phương án đã cho sẵn.
Thứ sáu, khi trả lời cần phải chú ý đến thời gian đã quy định dành cho cả bài thi nói chung và từng câu hỏi nói riêng để có thể làm tốt và hết tất cả các câu hỏi. Đối với những câu hỏi đã rõ trong tầm hiểu biết của mình thì nhanh chóng trả lời. Với những câu hỏi không chọn được đáp án đúng do khó, do bản thân chưa học đến thì cố gắng tư duy, suy luận, nhớ lại lời giảng của thầy cô trên lớp. Trường hợp không tìm ra đáp án thì chấp nhận trả lời theo phán đoán cảm tính, không nên để mất nhiều thời gian vào câu hỏi đó.