Vật lí Giao Thoa Sóng

ae cuu am chan kinh

Học sinh mới
Thành viên
16 Tháng tám 2017
13
6
6
24
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

" khoảng cách từ nguồn đến điểm dao động cùng pha là nguyên lần bước sóng " , ae xem khẳng định này có đúng không , mình đã thử rất nhiều trường hợp và nó luôn đúng tuy nhiên mình không thể chứng minh được
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
Cái này không cần phải chứng minh vì nó vốn là định nghĩa của bước sóng.

Pha của sóng thay đổi tuần hoàn theo thời gian và không gian.

Theo thời gian nghĩa là: Tại 1 vị trí, sau những khoảng thời gian T, pha của sóng lại trở về như cũ.

Theo không gian nghĩa là: Cứ cách 1 khoảng lambda (bước sóng) theo phương truyền sóng thì pha của sóng lại giống nhau.
 

ae cuu am chan kinh

Học sinh mới
Thành viên
16 Tháng tám 2017
13
6
6
24
Hà Nội
Đầu tiên mình xin cảm ơn bạn , tuy nhiên mình nghĩ là khi giao thoa thì pha ban đầu của chất điểm không chỉ bị ảnh hưởng bởi 1 nguồn nên khẳng định trên chưa chắc chắn . Không biết suy đoán có đúng không mong được tận mục sở thị
 

Tùy Phong Khởi Vũ

Học sinh gương mẫu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
8 Tháng năm 2017
1,000
2,492
349
27
À, bạn đang nói đến giao thoa à. Mình tưởng truyền sóng thông thường.

Giao thoa thì cho dù hai nguồn có cùng pha ban đầu thì pha của 1 điểm bất kì phải phụ thuộc vào khoảng cách d1 + d2 chứ nhỉ?

Không biết phép thử của bạn như thế nào để có được kết luận trên?
 
  • Like
Reactions: KHANHHOA1808

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
bạn viết phương trình điểm đó với 2 nguồn, xong thì tổng hợp lại
 

PKA2M

Học sinh
Thành viên
9 Tháng tám 2017
93
123
31
24
TP Hồ Chí Minh
Đầu tiên mình xin cảm ơn bạn , tuy nhiên mình nghĩ là khi giao thoa thì pha ban đầu của chất điểm không chỉ bị ảnh hưởng bởi 1 nguồn nên khẳng định trên chưa chắc chắn . Không biết suy đoán có đúng không mong được tận mục sở thị
"Tận mục sở thị" Nghe giống bác như người Hoa thế nhỉ?

Mình sẽ chứng minh cho bác..sáng mai có hàng
 
  • Like
Reactions: KHANHHOA1808

ae cuu am chan kinh

Học sinh mới
Thành viên
16 Tháng tám 2017
13
6
6
24
Hà Nội
Mình xin phép được có một số nhận định thế này, giả sử ta có bài toán tìm số điểm giao động cực đại và cùng pha vs nguồn trên đường thẳng nối 2 nguồn.Khi đó ta thấy nếu S1S2 là nguyên lần bước sóng thì nhận định trên sẽ đúng.Cái mình mong muốn là mở rộng nhận định trên vì mình đã tính toán và nhận thấy nó cũng đúng với trường hợp lệch pha ngẫu nhiên.
 

PKA2M

Học sinh
Thành viên
9 Tháng tám 2017
93
123
31
24
TP Hồ Chí Minh
Mình xin phép được có một số nhận định thế này, giả sử ta có bài toán tìm số điểm giao động cực đại và cùng pha vs nguồn trên đường thẳng nối 2 nguồn.Khi đó ta thấy nếu S1S2 là nguyên lần bước sóng thì nhận định trên sẽ đúng.Cái mình mong muốn là mở rộng nhận định trên vì mình đã tính toán và nhận thấy nó cũng đúng với trường hợp lệch pha ngẫu nhiên.
Rút laị, bạn muốn chứng minh lệch pha ngẫu nhiên ?
Và muốn chứng minh điểm M nằm trên đường nối 2 nguồn hay là điểm M nằm bất kỳ đâu?
 
  • Like
Reactions: KHANHHOA1808

ae cuu am chan kinh

Học sinh mới
Thành viên
16 Tháng tám 2017
13
6
6
24
Hà Nội
Mặt khác nếu 2 nguồn cùng pha mà S1S2 không bằng nguyên lần bước sóng sẽ không có cực đại cùng pha ( cái này thì phù hợp với lí thuyết rồi). Nên mình cho rằng khoảng cách d1+d2 có liên quan đến vấn đề ta đang thảo luận.Mà mình người Việt Nam mê game kiếm hiệp. Tuy nhiên không thích cách cư sử của mấy bạn Hoa cho lắm.
 
  • Like
Reactions: PKA2M

PKA2M

Học sinh
Thành viên
9 Tháng tám 2017
93
123
31
24
TP Hồ Chí Minh
Mặt khác nếu 2 nguồn cùng pha mà S1S2 không bằng nguyên lần bước sóng sẽ không có cực đại cùng pha ( cái này thì phù hợp với lí thuyết rồi). Nên mình cho rằng khoảng cách d1+d2 có liên quan đến vấn đề ta đang thảo luận.Mà mình người Việt Nam mê game kiếm hiệp. Tuy nhiên không thích cách cư sử của mấy bạn Hoa cho lắm.
Bạn ơi, bạn rút lại yêu cầu của bạn là gì dc ko? sao nó loạn lên cả vậy..ko hiểu bạn cần gì luôn
 

ae cuu am chan kinh

Học sinh mới
Thành viên
16 Tháng tám 2017
13
6
6
24
Hà Nội
Hihi xin lỗi nói khó hiểu quá . Mình mong bạn chứng minh " trên đoạn nối 2 nguồn nếu tồn tại điểm cực đại cùng pha thì khoảng cách từ nó đến nguồn đang xét là nguyên lần bước sóng và từ nguồn xét đến điểm ngược pha là (2n+1)/2".
 

PKA2M

Học sinh
Thành viên
9 Tháng tám 2017
93
123
31
24
TP Hồ Chí Minh
Hihi xin lỗi nói khó hiểu quá . Mình mong bạn chứng minh " trên đoạn nối 2 nguồn nếu tồn tại điểm cực đại cùng pha thì khoảng cách từ nó đến nguồn đang xét là nguyên lần bước sóng và từ nguồn xét đến điểm ngược pha là (2n+1)/2".
Tham khảo........................................
 

Attachments

  • q.jpg
    q.jpg
    365.8 KB · Đọc: 88
  • Like
Reactions: KHANHHOA1808

ae cuu am chan kinh

Học sinh mới
Thành viên
16 Tháng tám 2017
13
6
6
24
Hà Nội
Cảm ơn tất cả các bạn. Mình xin phép được tổng hợp lại đôi chút để tiện cho các bạn khác theo dõi dễ dàng.
Đầu tiên, Theo PKA2M xét 2 nguồn S1 , S2 cùng pha S1S2 thoả mãn các điều kiện để có cực đại cùng pha ( bằng nguyên lần bước sóng ) thì khoảng cách từ nguồn đến điểm M cực đại cùng pha là 2n lần bước sóng và cực đại ngược pha là (2n+1) lần bước sóng . Chú ý n không ám chỉ vân cực đại hay là hình tập hợp các điểm cùng pha , ngược pha ( hình elip ).
Thứ hai tương tự cách của PKA2M ta có thể chứng minh cho trường hợp tổng quát lệch pha ngẫu nhiên. Mặt khác các bạn thấy rằng khi đó độ lệch pha bị triệt tiêu và chỉ còn lại ẩn là hệ số bước sóng, đến đây các bạn hiểu rằng trong các trường hợp khác nhau điều kiện sẽ khác nhau nên tuỳ vào bài tập mà bạn lập.
Tóm lại, bạn sẽ tìm được khoảng cách từ nguồn muốn xét đến 1 điểm thoả mãn theo bước sóng bằng cách cộng d1-d2 vs d1+d2 ,
(mình không tìm được cái kí hiệu lamda nên không thể trình bày trên công thức,các bạn thông cảm và tự chứng minh trường hợp tổng quát nhé)
 
  • Like
Reactions: PKA2M

ae cuu am chan kinh

Học sinh mới
Thành viên
16 Tháng tám 2017
13
6
6
24
Hà Nội
Hệ quả là với bài toán tìm số điểm cực đại cực tiểu , cùng pha hoặc ngược pha ta sẽ tận dụng trung điểm S1S2 để giải nhanh ( cái này mình thấy nhiều kênh cũng viết cụ thể rồi nên là các bạn tìm đọc nhé , mình chỉ ghi để bạn nào chưa biết thì tìm hiểu thôi )
 
Top Bottom